[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Shrimp Welfare Project là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào tháng 9 năm 2021 tại Vương quốc Anh, nhằm mục tiêu cải thiện an sinh cho tôm nuôi.
Đội ngũ Shrimp Welfare Project trong một chuyến thực địa tại trang trại nuôi tôm trong đợt khảo sát ban đầu tại Việt Nam tháng 7/2022.
Chúng tôi tin rằng an sinh cho tôm rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành tôm, một xã hội khỏe mạnh và môi trường bền vững. Đội ngũ của chúng tôi hiện đang triển khai các hoạt động chính: Kết nối với các bên liên quan trong trong chuỗi cung ứng để cải thiện các tiêu chuẩn về an sinh cho tôm; Hợp tác với người nuôi để đạt các tiêu chuẩn an sinh cao hơn cho tôm; Nâng cao nhận thức về an sinh cho tôm và hỗ trợ các nghiên cứu liên quan.
Hiện nay, chúng tôi đang triển khai các chương trình quốc gia tại Ấn Độ và Việt Nam. Tại Việt Nam, đối tác triển khai của chúng tôi là Công ty TNHH Shrimp Welfare Project Vietnam. Bắt đầu từ năm 2022, chương trình tại Việt Nam đang trong giai đoạn khảo sát ban đầu nhằm xác định hướng triển khai phù hợp với thực tế và nhu cầu của ngành tôm trong nước. Kết quả khảo sát này sẽ là cơ sở quan trọng cho các hoạt động hợp tác với doanh nghiệp trong ngành tôm trong năm 2023.
Vấn đề an sinh cho tôm bắt đầu nhận được sự quan tâm tại châu Âu, do tôm được cho rằng có khả năng có cảm giác. Vậy, khả năng có cảm giác là gì? Khả năng có cảm giác là khả năng trải qua cảm giác đau đớn, căng thẳng và khổ sở, cũng như sự hưng phấn và niềm vui. Đã có các bằng chứng rõ ràng về khả năng có cảm giác của tôm, ví dụ: tôm phản ứng đau thụ cảm khi gặp một động vật săn mồi hoặc khi trải qua căng thẳng thể lý – chúng giật đuôi và bơi gập người để thoát hiểm. Đã có tài liệu cho thấy khi bị cắt cuống mắt, tôm có hiện tượng tự dụi vào vùng vết thương và có các hành vi bất thường kéo dài. Ví dụ, tôm tránh trú ẩn và bơi đứt đoạn, không liên tục sau khi bị cắt cuống mắt trong ít nhất nửa giờ. Tất cả các bằng chứng này cho thấy rõ ràng tôm có khả năng cảm nhận đau đớn.
Người ta đã tìm thấy các trung tâm hạch não trước trong tôm thẻ chân trắng; vùng này có liên quan đến khả năng học và nhớ. Có luận điểm cho rằng đối với các loài sống trong không gian ba chiều như môi trường nước, tính phức tạp của các môi trường dạng này đòi hỏi có hệ thần kinh đặc biệt cho phép mức độ nhận biết cao để tìm đường trong không gian. Điều này cho thấy tôm có khả năng xử lý các thông tin phức tạp.
Tháng 11 năm 2021, Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (London School of Economics and Political Science) (Vương quốc Anh) đã xuất bản một báo cáo với tựa đề “Xem xét Bằng chứng về Khả năng Có cảm giác của Động vật Nhuyễn thể Chân đầu và Giáp xác Mười chân”. Báo cáo này được đặt hàng bởi Bộ Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề nông thôn (DEFRA) thuộc Chính phủ Vương quốc Anh. Khuyến nghị trọng tâm của báo cáo là tất cả các loài nhuyễn thể chân đầu và giáp xác mười chân cần được coi là có khả năng có cảm giác. Một số quốc gia như Áo, Thụy Sỹ, Na Uy và Vương quốc Anh đã đưa vấn đề an sinh của giáp xác mười chân vào luật, ví dụ yêu cầu các chỉ tiêu chất lượng nước cần được duy trì trong ngưỡng nhất định, hoặc các quy định về giết, vận chuyển và nuôi nhốt.
P.V
- An sinh cho tôm li>
- Phúc lợi động vật li>
- Shrimp Welfare Project li> ul>
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Giá tôm tăng trở lại
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
Tin mới nhất
T2,12/05/2025
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Giá tôm tăng trở lại
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân