Những năm gần đây, nghề nuôi tôm gặp nhiều rủi ro, do ô nhiễm môi trường và dịch bệnh phát sinh. Nguyên nhân là do việc cải tạo, quản lý ao nuôi chưa được tốt, ao sâu không phơi được đáy, dễ bị thẩm thấu từ các ao nuôi khác và từ hệ thống mương cấp, mương thoát. Mặt khác ao nuôi dễ bị ô nhiễm do chất thải từ trên bờ tràn xuống mỗi khi trời mưa làm giảm độ mặn, giảm pH đột ngột, gây sốc cho tôm.
Để khắc phục vấn đề này năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình đã triển khai mô hình ” Nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao bán nổi” tại hai điểm xã Đông Minh – Tiền Hải và Thái Thượng – Thái Thụy, quy mô 2.800m2. Ưu điểm của mô hình là hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ao nuôi, giảm chi phí về thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường cho ao nuôi; ao nuôi thiết kế bán nổi cung cấp lượng ô-xy cho tôm tốt hơn; chủ động cho chăm sóc, rút nước cải tạo cũng như thu hoạch tôm.
Ảnh minh họa: ST
Sau đây xin giới thiệu quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao bán nổi tại Thái Bình:
Thiết kế ao nuôi
Ao nuôi hình chữ nhật hoặc hình vuông, diện tích 1.400 m2, bờ ao xây cao 30 – 40 cm so với mặt bằng ao, đáy ao cao hơn so với ao khác 20- 30cm.
Ao được bê tông hóa hoặc lót bạt. Độ sâu nước ao nuôi từ 1,2 – 1,5m, có cống cấp thoát nước riêng biệt, có ao xử lý riêng, có hệ thống quạt nước, sục khí và xi phông đáy.
Cải tạo ao: Tháo cạn vệ sinh khử trùng xung quanh bờ và đáy ao, tu sửa bờ ao
Lấy nước xử lý và gây màu
Lấy nước vào ao chứa, chạy quạt 2-3 ngày, dùng Chlorine diệt khuẩn, sau đó chạy quạt 3-5 ngày để giải phóng Chlorine rồi cấp nước vào ao nuôi và gây màu.
Chọn và thả giống
Mua giống ở cơ sở có uy tín, cỡ P12. Tôm khỏe có đầy đủ phần phụ, kiểm tra bằng cách sốc formol và sốc độ mặn trong 30 phút.
Mật độ thả giống: 120 con/m2; thả vào sáng sớm, chiều tối; cân bằng nhiệt độ trước khi thả, thả đều các điểm trong ao là tốt nhất.
Chăm sóc và quản lý
Sử dụng thức ăn công nghiệp chuyên dùng cho nuôi tôm thẻ, hàm lượng đạm trên 30%, phối trộn bổ sung chế phẩm, men vi sinh, Vitamin C vào thức ăn.
Thường xuyên chạy quạt nước tạo ô xy cho tôm nuôi, tăng cường bổ sung sục khí vào những thời điểm thiếu oxy như đêm và sáng.
Cần vệ sinh và xi phông đáy thường xuyên.
Thu hoạch
Sau 3 tháng nuôi, các điểm tham gia mô hình tiến hành thu hoạch, kích cỡ thu 14-14,3 g/con, tỷ lệ sống 85-86%, sản lượng 4.093,7kg.
Nguyễn Hồng Minh
TT Khuyến nông Thái Bình
- ao bán nổi li>
- Thái Bình li> ul>
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Giá tôm tăng trở lại
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Nông dân Nghệ An nuôi tôm rải vụ, tối ưu hóa lợi nhuận
Tin mới nhất
T2,12/05/2025
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Giá tôm tăng trở lại
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Nông dân Nghệ An nuôi tôm rải vụ, tối ưu hóa lợi nhuận
- Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân