[Người Nuôi Tôm] – Việc sử dụng chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu (non-specific immunostimulants) trong nuôi tôm từng được kỳ vọng giúp tăng sức đề kháng trước dịch bệnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiệu quả của chúng không ổn định trong điều kiện môi trường nuôi biến động và mầm bệnh phổ biến, đòi hỏi cách tiếp cận phòng bệnh thận trọng và phù hợp hơn.
Chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu không ổn định trong điều kiện môi trường nuôi biến động và mầm bệnh phổ biến
Thực tế sử dụng trong sản xuất: Không nhất quán và dễ bị lấn át
Chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu (non-specific immunostimulants) là nhóm hợp chất sinh học có khả năng tăng cường hoạt động miễn dịch bẩm sinh của vật nuôi mà không cần đến sự nhận diện đặc hiệu của kháng nguyên. Trong nuôi tôm, chúng bao gồm beta- glucans, lipopolysaccharides (LPS), peptidoglycans và các thành phần từ nấm men, vi khuẩn hoặc thực vật.
Tuy nhiên, như thực tiễn đã chỉ ra, các điều kiện môi trường sản xuất thủy sản thực tế rất phức tạp và ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả của các chất này. Trong điều kiện sản xuất thực tế, hiệu quả của các chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu cho tôm nuôi thường không duy trì ổn định như mong muốn. Một trong những ví dụ điển hình là trường hợp tại Ecuador vào cuối những năm 1990 khi virus hội chứng đốm trắng (WSSV) xâm nhập thông qua các postlarvae (PL) bị nhiễm bệnh được nhập khẩu từ Trung Mỹ. Để ứng phó, hàng trăm triệu PL đã được xử lý bằng một sản phẩm kích thích miễn dịch được phát triển bởi Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Nuôi trồng Thủy sản Quốc tế (IABL).
Ban đầu, kết quả có vẻ khả quan: tôm được xử lý cho thấy thời gian sống kéo dài hơn, tử vong chậm hơn và có dấu hiệu chống chịu tốt hơn trước virus và vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, khi dịch bệnh lan rộng và tải lượng virus trong hệ thống nuôi tăng cao, lợi ích của chất kích thích miễn dịch trở nên hạn chế. Phần lớn tôm vẫn chết, chủ yếu do nhiễm khuẩn thứ cấp sau tổn thương do virus gây ra. Điều này cho thấy các tác động tích cực chỉ mang tính tạm thời và dễ bị lẫn át khi cường độ mầm bệnh và mức độ căng thẳng tăng lên.
Nhiều thử nghiệm khác sau đó cũng được thực hiện với các hợp chất như beta-glucans, lipopolysaccharides (LPS) và peptidoglycans từ nấm men, vi khuẩn và nấm. Mặc dù trong điều kiện phòng thí nghiệm các chất này cho thấy tiềm năng cải thiện khả năng miễn dịch và tăng tỉ lệ sống, nhưng khi áp dụng vào các trang trại tôm thương mại với quy mô lớn, môi trường biến động và sự tồn tại liên tục của các mầm bệnh cơ hội, hầu hết các lợi ích mong đợi đều không xuất hiện một cách ổn định.
Sự không nhất quán trong hiệu quả còn có thế bắt nguồn từ các yếu tố như thiết kế thử nghiệm chưa chuẩn hóa, sự khác biệt trong điều kiện nuôi giữa các trại, liều lượng sử dụng không đồng nhất, chất lượng sản phẩm thay đổi theo lô, và đặc biệt là độ nhạy cảm khác nhau giữa các dòng tôm hoặc lô giống. Tại nhiều quốc gia, các nghiên cứu thực địa về các chất này được tiến hành nhưng hiếm khi có thể tái lập được kết quả tích cực một cách đáng tin cậy trong các điều kiện sản xuất khác nhau.
Tình trạng này dẫn đến một hệ quả rõ ràng: người nuôi mất lòng tin vào hiệu quả của chất kích thích miễn dịch. Trong khi đó, trên thị trường lại tràn ngập các sản phẩm được quảng cáo là “kích miễn tuyệt vời”, “bảo vệ tôm khỏi mọi mầm bệnh”, nhưng thiếu bằng chứng khoa học và dữ liệu thực tế để chứng minh hiệu quả lâu dài và nhất quán. Như vậy, dù có tiềm năng, chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu vẫn chưa thể được xem là giải pháp toàn diện hay ổn định trong phòng bệnh cho tôm nuôi quy mô lớn. Cần có các nghiên cứu được chuẩn hóa chặt chẽ hơn, cùng với một cách tiếp cận thực tế hơn từ phía người nuôi và nhà cung cấp.
Điều kiện môi trường sản xuất thủy sản thực tế rất phức tạp và ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả của các chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu
Các giới hạn sinh lý học của tôm
Một nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiệu quả hạn chế là do đặc điểm sinh học của tôm khác biệt hoàn toàn so với các loài động vật có xương sống như gà hay lợn. Tôm không có hệ miễn dịch thích nghi (adaptive immunity), không tạo ra kháng thể và hệ tiêu hoá của chúng hoạt động với thời gian lưu thức ăn rất ngắn, tính bằng phút.
Chúng nhai lại thức ăn băng dạ dày cơ học, tiêu hóá ở pH gần trung tính và hệ miễn dịch bẩm sinh của chúng không có khả năng tăng sinh tế bào miễn dịch sau kích thích. Các chất kích thích miễn dịch như beta-glucans, LPS, peptidoglycan dù có vai trò kích thích ở các loài khác lại có thể gây ức chế miễn dịch ở tôm nếu sử dụng kéo dài hoặc quá liều.
Trên thị trường hiện nay, một số nhà cung cấp còn tuyên bố sản phẩm của họ có tác dụng “tiêm chủng” cho tôm, điều gần như không có cơ sở khoa học. Với tôm, không có bất kỳ phản ứng miễn dịch nào tương đương với đáp ứng tạo kháng thể. Do đó, các khái niệm như “vaccine”, “tiêm chủng”, “miễn dịch chủ động lâu dài” gần như không áp dụng được.
Căng thẳng môi trường và tính dễ tổn thương của hệ miễn dịch tôm
Tôm nuôi hiện nay, đặc biệt là loài Litopenaeus vannamei, đã được thuần hóa và lai tạo để thích nghi với môi trường sản xuất có kiểm soát. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với khả năng miễn dịch cao hơn. Trái lại, các hệ thống nuôi đơn canh, mật độ cao, và lệ thuộc vào thức ăn công nghiệp khiến tôm chịu áp lực lớn, dễ bị bùng phát dịch bệnh. Căng thẳng có thể biểu hiện qua: chậm lớn, tăng FCR, bùng phát bệnh, tổn thương mô, hoặc chết hàng loạt. Nhiều tài liệu đã chứng minh mối liên hệ giữa căng thẳng và sự suy gim miễn dịch, một yếu tố then chốt làm giảm hiệu quả của các chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu.
Lợi ích ngắn hạn và điều kiện áp dụng hiệu quả
Các thử nghiệm thực địa ở nhiều quốc gia đã cho thấy một điểm chung: tác động của các chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu có xu hướng ngắn hạn, kéo dài vài tuần hoặc nhiều nhất là vài tháng. Hiệu quả này chỉ thực sự rõ rệt khi:
- Tôm được nuôi trong môi trường ít căng thẳng;
- Không có hoặc rất ít tác nhân gây bệnh bắt buộc;
- Chất kích thích được sử dụng đúng liều, đúng thời điểm (thường là trước khi thả nuôi).
Bacillus và phục hồi sinh học: Một hướng đi hứa hẹn hơn
Một xu hướng nổi bật gần đây là sử dụng bào tử Bacillus, một dòng vi khuẩn sinh bào tử để hỗ trợ phục hồi sinh học ao nuôi và tăng cường miễn dịch không đặc hiệu cho tôm. Bào tử Bacillus có khả năng sống sót cao qua quá trình sản xuất thức ăn, và khi được tôm ăn vào hoặc nảy mầm trong phân, chúng có thể góp phần tạo ra vi sinh có lợi cho đường ruột và đáy ao.
Tuy nhiên, lượng Bacillus tồn tại thực tế trong thức ăn lại rất thấp. Ví dụ, nếu bổ sung 4 nghìn tỷ bào tử vào một tấn thức ăn, thì mỗi gam thức ăn chỉ chứa khoảng 4 triệu bào tử. Với FCR là 1.5, một con tôm 30g trong suốt vòng đời chỉ nhận khoảng 90- 180 triệu bào tử (tùy vào tỷ lệ sống sót và nảy mầm). Đây chưa hẳn là liều lượng đủ mạnh để tác động miễn dịch rõ rệt.
Do đó, bổ sung bào tử trực tiếp vào đáy ao, nơi phân tích tụ với liều lượng cao và định kỳ được cho là chiến lược hiệu quả hơn, giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ và tạo ra môi trường có lợi cho sức khỏe tôm.
Bào tử Bacillus giúp tăng cường hệ miễn dịch cho tôm. (Ảnh: ST)
Giải pháp căn cơ: Quản lý mầm bệnh và giảm căng thẳng
Thay vì kỳ vọng quá mức vào các chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu, người nuôi nên quay về với các nguyên tắc quản lý trại nuôi hiệu quả:
- Chọn giống SPF thực sự: Đảm bảo đàn giống không mang mầm bệnh bắt buộc.
- Theo dõi mầm bệnh định kỳ: Kiểm tra nauplii, PL và ao nuôi để loại bỏ nguy cơ từ đầu.
- Tăng cường sục khí: Đảm bảo lượng oxy ổn định và hỗ trợ phân hủỷ chất hữu cơ.
- Cho ăn hợp lý: Sử dụng thức ăn chất lượng cao, dễ tiêu hóa, bổ sung vitamin và khoáng chất phù hợp.
- Tự động hoá cho ăn: Giảm thiểu dư thừa, phân phối đều, và hạn chế stress cho tôm.
Việc sử dụng chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu trong nuôi tôm cần được đánh giá khách quan và khoa học. Đây không phải là giải pháp toàn năng, đặc biệt trong hệ thống nuôi chịu nhiều áp lực và có mầm bệnh. Tuy nhiên, nếu được sử dụng hợp lý trong điều kiện tối ưu – môi trường ổn định, tôm khỏe, không mang mầm bệnh – các chất này vẫn có thể mang lại lợi ích, nhất là ở giai đoạn đầu vụ. Giải pháp bền vững là kết hợp kiểm soát mầm bệnh, cải thiện môi trường, sử dụng giống SPF thực sự và ứng dụng chất kích thích miễn dịch đúng cách.
Phương Nhung (lược dịch)
- chất kích thích miễn dịch li>
- kỹ thuật nuôi tôm li> ul>
- Chính sách thuế mới: Minh bạch hoá cho hộ kinh doanh thuỷ sản
- Tôm mắc hội trứng phân trắng: Đánh giá độc lực của một số loài Vibrio spp.
- Ảnh hưởng của Amoniac, Nitrit và Sunfua đến gan tuỵ và mang tôm
- Đánh vi sinh đúng cách khi ao nuôi bị phèn
- Giải quyết vấn đề đất phèn trong ao nuôi tôm
- Vi nang Probiotic: Vũ khí mới kiểm soát Vibrio trong đường ruột tôm
- Phương pháp Metagenomic: Giám sát vi sinh vật theo giời gian thực tại trại tôm
- Ao lót HDPE: Giải pháp tối ưu cho vùng khô hạn
- Galactic Holdings hợp tác cùng Thủy sản Tân An triển khai mô hình nuôi tôm sinh học G-Farm tại Quảng Ninh
- Khởi đầu vững chắc: Dinh dưỡng giai đoạn sớm đóng vai trò then chốt trong nuôi trồng thủy sản
Tin mới nhất
T7,26/07/2025
- Việt Nam vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 3 vào Singapore
- Công nghệ cao, tuần hoàn nước giúp tăng năng suất tôm nuôi tới 16 lần
- Cấp cứu khí độc sau mưa: Sử dụng yucca đúng cách trong ao nuôi tôm
- Thuốc & chế phẩm sinh học trong NTTS: Chớ để vàng thau lẫn lộn
- Chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu: Những thách thức trong nuôi tôm
- Chính sách thuế mới: Minh bạch hoá cho hộ kinh doanh thuỷ sản
- Dabaco: Mở rộng đầu tư vào thức ăn thủy sản
- Trung Quốc chi đậm mua loài ‘thuỷ sản tỷ USD’, nỗi lo từ thị trường Mỹ
- VNF: Dẫn đầu đổi mới sáng tạo về nhựa tại Việt Nam
- Tôm mắc hội trứng phân trắng: Đánh giá độc lực của một số loài Vibrio spp.
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân