Trong bối cảnh dịch bệnh trên các ao nuôi tôm thường bùng phát và lây lan qua đường nước thì cách nào để kiểm soát được tình trạng này? Nhóm nghiên cứu Việt Nam và Nhật Bản đã phân tích mạng lưới xã hội để tìm câu trả lời.
ĐBSCL là vùng nuôi tôm lớn nhất của Việt Nam. Ảnh: Thu Quỳnh
Trong hai thập kỷ qua, lĩnh vực nuôi tôm của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thế giới. Ngành tôm đóng góp 4,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2018, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngành. Tuy nhiên, một trong những thách thức tồn tại dai dẳng trong nuôi tôm là tần suất xuất hiện của các đợt bùng phát bệnh tật, bởi “lịch sử của nuôi trồng thủy sản là một chuỗi những chiến thắng bệnh dịch luôn tiếp nối bằng các thách thức mới”. Nguyên nhân dẫn đến bệnh thường khó duy dấu do kiểm soát nước kém, mật độ nuôi cao, độc canh.
Thông thường, sự rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm thường do hiệu ứng tràn thông qua các kênh dẫn nước, đầu tiên là tràn nước ô nhiễm chứa mầm bệnh và chất thải nuôi tôm, sau là tràn của các thực hành nuôi trồng tương tự nhau (hiệu ứng ngang hàng). Hiểu được sự hiện diện và cơ chế của hiệu ứng tràn sẽ giúp xác định được cách giảm thiểu sự bùng phát dịch bệnh ở hộ nuôi tôm nhỏ.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra xem liệu hiệu ứng tràn giữa các hộ có phải là yếu tố quan trọng dẫn đến sự xuất hiện của dịch bệnh hay không thông qua ba vấn đề mấu chốt: 1) định lượng sự tồn tại của hiệu ứng tràn theo không gian giữa các hộ nuôi tôm; 2) xác nhận hiệu ứng thuần túy của hiệu ứng tràn nước ô nhiễm lên các cơn bùng phát bệnh dịch và hiệu ứng tràn ngang hàng do áp dụng một số phương pháp thực hành nuôi trồng; 3) các thực hành nuôi và kiến thức đóng vai trò quan trọng trong giảm thiểu nguy cơ bùng phát bệnh tật.
Họ đã thực địa ở Cà Mau, một tỉnh nuôi tôm lớn nhất Việt Nam. Qua khảo sát, họ nhận thấy, một số đặc điểm đáng chú ý của những hộ không có bùng phát dịch bệnh là thường có trình độ hiểu biết cao hơn; các thực hành ghi chép, theo dõi có hệ thống các khía cạnh khác nhau của quá trình nuôi, chẳng hạn như các thông số về chất lượng nước, sử dụng giống và nguyên liệu đầu vào, lịch trình cho ăn, giá bán và khối lượng bán; áp dụng thiết bị bao gồm việc sử dụng, bảo trì và quản lý cơ sở hạ tầng như máy sục khí, máy bơm, khay cho ăn và hệ thống tuần hoàn nước.
Với việc phân tích dữ liệu và sử dụng các mô hình tính toán, các nhà nghiên cứu phát hiện ra, nếu kích thước của ao có liên quan đến khả năng bùng phát dịch bệnh thì kiến thức nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh. Các ao lớn hơn có thể gặp nhiều đợt bùng phát dịch bệnh hơn, trong khi các ao nhỏ hơn được chăm sóc nhiều hơn. Mỗi hộ cứ tăng diện tích ao thêm 1 ha sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh lên 22%, trong khi nếu ao của một hộ và ao láng giềng cùng tăng sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh lên 28–36%. Hơn nữa, việc tăng kiến thức nuôi tôm của mỗi hộ sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh xuống 2,1–2,6%, trong khi các ao lân cận cũng tăng kiến thức sẽ làm giảm bệnh xuống 0,7–1,2%. Có điểm đáng chú ý khác là việc áp dụng ghi chép của mỗi hộ làm giảm khả năng bùng phát dịch bệnh 16–18%, và hiệu ứng tương tự từ những người hàng xóm làm giảm khả năng mắc bệnh 5–9%, tổng cộng giảm 23–26% nếu tất cả các hộ đều ghi chép. Trong khi đó, nếu một hộ có đầy đủ thiết bị sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh xuống từ 28–33%, và hiệu ứng gián tiếp từ các ao lân cận làm giảm bệnh 9–16%.
Qua đây có thể thấy, thực hành nuôi trồng của các hộ hàng xóm có ý nghĩa đáng kể, cho thấy hiệu ứng ngang hàng mạnh trong việc định hình các hoạt động nuôi. Ngoài hiệu ứng ngang hàng, trình độ học vấn, kiến thức về tôm, tham gia hợp tác xã nuôi tôm dẫn đến việc nuôi tốt hơn. Tất cả cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát dịch bệnh ở các ao lân cận và nhu cầu phối hợp kiểm soát dịch bệnh giữa các hộ lân cận.
Anh Vũ
Nguồn: https://tiasang.com.vn/
Kết quả được nêu trong bài báo “Contaminated water spillovers or peer effects? Determinants of disease outbreaks in shrimp farming in Vietnam”, xuất bản trên Agricultural Economics, tạp chí của Hiệp hội Kinh tế nông nghiệp quốc tế (IAAE).
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 6/2025
- Hội thảo tham vấn giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm, cua tại ĐBSCL
- Tôm đầu vụ được giá, người nuôi phấn khởi thu hoạch
- Giải pháp tái cơ cấu nghề nuôi tôm ở Quảng Nam
- Tập đoàn Sapien Việt Nam: Hợp tác với Hàn Quốc nuôi tôm hùm xuất khẩu tại Phú Yên
- Bị áp thuế cao đột biến: Ngành tôm lập tức phản ứng
- Đông Minh: Phát triển kinh tế nuôi trồng thủy sản
- Độc đáo mô hình nuôi tôm tiết kiệm năng lượng
- Thay đổi cách tiếp thị để đẩy mạnh xuất khẩu tôm
- Doanh nghiệp tôm giống Bình Thuận trước thách thức di dời
Tin mới nhất
T6,13/06/2025
- Hội thảo tham vấn giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm, cua tại ĐBSCL
- Tôm đầu vụ được giá, người nuôi phấn khởi thu hoạch
- Giải pháp tái cơ cấu nghề nuôi tôm ở Quảng Nam
- Tập đoàn Sapien Việt Nam: Hợp tác với Hàn Quốc nuôi tôm hùm xuất khẩu tại Phú Yên
- Bị áp thuế cao đột biến: Ngành tôm lập tức phản ứng
- Đông Minh: Phát triển kinh tế nuôi trồng thủy sản
- Độc đáo mô hình nuôi tôm tiết kiệm năng lượng
- Noliflore Aqua – Giải pháp probiotic toàn diện cho nuôi trồng thủy sản
- Thay đổi cách tiếp thị để đẩy mạnh xuất khẩu tôm
- Doanh nghiệp tôm giống Bình Thuận trước thách thức di dời
- “Đôi bạn cùng tiến” có lợi cho nuôi tôm?
- Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Thủy sản Việt Nam tìm cách thoát ‘bẫy phụ thuộc’
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân