Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Người nuôi tôm luôn trong trạng thái lo lắng bởi tình hình thời tiết diễn biến thất thường: Khi thì mùa nắng kéo dài, khi thì có những cơn mưa trái mùa. Điều này vô tình trở thành điều kiện cho các loại dịch bệnh ở tôm ngày càng gia tăng và chuyển biến phức tạp.

 

Trăn trở còn bỏ ngỏ của người nuôi tôm

Hiện tại, người nuôi tôm luôn mong muốn tăng năng suất cho từng vụ nuôi, đạt được nhiều vụ tôm thắng lợi nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế. Song, họ vẫn luôn canh cánh nỗi lo rất mực “cấp thiết”: Thời tiết diễn biến phức tạp, môi trường nước nhiều vi khuẩn sau vụ nuôi do phương pháp xử lý nước thải không đúng dẫn đến tình hình dịch bệnh ở tôm lan rộng.

Theo ghi nhận, người nuôi tôm hiện phải đương đầu trước nhiều chủng bệnh như: bệnh hoại tử gan – tụy cấp (AHPND), hội chứng chết sớm trên tôm (EMS), bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) để bảo vệ tôm. Điều này khiến chi phí sản xuất của các hộ nuôi, bao gồm phí vệ sinh ao, phòng chữa bệnh, tái canh tác nếu tôm nhiễm bệnh nặng…gần như bị “dội” lên một cách chóng mặt.

Người nuôi tôm đang phải đối mặt với nỗi lo muôn thuở: Dịch bệnh ở tôm

 

Anh Tấn Lộc, chủ một hộ nuôi tôm tại Cà Mau cho biết: “Năm vừa qua, tôi đã phải đối mặt với việc tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng. Dù vậy, tôm bị bệnh thường bỏ ăn nên thuốc chỉ có tác dụng với tôm khỏe và tôm vừa chớm bệnh”. Anh đồng thời cũng bày tỏ sự trăn trở trong việc tìm ra giải pháp để tôm có thể được trang bị hàng rào bảo vệ ngay từ những giai đoạn đầu. “Tôi và các chủ hộ nuôi khác đều nhất trí rằng, nếu tôm có đề kháng tốt ngay từ đầu sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh hơn. Vì phòng bệnh hơn chữa bệnh mà”, anh nói thêm.

Cũng như anh Lộc, hàng nghìn hộ nuôi trên cả nước đều mong mỏi có một nguồn dinh dưỡng thủy sản để giảm thiểu nỗi lo “mất trắng” vụ mùa, tăng cường đề kháng cho tôm. Với họ, một vụ tôm thành công cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ có thêm động lực để “vững tay chèo”, mang lại nhiều thắng lợi mới cho bản thân và cả thị trường thủy sản Việt Nam.

 

Grobest ra mắt sản phẩm mới – giải pháp giúp hình thành hàng rào bảo vệ hàng ngày dành cho tôm

Với tư cách là chuyên gia dinh dưỡng thủy sản hàng đầu, tiên phong nghiên cứu và sản xuất các dòng thức ăn chức năng hỗ trợ phòng trị bệnh cho tôm, Grobest đã và đang nỗ lực đề xuất các chiến lược giúp người nuôi chủ động phòng trị bệnh ngay từ đầu vụ nuôi và có thể kéo dài suốt vụ. Một trong những sản phẩm mang tính chiến lược đó là GROSHIELD – Thức ăn chức năng hàng ngày dành cho tôm.

GROSHIELD – Sản phẩm kết hợp giữa nguồn dinh dưỡng thủy sản hàng ngày và dinh dưỡng chức năng

 

Xuất phát từ tình yêu dành cho con tôm, cũng như sự thấu hiểu với những thách thức mà người nuôi gặp phải, GROSHIELD chính là sản phẩm được đích thân ông Ko Chi-Kang, Chủ tịch Tập đoàn Grobest toàn cầu cùng đội ngũ Grobest nghiên cứu. Trải qua các giai đoạn thử nghiệm nghiêm ngặt, GROSHIELD là một “hậu duệ” đầy hứa hẹn khi hội tụ trọn vẹn những ưu điểm của sản phẩm thức năng chức năng tiền thân: Super Shield.

Với nguồn chất phụ gia độc quyền đến từ Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Đài Loan như XtraGro™, NutriRx™, NutriHepto+™, tôm sẽ được bổ sung lượng chất dinh dưỡng thiết yếu để hình thành hàng rào bảo vệ vững vàng. Ngoài ra, thông qua công thức chuyên biệt được kiểm chứng và tinh chỉnh từ đội ngũ chuyên gia Grobest, lượng đạm trong tôm sẽ luôn được duy trì vừa đủ để tôm có đề kháng một cách tự nhiên nhất. Đây là lựa chọn tiềm năng cho các hộ nuôi tôm, đặc biệt là những người nuôi quan tâm đến việc trang bị đề kháng hàng ngày cho tôm. Sản phẩm được các chuyên gia đầu ngành kỳ vọng là một bước chuyển mình đột phá cho dòng thức ăn chức năng hàng ngày.

Sản phẩm được ra mắt vào đầu năm mới như một lời chúc từ Grobest đến khách hàng cho một năm Quý Mão cùng những thành công mới: Thắng “đậm” hơn! Bền vững hơn!

Grobest Việt Nam

 

Xem thêm thông tin và liên hệ đội ngũ Grobest để được tư vấn mua sản phẩm GROSHIELD tại: https://www.grobest.com/vn

Tin mới nhất

T7,27/04/2024