Mặc dù đối mặt với rất nhiều thách thức từ vấn đề biến đổi khí hậu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường song sản lượng nuôi thủy sản của tỉnh Nam Định vẫn duy trì ổn định và tăng đều qua từng năm. Kết quả có được do các hộ nuôi thủy sản đã tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nhằm giảm thiểu tác động xấu tới môi trường, phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững và nâng cao giá trị sản phẩm.
Thời gian qua, các sở, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao nhận thức cho người dân hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch và đảm bảo an toàn môi trường. Trong đó, giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần thay đổi tập quán canh tác của người dân. Thay vì sử dụng kháng sinh, hóa chất để xử lý dịch bệnh thủy sản như trước đây, nhiều hộ nuôi đã sử dụng chế phẩm sinh học phối trộn vào thức ăn cho đối tượng nuôi nhằm tăng cường miễn dịch, sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, giúp vật nuôi hấp thu tốt thức ăn, làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (giảm hệ số thức ăn), thúc đẩy tăng trưởng.
Bên cạnh đó, các hộ cũng thường xuyên bổ sung chế phẩm trực tiếp vào môi trường nuôi để đưa những vi sinh vật có lợi nhằm phân hủy các chất hữu cơ trong nước, hấp thu xác tảo chết và làm giảm lớp bùn ở đáy ao; giảm các độc tố trong môi trường nước do các chất khí: NH3, H2S… phát sinh, giảm mùi hôi trong nước, giúp đối tượng nuôi phát triển tốt. Các vi khuẩn có lợi hoạt động mạnh ức chế, lấn át và kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, hạn chế mầm bệnh phát triển. Ngoài ra, chế phẩm sinh học còn có tác dụng ổn định độ pH, màu nước, hạn chế tảo phát triển, giảm chi phí xử lý nước trong quá trình nuôi, tăng oxy hòa tan trong nước giúp thủy sản khỏe mạnh và phát triển. Qua đó góp phần hạn chế việc sử dụng hóa chất bừa bãi gây tác động xấu đến môi trường sinh thái để từng bước xây dựng những mô hình nuôi thủy sản sạch, an toàn và bền vững.
Tại khu nuôi tập trung của HTX Nuôi trồng thủy sản Xuân Hòa, xã Xuân Hòa (Xuân Trường) diện tích 25ha với hơn 20 hộ nuôi các đối tượng nuôi chủ yếu là cá lăng, cá trắm đen, cá trắm cỏ, cá chép; tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP. Tất cả các hộ đều sử dụng quạt nước để tăng hàm lượng ô-xy và sử dụng chế phẩm sinh học định kỳ từ 2-3 lần/tháng để làm sạch môi trường nước và sử dụng men vi sinh trộn vào thức ăn. Nhờ đó, tốc độ sinh trưởng của cá nhanh hơn, cá ít bị bệnh giảm được hệ số sử dụng thức ăn trong quá trình nuôi. Mỗi năm, HTX cung ứng ra thị trường 500 tấn cá các loại và khoảng 8 tấn tôm thẻ chân trắng, tôm sú; tổng doanh thu đạt khoảng 25 tỷ đồng.
Nhằm khắc phục tác động của diễn biến thời tiết bất thường, một số hộ nuôi tôm tại các xã, thị trấn: Rạng Đông (Nghĩa Hưng); Hải Lý, Hải Chính (Hải Hậu); Giao Phong (Giao Thủy)… đã ứng dụng công nghệ Biofloc để nuôi tôm siêu thâm canh 2-3 giai đoạn cho hiệu quả gấp 2-3 lần so với phương pháp nuôi truyền thống. Công nghệ Biofloc là quá trình tự Nitrat hóa trong ao nuôi thủy sản không cần thay nước. Biofloc tập hợp một khối các chất hữu cơ lơ lửng trong nước như các loại tảo đơn bào, tảo đa bào, phân, thức ăn dư thừa, xác vi sinh vật, vi khuẩn và kể cả động vật không xương sống,… khối này có khả năng đồng hóa các loại chất thải hữu cơ chuyển thành sinh khối của vi khuẩn trong thời gian rất ngắn nhằm cải thiện môi trường nước mà không cần ánh sáng như các loại tảo. Đồng thời là thức ăn cho động vật thủy sản với hàm lượng chất dinh dưỡng cao.
Anh Trần Văn Thủy, ở xã Giao Phong có gần 3ha nuôi tôm thẻ chân trắng với 30 bể, ao xi măng lót bạt. Tất cả các bể được bố trí đường ống dẫn nước sạch vào và thải nước bẩn từ trong ra. Ngoài ra các bể được lắp hệ thống máy quạt nước, máy tạo oxy để nuôi tôm siêu thâm canh. Anh Thủy cho biết, ứng dụng công nghệ Biofloc giúp anh chia quá trình nuôi tôm thành 3 giai đoạn khác nhau theo tuổi tôm. Ở giai đoạn 1 là giai đoạn ương từ lúc thả đến 30 ngày tuổi, khi tôm đạt 500-700gram sẽ “san” sang bể khác nuôi tiếp giai đoạn 2 với mật độ giảm xuống. Khi tôm đạt kích thước 120-200 con/kg sẽ chuyển sang các ao lớn hơn để nuôi tôm thương phẩm đến khi đạt kích cỡ 30-40 con/kg thì xuất bán.
“Áp dụng cách này giúp tôi nuôi tôm với mật độ dày hơn nhưng vẫn dễ dàng kiểm soát dịch bệnh, nguồn thức ăn, môi trường nước. Ngoài ra, nuôi trong nhà kính giúp hạn chế chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm, đồng thời kiểm soát được sự dao động môi trường nước; giúp tôm sinh trưởng tốt, phát triển đồng đều cho trọng lượng lớn hơn và giảm tối đa rủi ro so với phương pháp nuôi tôm truyền thống” – anh Thủy cho biết thêm. Mỗi năm, gia đình anh Thủy cung ứng ra thị trường bình quân 150-250 tấn tôm thương phẩm.
Việc chuyển giao, ứng dụng công nghệ sinh học vào nuôi trồng thủy sản nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung tại tỉnh ta đã đem lại hiệu quả, góp phần hình thành những chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho giá trị cao, tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân tại các địa phương. Để tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản, tháng 3-2023, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án “Ứng dụng khoa học và công nghệ để phát triển công nghiệp công nghệ sinh học tại tỉnh Nam Định”. Qua thực hiện đề án để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật mới, từng bước hình thành và phát triển các doanh nghiệp công nghệ sinh học sản xuất sản phẩm thủy sản chủ lực sạch bệnh; sản xuất chế phẩm sinh học để xử lý môi trường và phục vụ bảo quản, chế biến các sản phẩm thủy sản chủ lực, giá trị cao đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu; sản xuất vắc-xin phòng bệnh cho vật nuôi thủy sản…
Công nghệ sinh học đang ngày càng cho thấy vai trò ứng dụng quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, sản xuất, đặc biệt là đối với kinh tế nông nghiệp nói chung, kinh tế thủy sản nói riêng, tạo những bước phát triển đột phá, mở ra triển vọng với các mô hình tăng trưởng mới. Đó là công nghệ phát triển trên nguyên lý thuận thiên, đảm bảo hài hòa với môi trường tự nhiên, đặc biệt trong bối cảnh yêu cầu cao về tăng trưởng bền vững như hiện nay. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là giải pháp hữu hiệu để phát huy thế mạnh tiềm năng của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế thủy sản theo hướng bền vững, đảm bảo sinh kế và nâng cao đời sống cho người nông dân, bảo vệ môi trường biển và nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Báo Nam Định
Nguồn: mard.gov.vn
- công nghệ sinh học li> ul>
- Hợp tác để phát triển bền vững vùng nuôi tôm công nghệ cao
- Thái Lan: Giá tôm đạt kỷ lục sau nhiều năm
- Ấn Độ: Sản lượng tôm ổn định dù diện tích nuôi thu hẹp
- Phương pháp sản xuất EM từ chế phẩm gốc
- Điện gió ảnh hưởng đến nguồn nước nuôi tôm ở Bạc Liêu
- Trà Vinh: Giá tôm thương phẩm tăng, người nuôi có lợi nhuận khá
- Thanh Hóa: Người nuôi tôm thiệt hại hơn 2 tỷ đồng do mưa lũ
- Bạc Liêu bất lợi gì khi xây dựng trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước?
- Ong: Nhân tố kháng khuẩn mới trong nuôi trồng thủy sản
- Tối đa hóa lợi nhuận với saponin trong thức ăn thủy sản
Tin mới nhất
T7,05/10/2024
- Hợp tác để phát triển bền vững vùng nuôi tôm công nghệ cao
- Thái Lan: Giá tôm đạt kỷ lục sau nhiều năm
- Ấn Độ: Sản lượng tôm ổn định dù diện tích nuôi thu hẹp
- Phương pháp sản xuất EM từ chế phẩm gốc
- Điện gió ảnh hưởng đến nguồn nước nuôi tôm ở Bạc Liêu
- Trà Vinh: Giá tôm thương phẩm tăng, người nuôi có lợi nhuận khá
- Thanh Hóa: Người nuôi tôm thiệt hại hơn 2 tỷ đồng do mưa lũ
- Bạc Liêu bất lợi gì khi xây dựng trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước?
- Ong: Nhân tố kháng khuẩn mới trong nuôi trồng thủy sản
- Tối đa hóa lợi nhuận với saponin trong thức ăn thủy sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt