Cải thiện chất lượng nước trong nuôi tôm thâm canh công nghệ cao

Người nuôi tôm luôn tuân thủ với câu truyền miệng, nhắc nhở trong nghề: “Nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ kỹ”. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng, những vấn đề được nhắc nhở trên đều quan trọng như nhau, không theo thứ tự nhất nhì ba tư. Chính vì thế ngoài giống, mồi và kỹ thuật thì vấn đề chất lượng nước cũng luôn được người nuôi tôm quan tâm hàng đầu.

Người nuôi tôm luôn tuân thủ với câu truyền miệng, nhắc nhở trong nghề: “Nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ kỹ”. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng, những vấn đề được nhắc nhở trên đều quan trọng như nhau, không theo thứ tự nhất nhì ba tư. Chình vì thế ngoài giống, mồi và kỹ thuật thì vấn đề chất lượng nước cũng luôn được người nuôi tôm quan tâm hàng đầu.

Trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung, nuôi tôm nói riêng, môi trường nước gắn liền quá trình sinh sống, mức độ phát triển, khả năng tồn tại của vật nuôi thuỷ sản. Chất lượng nước, bao gồm các yếu tố cấu thành nên môi trường nước nói chung.

Các yếu tố như nhiệt độ, oxy, độ mặn, khí độc, pH, độ cứng, độ kiềm, kim loại nặng…quyết định chất lượng nước nuôi thuỷ sản nói chung và nuôi tôm. Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, công nghệ cao, bà con thả nuôi mật độ dày, lượng thức ăn dư thừa sẽ xuất hiện nếu định lượng thức ăn không đúng.

Phân, vôi, hoá chất, lượng chất lơ lửng, phù sa…lắng đọng rất nhanh và nhiều. Xác tôm chết, vỏ tôm lột, phân tôm, tảo tàn…tất cả những chất kể trên lắng tụ xuống đáy ao nuôi, hình thành chất hữu cơ. Khi có ánh sáng, nhiệt độ, vi khuẩn và những chất xúc tác khác…chất hữu cơ phân huỷ, sinh ra nhiều khí độc như NH3, NO2, H2S.

Sự phát triển của tảo, tác động, làm pH biến động, kéo theo độ kiềm, oxy biến động, làm thay đổi chất lượng nước theo hướng vượt ngưỡng chịu đựng của tôm nuôi. Các yếu tố môi trường nêu trên, trực tiếp tác động đến sinh trưởng, phát triển tôm nuôi, quá trình lột xác, tăng trưởng ADG, thời gian nuôi, tỷ lệ sống, năng suất, sản lượng, FCR, giá trị hàng hoá tôm thương phẩm, hiệu quả kinh tế mô hình.

Khi các yếu tố môi trường nuôi tôm bất lợi, sức khoẻ tôm nuôi giảm sút, sức đề kháng của tôm với dịch bệnh kém, là thời điểm thuận lợi để dịch bệnh trong ao tấn công và gây hại cho tôm.

Tảo là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thay đổi của các chỉ số trong ao nuôi. Ảnh: thuysanvietduc.vn

Bên cạnh đó, việc xử lý nước không đúng kỹ thuật, một số bà con áp dụng quy trình xử lý nước nhanh, dẫn đến việc xử lý mầm bệnh như vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng…không triệt để. Nhiều vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, công nghệ cao lớn như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre…đang chật vật đối phó với bệnh EHP, phân trắng, đường ruột, gan tuỵ…gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, thất thu cho các hộ nuôi. Mặt khác, thói quen sử dụng hoá chất, thuốc kháng sinh, để xử lý môi trường, dễ dàng gây tồn dư, ô nhiễm nguồn nước ao nuôi.

Giảm thiểu tối đa lượng phù sa, chất lơ lửng vào ao nuôi bà con có thể dùng keo lắng tụ dạng PAC (Poly Aluminum Chloride) cũng là dạng muối nhôm. Diệt tảo độc trong ao, bà con có thể kết hợp hydrogen peroxide (H2O2) hay còn gọi là oxy già, vôi nóng (CaO), vôi canxi (CaCO3). Giúp cải thiện các yếu tố pH của nước tăng khi tảo trong ao hấp thu khí CO2 trong nước cho quá trình quang hợp, kiềm, khí độc, kim loại nặng.

Mức độ tăng pH của nước phụ thuộc vào “tính đệm” của nước, hay nói cách khác là phụ thuộc vào độ kiềm nếu độ kiềm càng cao thì sự thay đổi pH càng ít biến động. Để làm giảm pH, bà con có thể thay nước, sử dụng phèn nhôm đơn Al2(SO4)3.14H2O.

Hoặc có thể sử dụng Canxi Sulfate (CaSO4) hoặc Canxi Clorua (CaCl2) để hạn chế sự tăng pH đột ngột của nước. Khi bón CaSO4, làm tăng hàm lượng Ca, vì ao nuôi có độ cứng cao, nên pH sẽ tăng chậm khi quá trình quang hợp xảy ra mạnh.

Sự có mặt của Ca cũng làm giảm lượng photpho trong nước dẫn đến sự kiềm hãm tỏa phát triển, tức là kềm hãm pH của môi trường nước. Natri bicarbonat (NaHCO3) và vôi tôi Ca(OH)2 là những hóa chất được khuyến cáo để nâng cao độ kiềm trong ao khi độ kiềm thấp.

Việc giảm pH trong ao cũng đồng nghĩa giúp giảm kiềm, khi kiềm trong ao cao. Xử lý kim loại nặng, bà con có thể dùng EDTA (Ethylene Diamine Tetraacetic Acid), là một dạng acid hữu cơ. Tuy nhiên, bà con lưu ý khi sử dụng, EDTA sẽ tạo phức với kim loại có trong ao như Mg, Ca nếu pH trong ao cao (pH >8,5).

Do vậy, trong trường hợp pH nước cao, bà con xử dụng EDTA sẽ làm giảm độ cứng của nước ao. Mặt khác, trong phân tử EDTA có khoảng 10% là nitơ (N2), là chất kích thích tảo trong ao nuôi phát triển ngoài mong đợi.

Khi sử dụng EDTA sẽ tạo phức với Ca, Fe từ đó phóng thích PO43- vào trong nước ở dạng hòa tan, sự có mặt N2, PO43-sẽ kích thích tảo phát triển trong ao. Các khí độc như NH3, NO2, H2S hàm lượng độc tăng, gây nguy hiểm cho tôm khi pH trong ao tăng cao (pH >8,5).

Việc xử lý các khí độc trên, cần kết hợp nhiều giải pháp để đạt kết quả mong muốn. Các giải pháp bao gồm thay nước, giảm mật độ tảo, hạ thấp và ổn định pH (7,5 – 8,2), định lượng, điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày tránh dư thừa, sử dụng vi sinh EM và vi sinh có thành phần vi khuẩn Nitrobacteria, Nitrosomonas, Thiobacillus, T. thiooxidan, Rhodobacter sp, Rhodospirillum, Rhodopseudomonas viridis. Cùng các loại Enzyme, xúc tác quá trình phân hủy của các vi sinh vật như: Protease, Lypase, Amyllase, Chitinnase, phytase.

Hiện nay, bệnh EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đang gây hại rất nhiều ao nuôi tôm thẻ chân trắng khu vực ĐBSCL. Bệnh làm tôm chậm lớn, rớt đáy lai rai trong tháng nuôi đầu tiên. Bệnh EHP là cơ hội chuyển sang các bệnh khác như phân trắng, viêm nhiễm trùng đường ruột, gan tuỵ…

Người nuôi rất khó khăn khi quyết định giữ bầy tôm nuôi tiếp, xả bỏ, hay bán chấp nhận lỗ, vì tôm vẫn ăn, vẫn hoạt động, nhưng không tăng trưởng. Các hoá chất thông thường, xử lý nước theo quy trình sử dụng thuốc tím KMnO4, Chlorin Ca(ClO)2, không thể diệt bào tử EHP.

Các hoá chất như Benzalkonium Chloride (BKC), Iodine (I2), diệt EHP khi ao có tôm nhiễm cũng không cho tác dụng như mong muốn. Để xử lý EHP, giảm thiểu tối đa bệnh xâm nhập vào ao nuôi vụ mới, khi lấy nước vào ao chứa, bà con dùng vôi tôi Ca(OH)kết hợp với xút (NaOH) để nâng độ pH ≥10. Liều dùng 3 – 4 kg mỗi loại/1m3 nước, ngâm ao, rửa thiết bị, chạy si phon đáy để dung dịch trên ngấm sâu vào chi tiết bên trong thiết bị, giữ pH ≥ 10 khi chuyển nước từ ao chứa sang ao lắng.

Người nuôi tiến hành sốc ngược độ pH nước ao về ≤ 5 bằng cách dùng a-xit HCl kết hợp Chlorine. Liều dùng HCL 0,5 lít, nồng độ 32% kết hợp với 5kg Ca(ClO)2 cho 1m3 bà con đánh vào buổi chiều mát. Khi chuyển nước từ ao lắng sang ao sẵn sàng, bà con sử dụng Ca(ClO)2: 30ppm, KMnO4: 2 – 3 kg và H2O2: 3 – 4 lít cho 1.000m3 nước. Khi nước trong, bà con tiến hành bơm nước từ ao sẵn sàng vào ao nuôi.


HP có hình thức lây truyền theo chiều ngang qua các bào tử thải ra từ tôm nhiễm bệnh vào trong nước nuôi. Ảnh ptbmi

Người nuôi sử dụng lọc tuần hoàn để giữ, lọc lại phân tôm, giảm thiểu lượng phân tan trong nước, góp phần cải thiện chất lượng nước, tiết kiệm nước, giữ thông số môi trường luôn ổn định. Lọc tuần hoàn là hệ thống bể cặp sát ao nuôi, thường bể hình chữ nhật, mỗi hồ lọc được thiết kế dài: 4 – 5 m; ngang: 2 – 2,5m; cao 1,2 – 1,5 m.

Khung bằng sắt, xây gạch…lót bạt HDPE hoặc trát hồ dầu, thông thường dùng từ 3 – 4 hồ lọc liên hoàn. Trong hồ có các hệ thống các ống nối với hố si phon. Trong hồ đặt nhiều khung lưới (3 – 4 khung lưới) theo chiều ngang hồ, lưới cước sử dụng lại của ngư dân đi biển.

Nước từ hố si phon thay ra, sẽ dẫn vào hồ lọc tuần hoàn. Nước chảy theo chiều dọc hồ, đi qua các lớp lưới, phần phân được giữ lại. Tuần tự nước được dẫn từ hồ lọc đầu đến hồ lọc cuối, bằng hệ thống các ống tràn. Đến hồ cuối cùng, nước được dẫn lại vào nuôi, tái sử dụng.

Lý Vĩnh Phước

Tepbac.com

Tin mới nhất

CN,05/05/2024