Đầu tư công nghệ nuôi hiện đại đã góp phần giúp người nuôi tôm Hà Tĩnh giảm thiểu rủi ro do thời tiết diễn biến thất thường khi bước vào vụ thu – đông.
Sau nhiều năm đầu tư nuôi tôm trong ao lót bạt, tôm thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ dễ bị nhiễm bệnh, chậm lớn nên đầu năm 2022, anh Nguyễn Văn Hòa (xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh) đã đầu tư san lấp lại mặt bằng, chuyển đổi từ hình thức nuôi ao sang nuôi 3 giai đoạn tuần hoàn ứng dụng công nghệ vi sinh ở vùng nuôi Vùng Ghè.
Nhận thấy mô hình này cho hiệu quả cao trong vụ xuân – hè, anh đã tiếp tục mạnh dạn thả nuôi đợt mới với 50 vạn con giống để khảo nghiệm hiệu quả, độ phát triển của tôm trong điều kiện thời tiết bất lợi của vụ thu – đông.
Anh Nguyễn Văn Hòa tiếp tục mạnh dạn thả nuôi đợt mới với 50 vạn con giống cho vụ thu – đông. Ảnh: baohatinh.vn
Anh Hòa cũng đang xây dựng hoàn chỉnh hệ thống với 1 ao dưỡng mật độ cao, 4 ao nuôi giai đoạn 2 trong bể tròn nổi có mái che, 2 ao nuôi giai đoạn 3 trong ao lót bạt ngoài tự nhiên để phát triển mô hình. Nhiều quy trình, công nghệ mới hạn chế được ảnh hưởng thời tiết ở Hà Tĩnh như: Quy trình nuôi nhiều giai đoạn, nuôi công nghệ tuần hoàn, nuôi trong nhà kín.
Anh Hòa chia sẻ: “Phương pháp nuôi này gồm có 1 giai đoạn ươm và 2 giai đoạn nuôi, hạn chế phụ thuộc vào thời tiết, môi trường bên ngoài xáo động nhiều vào mùa thu, mùa đông nên tỉ lệ sống có thể đạt trên 75%. Điều này cho phép nuôi nhiều vụ (3 – 4 vụ), thu hoạch tôm vào các thời điểm có giá bán cao so với chính vụ (vụ xuân hè từ tháng 3 – tháng 8), tránh cảnh “được mùa lại mất giá”.
Trước những thay đổi ngày càng khắc nghiệt của thời tiết, nguồn nước không đảm bảo chất lượng, tôm dễ bị bệnh gan tụy và đốm trắng, anh Phạm Văn Huy (xã Thạch Khê, Thạch Hà) đã mạnh dạn đầu tư nuôi tôm trong hệ thống ao nổi quây tròn bằng thép B40 rồi lót bạt, lắp đặt hệ thống ôxy, máy móc, thiết bị trên diện tích hơn 1ha.
Nguồn giống thả nuôi được nhập về từ các cơ sở sản xuất tôm giống uy tín trong và ngoài tỉnh. Ảnh: baohatinh.vn
Anh Huy thông tin: “Hình thức này cho phép nuôi với mật độ dày, có thể sử dụng vi sinh định kỳ trong suốt quá trình nuôi, kiểm soát tốt các yếu tố đầu vào (thời tiết, nhiệt độ, nguồn nước…), hạn chế ô nhiễm môi trường nên rất thích hợp để nuôi vụ thu – đông quy mô lớn, cho hiệu quả kinh tế cao.
Vì ít hộ trên địa bàn tỉnh bỏ vốn đầu tư thả nuôi, nguồn cung hạn chế nên so với nuôi chính vụ xuân – hè, giá bán thường cao hơn từ 30 – 40% nếu xuất ra thị trường vào trung tuần tháng 11 và có thể cao gấp 2 lần nếu bán vào tháng 2 – 3 năm sau. Tôi đang chuẩn bị xuống giống khoảng 40 vạn con và dự kiến có thể thu hoạch vào khoảng cuối tháng 11”.
Theo đánh giá, việc ứng dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao ngày càng được người nuôi tôm Hà Tĩnh quan tâm và đạt được những bước phát triển tốt. Nhiều quy trình, công nghệ mới hạn chế được ảnh hưởng thời tiết ở tỉnh ta như: quy trình Biofloc, quy trình nuôi nhiều giai đoạn, nuôi công nghệ lọc tuần hoàn, nuôi trong nhà kín, nuôi trong bể tròn nổi… kết hợp với đầu tư nâng cấp hạ tầng có thể cho năng suất đạt từ 20 – 40 tấn/ha/vụ, cao hơn so với nuôi tôm thâm canh trong ao đất lót bạt gấp 2 – 3 lần, nhờ thế giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích cũng được nâng lên.
Nuôi tôm công nghệ cao cho năng suất ổn định nhờ duy trì tốt môi trường nuôi, hạn chế dịch bệnh. Ảnh: Tép Bạc
Bà Lê Thị Loan – Giám đốc HTX Nuôi trồng, thu mua, chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản Loan Hoan (xã Thạch Châu, Lộc Hà) chia sẻ: “Tuy được đầu tư công nghệ hiện đại nhưng mình vẫn phải hết sức cẩn trọng vì nuôi tôm rất khó lường. Hiện đang trong giai đoạn mùa mưa, các yếu tố môi trường dễ biến động, đồng thời, dịch bệnh trên tôm nước lợ đang xuất hiện khá nhiều trong cả nước, nhất là bệnh hoại tử gan tụy cấp, vi bào tử trùng EHP, đốm trắng, phân trắng…”.
Theo Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) Nguyễn Thị Hoài Thúy, đối với vụ nuôi thu – đông (từ cuối tháng 8 đến tháng 2 năm sau) thường phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi, tính rủi ro cao do biến đổi phức tạp của thời tiết, mưa lũ bất thường, ngành chuyên môn khuyến cáo chỉ nên nuôi quy mô ở các vùng tránh được lũ, đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, công nghệ, hệ thống ao đầm”.
Các hộ nuôi phải chú trọng kiểm soát tốt các yếu tố để hạn chế dịch bệnh phát sinh trong vụ thu – đông. Ảnh: danviet.mediacdn.vn
“Hiện nay, Chi cục Thủy sản cũng đã khuyến khích một số cơ sở nuôi tôm ở huyện Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên… tập trung đầu tư, áp dụng các quy trình nuôi công nghệ cao, hiện đại vào vụ nuôi này để cho năng suất, sản lượng tốt hơn. Thêm vào đó, các hộ nuôi tôm cũng phải chú trọng đến chất lượng con giống, lấy giống tôm tại các cơ sở uy tín trong và ngoài tỉnh, thả giống phù hợp, cỡ giống lớn, thả giống với mật độ thưa so với vụ xuân – hè, chủ động các biện pháp quản lý môi trường và bảo vệ sản phẩm, công trình trong mùa mưa lũ” – bà Thúy thông tin thêm.
Báo Hà Tĩnh
- nuôi tôm công nghệ cao li>
- nuôi tôm vụ thu đông li> ul>
- Ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc: Tái định hình để thích ứng với kỷ nguyên nuôi trồng mới
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Giá tôm tăng trở lại
Tin mới nhất
T3,13/05/2025
- Ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc: Tái định hình để thích ứng với kỷ nguyên nuôi trồng mới
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Giá tôm tăng trở lại
- Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân