[Người nuôi tôm] – Vừa qua, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Phó Thủ tướng Lê Thành Long và các bộ liên quan để góp ý về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP (Nghị định 15) được Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là một mô hình cải cách hiệu quả trong quản lý an toàn thực phẩm(ATTP), hội nhập theo nguyên tắc quản lý rủi ro mà các quốc gia tiên tiến trên thế giới đang áp dụng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng triệu ngày công và hàng ngàn tỷ đồng/năm. Trong quá trình triển khai, Nghị định 15 cũng mang đến sự trăng trưởng khả quan của ngành thực phẩm ngay cả trong đại dịch, đóng góp khoảng 15% vào GDP; 0.38 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP trong năm 2021; 1 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP năm 2022.
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP gây khó cho doanh nghiệp
Những bất cập mới, điểm nghẽn mới
Tuy nhiên, theo VASEP, trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (Dự thảo) của Bộ Y tế ban hành đang phát sinh thêm những yêu cầu và điểm nghẽn mới, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như làm tăng chi phí và thời gian thực hiện các thủ tục pháp lý. Cụ thể:
Bổ sung và phát sinh thêm nhiều yêu cầu và thủ tục hành chính không liên quan đến ATTP
Dự thảo đang bổ sung nhiều yêu cầu và nhiều quy định vào cả 03 nhóm thủ tục hành chính về tự công bố; đăng ký bản công bố; đăng ký lại bản công bố;trong đó có nhiều quy định bất hợp lý, không phù hợp với thông lệ quốc tế, nguy cơ tạo ra nhiều điểm nghẽn mới cho sản xuất – kinh doanh, khiến rất nhiều sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là hàng thủy sản, rất khó để đáp ứng hoặc không thể thực hiện được. Trong khi đó, nhiều yêu cầu bổ sung vào các thủ tục này của Dự thảo không liên quan gì đến ATTP. Điều này khiến các doanh nghiệp thủy sản rất quan ngại với việc bổ sung các yêu cầu và nội dung kể trên vào thủ tục/mẫu của thủ tục tự công bố kể trên, cũng hoàn toàn không rõ mục đích việc bổ sung những yêu cầu thông tin trên (một số không liên quan ATTP, giống như quản lý thuốc, dược phẩm) để giải quyết thực trạng phát sinh gây mất ATTP nào.
Theo ước tính, với thủ tục tự công bố, thành phần hồ sơ và thời gian tăng lên gây chậm trễ kinh doanh tới ít nhất 3 tháng và mức thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng/năm. Với thủ tục đăng ký bản công bố, thành phần hồ sơ tăng lên có thể gây tốn phí hàng trăm tỷ đồng/năm, số ngày công thực thi tăng thêm chưa thể xác định.
Đối tượng quản lý chưa phù hợp
Dự thảo đang chỉ tập trung vào quản lý về hành chính đối với thực phẩm chế biến bao gói sẵn, trong khi đó chưa đưa ra được các giải pháp phù hợp về chống ngộ độc thực phẩm liên quan đến thức ăn đường phố, thực phẩm tươi sống, bếp ăn tập thể…
Các giải pháp sửa đổi, bổ sung chưa phù hợp
Theo đó, một số biện pháp mà Dự thảo đưa ra không phù hợp với tiêu chuẩn quản lý ATTP của quốc tế, đặc biệt chưa phù hợp với Giải pháp xây dựng pháp luật về ATTP nêu tại Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Nghị định 15 só 1895/BC – BYT ngày 31/12/2024 Mục II Điểm 1 của Bộ Y Tế. Ví dụ, chưa đưa ra các quy định để hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATTP; các yêu cầu bổ sung chưa áp dụng triệt để nguyên tắc quản lý rủi ro và chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; chưa có giải pháp đánh giá nguy cơ theo chuỗi và chưa phân cấp, phân quyền triệt để; chưa quy định cụ thể việc áp dụng triệt để các thủ tục (đăng ký, công bố…) trên môi trường điện tử và xây dựng cơ sở dữ liệu trong công tác quản lý ATTP thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Chưa có biện pháp giải quyết một số vướng mắc còn tồn tại trong các quy địnhvề quản lý ATTP
Một số tồn tại và phát sinh trong các quy định về quản lý ATTP mà Nghị định 15 chưa đề cập tới vẫn chưa được đưa vào Dự thảo nàynhư: Chưa có quy định về ngưỡng MRPL (Giới hạn Hiệu năng Phân tích Tối thiểu), RPA (Ngưỡng Tham chiếu cho hoạt động) đối với các chất cấm, chất ngoài danh mục được phép sử dụng, dẫn đến việc một số sản phẩm không thể đưa được vào các kênh bán lẻ tại thị trường nội địa trong khi đủ điều kiện xuất khẩu ra các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ với lý do có sự hiện diện của dư lượng một số kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng mặc dù mức dư lượng của các hoạt chất này trong sản phẩm rất thấp đáp ứng thị trường EU; Chưa có quy định về giấy tờ thay thế giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh trong hồ sơ xin cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP đối với các đối tượng không có giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh do không phải là mô hình doanh nghiệp; Chưa có quy định chuyển mục đích sử dụng cho sản phẩm nhập khẩu để chế biến xuất khẩu, gia công xuất khẩu, sử dụng/sản xuất nội bộ nhưng dư thừa.
Đề xuất, kiến nghị
Trước thực trạng trên, Hiệp hội VASEP kiến Bộ Y tế và Ban soạn thảo nghiên cứu các góp ý, xóa bỏ các dự thảo quy định bất hợp lý, bổ sung các biện pháp quản lý phù hợp để đảm bảo xây dựng Nghị định theo đúng các chỉ đạo của Tổng Bí Thư và của Chính phủ, cũng như các Giải pháp trong Báo cáo số 1895/BC-BYT để không tạo ra điểm nghẽn cho sản xuất, kinh doanh và đảm bảo được ATTP cho nhân dân cũng như nâng cao hiệu quả quản lý. Bên cạnh đó,cần có quá trình xem xét bản dự thảo cuối cùng trước khi trình Chính phủ.
Để tránh chồng chéo giữa các văn bản pháp luật, đảm bảo hiệu quả trong công tác cải cách thể chế, đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi Luật ATTP trước, sau đó mới sửa đổi Nghị định hướng dẫn thi hành Luật. Ngoài ra, VASEP cũng kiến nghị giữ nguyên các yêu cầu về thủ tục tự công bố trong Nghị định 15 hiện hành, thay vì bổ sung các quy định có thể làm gia tăng chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp.
Phương Nhung
- Công văn 2610/TCMT-QLCT: áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải cho khu nuôi cá tra
- Văn bản hợp nhất Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư 11/2017/TT-BNNPTNT quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn.
- Một số điều ngư dân cần biết khi tham gia khai thác hải sản trên biển
- Thông báo số: 4476/TB-BNN-VP, ngày 12 tháng 6 năm 2018 Ý kiến kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị “Các giải pháp trọng tâm để phát triển ngành tôm bền vững”
- Bộ NN&PTNT bãi bỏ, thay thế 17 thủ tục hành chính
- Công văn số 84/2018/CV-VASEP: kiến nghị các giải pháp để phát triển bền vững SX-XK tôm Việt Nam
- Thông tư số 44/2018/TT-BTC: Quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y, thẩm định chất lượng, an toàn thực phẩm
- Báo cáo định kỳ số: 1942/BC-TTKN-TTV1 ngày 25 tháng 05 năm 2018 Kết quả quan trắc, giám sát môi trường vùng nuôi trồng thủy sản
- Công văn số: 1563/TCTS-NTTS ngày 08 tháng 05 năm 2018 V/v hướng dân, tăng cường quản lý nuôi tôm, ngao (nghêu)
- Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Tin mới nhất
T5,17/07/2025
- Quảng Ninh xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho toàn ngành nuôi tôm
- Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 8.965ha
- Nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản
- Thuỷ sản Nam Việt (ANV): Lãi nửa đầu năm tăng 18 lần, hướng đến mức lãi 1.000 tỷ đồng
- Sợ phải “chân lấm tay bùn” nên ít thí sinh chọn học ngành Nuôi trồng thủy sản
- Xuất khẩu tôm sang Mỹ đối mặt nhiều áp lực
- Đầu tư nhà lưới, người nuôi tôm Nghệ An thích ứng với thời tiết nắng nóng
- “Thủ phủ tôm” trước cơ hội lớn
- Xuất khẩu thủy sản thích ứng với biến động thuế quan
- Kiểm soát, giảm thiểu rác thải nhựa ngành thủy sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân