Thời tiết nắng nóng kéo dài, độ mặn tăng cao, dịch bệnh phát sinh trên tôm nuôi đang ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn Kiên Giang.
Hơn 150Ha tôm nước lợ bị thiệt hại
Theo nhiều hộ nuôi tôm tại vùng U Minh Thượng, mùa nắng nóng cao điểm tháng 3, tháng 4, nhiệt độ môi trường thường xuyên vượt ngưỡng 36 – 37oC, kéo theo nhiệt độ nước trong ao nuôi tăng lên, gây bất lợi cho sự sinh trưởng của tôm nuôi. Theo ông Võ Văn Lăng, ngụ ấp Nam Quý, xã Đông Thái (An Biên), nhiệt độ cao khiến tôm giảm ăn, chậm lớn, dễ bị sốc nhiệt. Nước trong ao tăng thêm 1 – 2oC, tôm bắt đầu bỏ ăn, nổi đầu, nếu không xử lý kịp sẽ chết hàng loạt.
Để ứng phó với tình huống khẩn cấp tôm bị sốc nhiệt do sự chênh lệch nhiệt độ môi trường nước giữa ban ngày và ban đêm, nhất là những cơn mưa trái mùa vừa qua, ông Lăng phải thường xuyên theo dõi các chỉ số môi trường nước như độ pH, độ mặn trong ao, kịp thời tạt vôi để hạ phèn, sử dụng thêm các chế phẩm vi sinh xử lý đáy, ôxy dạng viên để ứng phó với tình huống khẩn cấp tôm bị sốc nhiệt.
Cán bộ trạm thú y huyện An Biên kiểm tra độ mặn tại ao nuôi của hộ dân nuôi tôm ở xã Đông Thái.
Sự thay đổi đột ngột môi trường trong ao nuôi mùa nắng nóng cũng khiến tôm bị suy giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp… Những ngày qua, anh Đỗ Văn Sum, ngụ ấp Cái Nứa, xã Bình Minh (Vĩnh Thuận) phải túc trực ngày đêm ngoài ao tôm. Tôm nuôi chưa được 2 tháng thì bắt đầu xuất hiện tình trạng nổi đầu, bơi yếu, bỏ ăn. Nhiều con bắt lên thấy thân đỏ, ruột không thức ăn, chết lai rai.
Anh Sum cho biết: “Năm nay thời tiết quá khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài nhiều ngày, dịch bệnh lây lan nhanh. Xung quanh có 10 hộ nuôi thì hết 8 hộ có tôm bị thiệt hại gần như toàn bộ diện tích thả nuôi đợt đầu. Nếu tôm không chết thì khoảng hơn nửa tháng nữa tôi sẽ thu hoạch. Lứa tôm đầu vụ coi như mất trắng, không thu hồi được vốn”.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ môi trường biến đổi đột ngột ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm nuôi nên mầm bệnh dễ tấn công, gây ra dịch bệnh. Tính đến ngày 15-4, toàn tỉnh có 152,45ha tôm nước lợ bị thiệt hại; trong đó có 134,75ha tôm nuôi bị nhiễm bệnh; 17,7ha tôm thiệt hại do sốc môi trường tập trung tại các huyện An Biên, An Minh, Hòn Đất, Gò Quao…
Bệnh đốm trắng do virus gây chết tôm chiếm gần 94% diện tích tôm bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, một số bệnh như hoại tử gan tụy cấp tính cũng xuất hiện trên tôm nuôi, khiến tôm nuôi giai đoạn 30 – 40 ngày bị chết lai rai, hao hụt, giảm năng suất và sản lượng, người dân phải thu hoạch sớm.
Dịch bệnh xảy ra vào cao điểm nắng nóng mùa khô, khoảng từ đầu tháng 3-2025 đến nay. Một số hộ có thu hoạch tôm nhưng sản lượng đạt thấp, chỉ đủ bù đắp một phần chi phí mua con giống, cải tạo ao nuôi. Phần lớn nông dân có tôm bệnh đều thiệt hại 100%, chết đồng loạt, không thu hồi được vốn. Lực lượng thú y đã tiến hành cấp phát 12.720kg hóa chất Chlorine cho 55 hộ nuôi tôm bị bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp tỉnh để xử lý mầm bệnh.
Chủ động phòng bệnh cho tôm
Để giảm rủi ro, hạn chế tác động bất lợi từ môi trường đến tôm nuôi, nhiều hộ nuôi tôm đầu tư mua nhiều thiết bị như máy sục khí ôxy, quạt nước, che ao bằng lưới lan, duy trì bơm cấp nước liên tục vào ao nuôi, sử dụng thêm các sản phẩm vi sinh để xử lý môi trường, tăng sức đề kháng cho tôm…
Ông Trịnh Hoàng Sơn, ngụ ấp Vạn Thanh, xã Thổ Sơn (Hòn Đất) – hộ nuôi tôm công nghiệp cho biết: “Thời gian qua, không ít ao tôm gần nhà xuất hiện tình trạng tôm chết lai rai, dấu hiệu bị nhiễm bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp. Hai loại bệnh này thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột và nhiệt độ môi trường ao nuôi không ổn định. Để phòng rủi ro, mỗi ngày tôi đo ôxy 2 lần, thay nước liên tục, tốn điện, tốn thuốc xử lý môi trường. Chi phí vụ này cao, giá tôm đang giảm, nếu tôm bị thiệt hại thì lỗ nặng”.
Ông Võ Văn Lăng, ngụ ấp Nam Quý, xã Đông Thái (An Biên) kiểm tra độ mặn trong ao nuôi tôm.
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kiên Giang, từ nay đến hết vụ tôm nước lợ năm 2025, tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến bất lợi cho người nuôi tôm, khả năng diện tích tôm nuôi tiếp tục bị phát sinh thiệt hại tăng mạnh trong thời gian tới là rất cao.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nguyễn Đình Xuyên cho biết nhằm hạn chế tôm nuôi bị thiệt hại trong mùa nắng nóng, từ đầu vụ ngành chuyên môn đã phối hợp với các địa phương truyên truyền người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Khuyến cáo người dân vùng nuôi tôm – lúa hạn chế thả giống hoặc chia thành nhiều đợt thả nuôi khác nhau, không thả mật độ dày trong cao điểm nắng nóng. Người dân cần xử lý triệt để mầm bệnh trong ao trước khi thả nuôi đợt mới.
Đối với các ao nuôi tôm công nghiệp, để giảm thiểu thiệt hại cho tôm trước tình hình nắng nóng kéo dài, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến cáo các hộ nuôi tăng cường bố trí thêm dàn quạt nước, sục khí thường xuyên để cung cấp đủ ôxy cho tôm nuôi. Đồng thời kết hợp sử dụng thêm các chế phẩm sinh học giúp ổn định môi trường ao nuôi, bổ sung vào thức ăn cho tôm các khoáng chất, vi sinh đường ruột, vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho tôm.
Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật phòng ngừa dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh giống tôm kém chất lượng. Bên cạnh đó, xử lý nghiêm các trường hợp người dân có tôm nhiễm bệnh không khai báo, xả thải ra kênh, rạch làm lây lan dịch bệnh. Chi cục tiếp tục hỗ trợ xét nghiệm miễn phí mẫu bệnh phẩm trên tôm và phát hóa chất Chlorine khi có dịch mới phát sinh.
Thùy Trang
Nguồn: https://www.baokiengiang.vn/
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường, toàn tỉnh đã thả nuôi 127.726ha tôm nước lợ, đạt 93,2% kế hoạch năm 2025; trong đó diện tích tôm nuôi công nghiệp đạt 1.560ha, tôm – lúa 103.878ha, tôm quảng canh cải tiến 22.288ha. Đến nay, sản lượng thu hoạch ước đạt 15.232 tấn.
- nắng nóng li>
- nuôi tôm li>
- thời tiết bất lợi li>
- tôm Kiên Giang li> ul>
- Giá tôm tăng trở lại
- Nông dân Nghệ An nuôi tôm rải vụ, tối ưu hóa lợi nhuận
- Toàn cảnh thị trường tôm giống tại Ấn Độ năm 2022
- AEC – Copeflock 63: Mô hình tiết kiệm chi phí, giảm mầm bệnh, hạn chế phân trắng
- FISTECH 2023 – Khoa Thuỷ sản (VNUA): Ký biên bản hợp tác
- 6 tháng đầu năm: Dịch bệnh đốm trắng trên tôm là hơn 859 ha
- Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số 1+2
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số 11+12: Định hướng chiến lược phát triển thủy sản: Thay đổi là điều tất yếu
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số Tết (tháng 1+2): Ngành Tôm Việt Nam – đích đến bền vững và giá trị
Tin mới nhất
T7,10/05/2025
- Giá tôm tăng trở lại
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Nông dân Nghệ An nuôi tôm rải vụ, tối ưu hóa lợi nhuận
- MiXscience Asia: Cung cấp giải pháp tự nhiên phòng bệnh hữu hiệu trên thủy sản (tôm/cá)
- Skretting: Khánh thành dây chuyền sản xuất LifeStart đầu tiên tại châu Á, ra mắt năm sản phẩm mới cho trại giống
- Cần liên kết chuỗi cung ứng con nuôi thủy sản, giúp nông dân an tâm sản xuất
- 4 tháng, tổng sản lượng thủy sản của Khánh Hòa đạt 44.631 tấn
- Đại lý Kim Sơn – Ngọc Bích: Cầu nối tri thức cho cộng đồng nuôi tôm Nam Định
- Copperal: Đồng hữu cơ diệt tảo độc, xử lý rong nhớt ao nuôi tôm
- Khuyến nghị phòng bệnh cho tôm nuôi khi nắng nóng và mưa xen kẽ
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân