[Người Nuôi Tôm] – Báo cáo “Khai thác nguồn nước: Cơ hội đầu tư trị giá nghìn tỷ USD vào nuôi trồng thủy sản bền vững” định vị nuôi trồng thủy sản là một trong những cơ hội triển vọng nhất để xây dựng một hệ thống thực phẩm bền vững hơn trong 25 năm tới.
Nuôi trồng thủy sản: Ngành công nghiệp thực phẩm của tương lai
Nuôi trồng thủy sản đang được xem là ngành đầu tư bền vững và tiềm năng hàng đầu trong 25 năm tới, với khả năng tạo ra tới 22 triệu việc làm mới vào năm 2050 (WB & WWF). Đây là nguồn cung protein động vật tăng trưởng nhanh nhất, chiếm 59% sản lượng hải sản toàn cầu năm 2022, đồng thời có lượng phát thải khí nhà kính thấp nhất trong các ngành sản xuất protein.
Nhờ đổi mới công nghệ – từ sử dụng thức ăn thay thế như đậu nành, tảo, côn trùng đến ứng dụng loT, hệ thống sục khí, cải tiến di truyền – ngành đang không ngừng nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tác động môi trường.
Theo Garlock và cộng sự (2024), nuôi trồng thủy sản là giải pháp chiến lược để đáp ứng nhu cầu protein gia tăng, nhất là tại các quốc gia đông dân, đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil và Nigeria. Đến năm 2050, sản lượng có thể đạt 159-255 triệu tấn, với sự mở rộng mạnh mẽ sang Mỹ Latinh, châu Phi và Thổ Nhĩ Kỳ – những khu vực ngoài châu Á.
Để đạt được kịch bản tăng trưởng cao nhất, ngành cần khoảng 1.500 tỷ USD đầu tư trong giai đoạn 2025 – 2050, tập trung vào mô hình sản xuất quy mô nhỏ, ha tầng và thức ăn thay thế. Việc này đòi hỏi sự phối hợp giữa khu vực công, tư, các tổ chức tài chính phát triển và nhà đầu tư tác động.
Với lịch sử hơn 4.000 năm, nuôi trồng thủy sản đang thay thế vai trò thống trị của khai thác tự nhiên -vốn suy giảm nghiêm trọng (37,7% nguồn cá bị khai thác quá mức). Ngành có tiềm năng phát triển bền vững, ít phụ thuộc đất đai và rủi ro pháp lý thấp hơn. Tuy vậy, hiệu quả dài hạn phụ thuộc vào mức độ đầu tư, giám sát và tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường.
Tình hình sản xuất tại các quốc gia tiêu biểu
Nghiên cứu tại nhiều quốc gia cho thấy, với chính sách phù hợp và đổi mới tài chính, nuôi trồng thủy sản không chỉ hối sinh mà còn trở thành động lực tăng trưởng xanh cho thế kỷ 21.
Tại Ecuador- quốc gia sản xuất tôm lớn thứ hai thể giới – ngành nuôi tôm chân trắng đạt 1,477 triệu tấn, xuất khấu 6,3 tỷ USD năm 2024. Thành công nhờ mô hình nuôi mật độ vừa, quản lý tốt thức ăn, nước và dịch bệnh, giúp FCR đạt mức thấp (1,4) và nuôi được 3 vụ/năm. Ngành chuyển từ sử dụng dầu diesel sang sục khí điện để tiết giảm chi phí; doanh nghiệp chế biến hoạt động theo chuỗi khép kín. Tuy nhiên, ngành đối mặt thách thức như dịch bệnh, El Niño, phá rừng ngập mặn, an ninh tội phạm và rủi ro môi trường. Chính phủ đã siết quản lý, phục hồi rừng và hỗ trợ di dời trại khỏi vùng đất kém hiệu quả. Với 60 – 70% sản lượng xuất sang Trung Quốc, FTA mới giúp củng cố vị thế, nhưng ngành vẫn cần đa dạng hóa thị trường, xử lý rủi ro xóa trợ cấp nhiên liệu và kiện chống bán phá giá. Nguồn vốn chủ yếu từ ngân hàng và đầu tư quốc tế, song tiếp cận tài chính còn là rào cản với doanh nghiệp vừa.
Trong khi đó, Trung Quốc là nước dẫn đầu toàn cầu về nuôi cá chép, chiếm 65% sản lượng thế giới với hơn 20 triệu tấn (2021) và giá trị hơn 46 tỷ USD. Ngành có lịch sử lâu đời, phát triển mạnh sau 1949 nhờ nhân giống nhân tạo và cải cách kinh tế từ thập niên 1980, chuyển từ bán thâm canh sang nuôi mật độ cao. Sản xuất chủ yếu diễn ra tại các ao nhỏ (0,5 -5 ha) của nông dân quy mô hộ, với chi phí thức ăn chiếm 60- 75% tổng chi phí. Hiện ngành đối mặt với tăng trưởng chậm, thiệt hại lớn do dịch bệnh (8,2 tỷ USD năm 2020), biến đổi khí hậu, ô nhiễm nước, sử dụng kháng sinh và mất đa dạng sinh học. Già hóa dân số nông thôn và giảm hứng thú với nghề nông cũng là thách thức xã hội. Cá chép vẫn là nguồn protein chính nội địa nhưng xuất khấu thấp (50.000 tấn/ năm) do đặc điểm nhiều xương. Ngành phụ thuộc vào hỗ trợ nhà nước và đang chịu áp lực từ các quy định sử dụng đất. Đối mới công nghệ và cải thiện hiệu quả sản xuất là hướng đi cần thiết để phát triển bền vững.
Tại Bangladesh, tôm sú (Penaeus monodon) là trụ cột xuất khẩu thủy sản, chiếm 75% doanh thu 530 triệu USD (2021 – 2022). Sản xuất chủ yếu do nông dân nhỏ lẻ trên diện tích 263.000 ha, năng suất còn thấp (0,37 tấn/ha so với tiềm năng 2 tấn/ha). Chuỗi cung ứng nhiều trung gian gây khó khăn cho tái đầu tư. Ngành đối mặt với dịch bệnh (như hội chứng đốm trắng), chất lượng giống thấp (chỉ 10% giống sạch bệnh) và tác động từ biến đổi khí hậu (bão Sidr 2007, Aila 2009). Hơn 50% hộ nuôi mắc nợ do hạn chế tiếp cận tài chính. Dù sản phẩm được đánh giá cao, Bangladesh chỉ chiếm 2% thị phần tôm toàn cầu và giảm mạnh tại Hoa Kỳ do cạnh tranh từ tôm chân trắng. Chính phủ hỗ trợ tài chính và đang điều chỉnh chính sách, nhưng cần tăng cường thực thi. Nhờ quy mô nhỏ, môi trường ít bị ảnh hưởng; chỉ dưới 2% rừng ngập mặn bị chuyển đổi. Để phát triển bền vững, ngành cần cải thiện giống, kiểm soát dịch bệnh và mở rộng tiếp cận vốn cho hộ nuôi nhỏ.
Tại Thái Lan, ngành nuôi tôm nước ngọt khổng lồ (Macrobrachium rosenbergii) đạt 294.000 tấn năm 2021 (chiếm 2,6% sản lượng giáp xác toàn cầu), với mức cao nhất năm 2023 là 45.815 tấn, trị giá khoảng 287 triệu USD. Ngành phát triển nhờ công nghệ giống từ thập niên 1970 và cải tiến di truyền (tôm đơn tính, tăng trưởng nhanh hơn 45%). Tuy nhiên, dịch bệnh do nodavirus và biến đổi khí hậu gây thiệt hại đáng kế, đòi hỏi cải tiến kỹ thuật và kiểm soát mật độ nuôi. Tôm nước ngọt có giá trị cao hơn tôm biển, chủ yếu phục vụ thị trường nội địa. Ngành đang đối mặt với thiếu hụt lao động, dân số nông thôn già hóá và phụ thuộc vào lao động nhập cư. Chính phủ hỗ trợ qua Sắc lệnh Nghề cá 2015, chính sách ưu đãi đầu tư và phát triển xuất khẩu sang Trung Quốc, Hoa Kỳ, Myanmar. Để duy trì tăng trưởng, ngành cần tiếp tục đổi mới công nghệ, tăng tính bền vững và hỗ trợ tài chính cho nông dân quy mô nhỏ.
Còn tại Việt Nam, ngành cá tra phát triển nhanh, chiếm hơn 50% sản lượng toàn cầu với khoảng 1,67 triệu tấn mỗi năm trên 5.400 ha. Ngành có chuỗi cung ứng khép kín, từ sản xuất 30 tỷ ấu trùng đến xuất khẩu sang hơn 140 quốc gia. Cá tra Việt Nam có giá cạnh tranh (1,10 – 1,20 USD/kg), trong đó thức ăn chiếm tới 80% chi phí. Thách thức chính là quản lý nước và dịch bệnh, song đã có cải thiện nhờ sử dụng vắc-xin và máy sục khí. Ngành được hưởng lợi từ các FTA, với Trung Quốc là thị trường lớn nhất (31%), đồng thời đang mở rộng sang Mỹ Latinh và Trung Đông. Các sáng kiến giảm phát thải, phát triển giống chịu mặn và xử lý bùn được đẩy mạnh nhằm ứng phó biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ngành vẫn thiếu thương hiệu quốc tế mạnh và gặp khó khăn trong tiếp cận tài chính đối với hộ nuôi nhỏ. Hướng phát triển tương lai là tăng trưởng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm giá trị gia tăng như collagen và gelatin.
Các quốc gia dẫn đầu về nuôi trồng thủy sản không chỉ tạo ra sản lượng lớn mà còn thể hiện sự thích nghi linh hoạt, đổi mới công nghệ và đa dạng văn hóa. Mỗi nước phát triển mô hình riêng phù hợp với điều kiện môi trường và nhu cầu thị trường nội địa. Trong bối cảnh nghề cá hoang dã suy giảm, các hệ thống nuôi trồng này nổi lên như nguồn cung protein bền vững từ nước. Hơn cả sản lượng, đây là minh chứng cho khả năng phục hối và định hình một ngành thực phẩm xanh, hiệu quả và thân thiện với hệ sinh thái toàn cầu.
Tính bền vững, môi trường và tài chính trong nuôi trồng thủy sản toàn cầu
Tính bền vững môi trường và khả năng tài chính là hai yếu tố then chốt định hình tương lai ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Mỗi quốc gia đang ứng phó với thách thức riêng: Ecuador từng bị chỉ trích vì phá rừng ngập mặn, nay chuyển sang sục khí điện và phục hồi sinh thái; Trung Quốc giảm sản lượng do ô nhiễm; Bangladesh ít gây hại môi trường nhưng dễ tổn thương trước biến đổi khí hậu; Thái Lan, Chile và Ai Cập chịu tác động nặng từ ô nhiễm và khí hậu cực đoan. Tại Việt Nam, ngành cá tra đang cải tiến quy trình và sử dụng thức ăn thay thế để tăng tính bền vững.
Về tài chính, Ecuador và Chile huy động hiệu quả vốn thương mại, vay xanh và hợp tác công tư; Trung Quốc có lợi thế từ hệ thống ngân hàng mạnh. Trong khi đó, Ai Cập và Bangladesh vẫn phụ thuộc vào tài chính phi chính thức. Ở Việt Nam, doanh nghiệp lớn dễ tiếp cận vốn, còn hộ nuôi nhỏ gặp khó khăn. Để phát triển bền vững, ngành cần đầu tư công nghệ, hạ tầng và tài chính vi mô nhằm nâng cao khả năng chống chịu và cạnh tranh.
Bên cạnh đó, vai trò của chính phủ trong phát triển nuôi trồng thủy sản toàn cầu ngày càng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh ngành này chịu sự điều tiết từ nhiều tầng hệ thống: luật pháp quốc gia, thoả thuận quốc tế, chứng nhận thị trường (như BAP, ASC, GLOBALG.A.P.) và điều kiện tài chính phát triển (Garlock et al., 2024). Các quy định quản lý bao gồm kiểm soát địa điểm nuôi, bảo vệ môi trường, sử dụng kháng sinh, quản lý xả thải, lao động và thương mại. Tuy nhiên, việc thực thi còn không đồng đều giữa các quốc gia do hạn chế về năng lực quản lý và sự phản kháng từ cơ sở sản xuất. Tổng thể, sự tham gia chủ động và hiệu quả của Chính phủ thông qua chính sách linh hoạt, thực thi nghiêm túc và liên kết thị trường toàn cầu là chìa khóa thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững và có trách nhiệm.
Phương Nhung
- nuôi trồng thủy sản li>
- thế giới li>
- việc làm li> ul>
- Số hoá kiểm dịch: Bước đột phá trong ngành giống
- Phụ gia từ tảo: Cải thiện tăng trưởng và rút ngắn chu kì lột xác của tôm
- Việt Nam vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 3 vào Singapore
- Công nghệ cao, tuần hoàn nước giúp tăng năng suất tôm nuôi tới 16 lần
- Cấp cứu khí độc sau mưa: Sử dụng yucca đúng cách trong ao nuôi tôm
- Thuốc & chế phẩm sinh học trong NTTS: Chớ để vàng thau lẫn lộn
- Chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu: Những thách thức trong nuôi tôm
- Chính sách thuế mới: Minh bạch hoá cho hộ kinh doanh thuỷ sản
- Dabaco: Mở rộng đầu tư vào thức ăn thủy sản
- Trung Quốc chi đậm mua loài ‘thuỷ sản tỷ USD’, nỗi lo từ thị trường Mỹ
Tin mới nhất
T7,26/07/2025
- Nuôi trồng thuỷ sản: Tạo hơn 20 triệu việc làm vào năm 2050
- Số hoá kiểm dịch: Bước đột phá trong ngành giống
- Phụ gia từ tảo: Cải thiện tăng trưởng và rút ngắn chu kì lột xác của tôm
- Việt Nam vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 3 vào Singapore
- Công nghệ cao, tuần hoàn nước giúp tăng năng suất tôm nuôi tới 16 lần
- Cấp cứu khí độc sau mưa: Sử dụng yucca đúng cách trong ao nuôi tôm
- Thuốc & chế phẩm sinh học trong NTTS: Chớ để vàng thau lẫn lộn
- Chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu: Những thách thức trong nuôi tôm
- Chính sách thuế mới: Minh bạch hoá cho hộ kinh doanh thuỷ sản
- Dabaco: Mở rộng đầu tư vào thức ăn thủy sản
- “Đôi bạn cùng tiến” có lợi cho nuôi tôm?
- Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Bình Định tăng cường quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Thủy sản Việt Nam tìm cách thoát ‘bẫy phụ thuộc’
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân