Không phải tất cả, nhưng AI (trí tuệ nhân tạo) đang giữ vai trò quan trọng ở nhiều khâu trong quy trình nuôi tôm, từ xử lý ao nuôi, giám sát môi trường nước đến tự động hóa thiết bị, góp phần nâng cao năng suất, giảm rủi ro cho người nuôi.
Thành viên nhóm nghiên cứu dự án Green AIoT kiểm tra thiết bị cảm biến đo nồng độ oxy trong ao nuôi tôm.
AI kiểm soát môi trường nước
Tại sự kiện do Sở Khoa học-Công nghệ tổ chức cuối tuần qua về ứng dụng AI trong sản xuất và đời sống, Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, BTEC FPT và Melbourne Polytechnic Việt Nam đã giới thiệu đến nông dân dự án Green AIoT-giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giám sát, tối ưu môi trường nước nuôi tôm.
Hệ thống Green AIoT vận hành thông qua mạng lưới cảm biến IoT, liên tục thu thập dữ liệu về pH, độ mặn, oxy hòa tan, nhiệt độ và độ kiềm. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý tôm, chu kỳ lột xác, khả năng trao đổi chất và nguy cơ dịch bệnh.
Theo ông Vũ Phan Minh Hải, đại diện dự án, điểm đáng chú ý là AI được tích hợp để xử lý dữ liệu theo thời gian thực, nhận diện sớm các biến động bất lợi. Khi phát hiện bất thường, hệ thống có thể tự động kích hoạt thiết bị như máy tạo oxy siêu mịn (UFB) để điều chỉnh môi trường, hỗ trợ tôm phát triển ổn định.
AI trong Green AIoT còn có khả năng dự báo, thông qua việc học lịch sử dữ liệu môi trường để chủ động đề xuất các biện pháp can thiệp sớm. Quá trình này được hỗ trợ của tàu tự hành (ASV), cho phép AI thu thập và phân tích dữ liệu tại nhiều điểm trong ao, từ đó đưa ra cái nhìn toàn diện, chính xác và linh hoạt cho nông dân.
“Green AIoT không chỉ là một hệ thống công nghệ, đó là hình ảnh rõ nét về tương lai nông nghiệp thông minh. AI sẽ quản lý và can thiệp, giúp nông dân nâng cao năng suất, giảm rủi ro và hướng ngành thủy sản đến sự bền vững trong kỷ nguyên số”, ông Hải nhận định.
Trang trại nuôi tôm của ông Phan Đức Đạt (xã Phước Hội, huyện Long Đất) đang áp dụng nhiều công nghệ quản lý môi trường nuôi tôm.
Áp dụng nhiều công nghệ nuôi hiện đại
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường, trên địa bàn tỉnh hiện có 527 cơ sở sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao. Các công nghệ áp dụng có nhà màng, nhà lưới, hệ thống cho ăn, điều tiết dinh dưỡng tự động; công nghệ theo dõi, điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ theo cảm biến; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, kiểm soát, ứng dụng vi sinh trong xử lý chất thải, môi trường nước…
Trong nuôi trồng thủy sản, có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải hiện đại. Nước được xử lý và tái sử dụng tuần hoàn khép kín không xả thải ra môi trường. Hình thức nuôi chủ yếu trong ao nổi, hồ tròn lót bạt có mái che với mật độ 250-500 con/m2, nuôi 3-4 vụ/năm, sản lượng đạt 30-50 tấn/ha/vụ.
Trang trại của ông Phan Đức Đạt tại xã Phước Hội, huyện Long Đất đang nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình CPF Combine trên tổng diện tích 21ha. Trong đó, 3ha dành cho 21 ao nuôi tôm; 18ha còn lại bố trí 20 ao lắng và ao xử lý nước, hình thành quy trình nuôi khép kín nhằm kiểm soát chặt môi trường, kịp thời phát hiện và xử lý khi tôm có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Ông Đạt còn đầu tư máy sục ôxy, quạt gió và thiết bị đo pH hiện đại nhằm bảo đảm chất lượng nước và vệ sinh ao nuôi. Nước trong ao được thay mỗi ngày sau khi xử lý qua ao lắng, giúp kích thích tôm lột xác, mau lớn và duy trì môi trường sống ổn định.
Thời tiết nắng gắt xen mưa bất chợt như những ngày gần đây dễ gây sốc nhiệt cho tôm nên ông Đạt phủ nhà màng cho toàn bộ hệ thống ao nuôi và nâng mực nước lên tối đa 1,5m để ổn định môi trường. Ông Đạt cũng áp dụng thêm công nghệ mới vi sinh Vibot, tạo một lớp “màng giả” màu nâu trên bề mặt nước, nhằm giảm thiểu nắng nóng, tia cực tím và mưa ảnh hưởng đến tôm.
Công nghệ Vibot sử dụng hai dòng vi sinh Bacillus subtilis và Bacillus lateosporus, giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh mờ đục trắng gan (TDP) trên tôm, đồng thời làm chậm quá trình phát triển và phân hủy của tảo.
Tôm ít dịch bệnh, môi trường nước ổn định giúp việc thay nước cho ao ít hơn, người nuôi tôm cũng giảm bớt các chi phí mua thuốc kháng sinh, vôi, vitamin tăng sức đề kháng cho tôm. Thêm vào đó, khi tôm khỏe mạnh, sức ăn tốt đã làm tăng năng suất hơn 20%.
“Tôi áp dụng thử nghiệm công nghệ vi sinh Vibot tạo màng giả này cho 7 ao nuôi trên diện tích 5.000m2, vừa thu hoạch được 27 tấn tôm loại 25 con/kg, tăng hơn 5 tấn so với trước”, ông Đạt cho biết.
Ngọc Minh
Nguồn: https://baobariavungtau.com.vn/
- Doanh nghiệp tôm giống Bình Thuận trước thách thức di dời
- Ngành thủy sản chủ động ứng phó, thích ứng linh hoạt với mưa lũ
- Người dân Hà Tĩnh chủ động phòng dịch bệnh cho tôm sau mưa lớn
- Tỷ phú Cà Mau, đây là cơ ngơi đáng tiền của một nông dân nuôi tôm, nuôi cua đặc sản kiểu mới lạ
- Thời tiết “đỏng đảnh” người nuôi tôm lo lắng dịch bệnh phát sinh
- Tôm Nhơn Trạch đắt hàng dịp lễ
- Trovan: Giải pháp quản lý đàn giống tối ưu
- 10 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2025
- Kiên Giang: Phát sinh 7 ổ dịch trên tôm nuôi ở huyện An Biên
- Nuôi tôm dễ dàng, thành công vững vàng cùng thức ăn đa tầng STP của Japfa Việt Nam
Tin mới nhất
T5,12/06/2025
- Tôm đầu vụ được giá, người nuôi phấn khởi thu hoạch
- Giải pháp tái cơ cấu nghề nuôi tôm ở Quảng Nam
- Tập đoàn Sapien Việt Nam: Hợp tác với Hàn Quốc nuôi tôm hùm xuất khẩu tại Phú Yên
- Bị áp thuế cao đột biến: Ngành tôm lập tức phản ứng
- Đông Minh: Phát triển kinh tế nuôi trồng thủy sản
- Độc đáo mô hình nuôi tôm tiết kiệm năng lượng
- Noliflore Aqua – Giải pháp probiotic toàn diện cho nuôi trồng thủy sản
- Thay đổi cách tiếp thị để đẩy mạnh xuất khẩu tôm
- Doanh nghiệp tôm giống Bình Thuận trước thách thức di dời
- Hoa Kỳ công bố kết quả sơ bộ về thuế chống bán phá giá với tôm Việt
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân