[Người Nuôi Tôm] – Năm 2021 mở ra một loạt sự lựa chọn mới về việc sử dụng protein đơn bào trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Protein đơn bào vẫn còn là một nguyên liệu mới chưa được biết đến và phần lớn chỉ đang được thử nghiệm dùng để thay thế nguyên liệu protein động vật trong thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên năm 2021 nó đã bắt đầu được đưa vào sử dụng và mở ra nhiều lựa chọn mới.

Protein đơn bào – Ảnh minh họa: ST
Khoảng đầu tháng 4/2021, trong một cuộc hội thảo do F3 The Future of Fish Feed tổ chức, Sáu nhà sản xuất protein đơn bào hàng đầu thế giới đã trình bày các kế hoạch tương lai của họ trước 20.000 người nghe. Larry Feinberg, Giám đốc điều hành của công ty Công nghệ sinh học KnipBio có trụ sở tại Boston đã nói với thính giả rằng, một trong những thách thức trong công nghệ sản xuất protein đơn bào là mỗi loại sản phẩm có thể sản xuất từ các vi sinh vật khác nhau, kéo theo đó các sản phẩm tạo ra tiếp theo cũng có thể sẽ có nhiều khác biệt. Nhưng đối với nuôi trồng thủy sản, đó cũng có thể là một thế mạnh, bởi nó cung cấp các giải pháp thích hợp cho vô số loài thủy sản nuôi.
Feinberg cho biết: “Chúng ta có đến vài trăm loài thủy sản đang nuôi, rất đa dạng so với các loài gia súc khác, vì vậy cần tận dụng cơ hội một cách nhanh chóng, năng động và mạnh mẽ mà công nghệ sinh học mang lại.”
David Tze, Giám đốc điều hành của NovoNutrients có trụ sở đặt tại California chia sẻ: “Từ lâu chúng tôi đã nghĩ tới việc sử dụng protein đơn bào trong nuôi trồng thủy sản là cách phù hợp nhất, vì nuôi trồng thủy sản đem lại tỉ suất lợi nhuận cao, cần nhiều protein thay thế và có quy mô thị trường rộng lớn, bền vững”. Tze cho biết, NovoNutrients đã nhận được sự chấp thuận theo quy định tại Nhật Bản về việc sử dụng protein đơn bào (sử dụng CO2 làm chất nền cho vi sinh vật phát triển) làm thức ăn cho tất cả các động vật. Tze chia sẻ thêm, NovoNutrients đã đặt mục tiêu mở rộng quy mô nhanh chóng từ một dự án thử nghiệm tại Nhật Bản, dự kiến sẽ bắt đầu trong năm nay và tiến đến sản xuất toàn cầu vào năm 2025.
Theo Giám đốc phát triển kinh doanh Paul de Pauw, Unibio’s Uniprotien sẽ được sản xuất trong nhà máy 6.000 tấn đang được xây dựng ở St.Petersburg, Nga, cũng có nguồn gốc từ khí gas. Công ty tập trung vào khí Metan đóng vai trò làm nguyên liệu đầu vào chính để sản xuất loại protein này. Mặc dù Feinberg đã chào mời tiềm năng của việc tạo ra các protein đơn bào công nghệ sinh học để phù hợp với nhu cầu khẩu phần cụ thể, nhưng De Pauw cho biết protein có nguồn gốc từ Metan sẽ không phải là thực phẩm biến đổi gen và đã được chứng nhận hữu cơ.
Uniprotein đã cho thấy sự hứa hẹn 1 nguồn protein cho cá hồi, cá vược, cá rô phi cũng như cho lợn. Pauw cho biết rằng, điều này cung cấp các lựa chọn cho lĩnh vực hữu cơ đang phát triển và chúng tôi dự định sẽ chiếm vị trí chính trong nguồn cung ứng phân khúc đó.
Calysta đã cho vận hành một nhà máy thử nghiệm ở Anh, cũng có 1 cơ sở sản xuất 20.000 tấn đang được xây dựng tại Trung Quốc để sản xuất sinh khối đơn bào có nguồn gốc từ Metan. Allan LeBlance, Phó Chủ tịch của Ngành nuôi trồng thủy sản Calysta cho biết, công ty đã cho xuất bản 1 bài báo vào cuối năm ngoái trình bày chi tiết 1 thử nghiệm protein trên loài cá Hamachi (Nhật Bản), ông cũng cho thấy kết quả tốt với mức đưa vào từ 17 tới 20%.
LeBlanc chia sẻ: “Đối với chúng tôi đó là một điều thật thú vị, bởi vì có thể xem loại protein này như một loài cá và một ứng dụng mà thực sự nó có thể thay thế cho Protein biển”. Đồng thời ông cũng giải thích thêm rằng, trong các thử nghiệm trước đây, loài cá Hamaci này đã từ chối ăn các thức ăn chứa các loại thực phẩm thay thế, đặc biệt là thay thế bột cá bằng các nguồn thực vật.
Những công ty khác đã chuyển sang tự trồng rau để sản xuất protein đơn bào, bao gồm The Scoular Co., dự định tung ra sản phẩm cô đặc protein lúa mạch mới vào mùa hè này với việc xây nhà máy sản xuất tại Jerome, Idaho, theo Mike Cici, nhà nghiên cứu thị trường toàn cầu cho The Scoular Co.
Công ty Green Plains có trụ sở tại Omaha, đã mua lại Fluid Quip Technologies vào tháng Giêng, đã ra mắt sản phẩm protein thực vật lên men trên thị trường, đó là một loại protein lên men từ ngô được thiết kế như một sản phẩm đồng sản xuất ethanol. Peter Williams, chuyên gia dinh dưỡng cao cấp của Green Plains cho biết, sản phẩm này có khả năng tiêu hóa vượt trội so với các sản phẩm phụ ethanol hiện tại và công ty hy vọng sẽ tăng hàm lượng protein của sản phẩm lên trên 60% bằng cách tinh chế hỗn hợp men của nó. Ông cũng cho biết thêm rằng, công ty cũng có kế hoạch mở rộng sản xuất từ công suất 500.000 tấn lên 1 triệu tấn vào cuối năm 2023.
Mark Rottman, Giám đốc điều hành của iCell Sustainable Nutrition, công ty sản xuất protein đơn bào sử dụng thực phẩm chế biến trong công nghiệp thực phẩm cho biết công ty cũng có “kế hoạch mở rộng tích cực” trong các hoạt động, với kế hoạch mở ba đến bốn nhà máy mới ở Bắc Mỹ và Châu Âu trong 3 năm tới.
Sewon Protam là sản phẩm cung cấp đạm đơn bào cao cấp có nguồn gốc từ xác nấm men. Sản phẩm chủ yếu là các tế bào nấm men thu được qua quá trình lên men để sản xuất L – Lysine, được tách lọc sau đó sấy khô lại. Thành phần chính là đạm (CP) cao: 65% min, với hàm lượng đạm tiêu hóa (DP): 85%, có chứa đầy đủ các acid amin thiết yếu và peptide cho vật nuôi. Đặc biệt là trong Sewon Protam có hàm lượng acid amin cao như L- Lysine (8.5%), Glutamic acid (9.18%) và Threonine (2.6%),…
Sản phẩm Sewon Protam
Với xu hướng thay thế các nguồn nguyên liệu đạm có nguồn gốc từ bột cá, bột huyết, bột thịt xương,… trong các khẩu phần thức ăn chăn nuôi thú y và thủy sản, Sewon Protam được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiến bởi công ty DAESANG Co., Ltd. (Hàn Quốc) và được phân phối tại Việt Nam bởi Công ty Cổ phần Vietko Bio.
Nguyễn Quý Thịnh (Vietko Bio.com)
Theo Feedstrategy.com
Mọi thông tin về sản phẩm, quý khách xin liên lạc:
Công ty Cổ phần Vietko Bio
Địa chỉ: Số 11 Nguyễn Đăng, Khu 2, P. Suối Hoa, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh
Số điện thoại: 0222 652 0246
Email: info@vietkobio.com
Website: www.vietkobio.com
- Công ty Cổ phần Vietko Bio li>
- nguyên liệu thay thế li>
- protein đơn bào li>
- Sewon Protam li>
- Vietko Bio li> ul>
- Chú trọng yếu tố môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Ngành hàng tôm trước thách thức mới
- Ngành tôm Bangladesh sụt giảm vì suy thoái kinh tế toàn cầu
- Cập nhật giá tôm ngày 3-2-2023
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Phấn đấu sản lượng tôm hùm thương phẩm đạt 2.100 tấn
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ môi trường trong nuôi tôm công nghiệp
- Sóc Trăng chuẩn bị tốt nhất cho vụ tôm nước lợ năm 2023
Tin mới nhất
CN,05/02/2023
- Chú trọng yếu tố môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Ngành hàng tôm trước thách thức mới
- Ngành tôm Bangladesh sụt giảm vì suy thoái kinh tế toàn cầu
- Cập nhật giá tôm ngày 3-2-2023
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Phấn đấu sản lượng tôm hùm thương phẩm đạt 2.100 tấn
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ môi trường trong nuôi tôm công nghiệp
- Sóc Trăng chuẩn bị tốt nhất cho vụ tôm nước lợ năm 2023
- Chú trọng yếu tố môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- Ngành hàng tôm trước thách thức mới
- Ngành tôm Bangladesh sụt giảm vì suy thoái kinh tế toàn cầu
- Cập nhật giá tôm ngày 3-2-2023
- Phấn đấu sản lượng tôm hùm thương phẩm đạt 2.100 tấn
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ môi trường trong nuôi tôm công nghiệp
- Sóc Trăng chuẩn bị tốt nhất cho vụ tôm nước lợ năm 2023
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Cập nhật giá tôm thẻ ngày 31-1-2023
- Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản
- Cà Mau: Tập trung mũi nhọn cho xuất khẩu tôm
- Sống khỏe nhờ nuôi tôm – cua kết hợp
- Hậu Giang: Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy thức ăn thủy sản công suất 126.000 tấn/năm
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng
- Bảo vệ gan tụy: Bí quyết của sự thành công