Tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp và gây ra nhiều thiệt hại lớn về kinh tế cho ngành nuôi trồng thủy sản và người nuôi tôm. Giảm rủi ro về dịch bệnh cần phối hợp giữa trại sản xuất tôm giống, quá trình vận chuyển và tại ao nuôi. Trong đó bao gồm quản lý chất lượng tôm giống, thực hành an toàn sinh học, quản lý nguồn nước đầu vào/ đầu ra, chất thải, … Do đó, ngoài việc cải tạo ao nuôi, quản lý chất lượng nước, người nuôi tôm nên áp dụng thực hành đánh giá chất lượng tôm giống trước khi thả để phòng ngừa các rủi ro đầu vào.
Lựa chọn giai đoạn tôm giống
Giai đoạn tôm giống phù hợp thả nuôi là PL10 (Post Larvae/ tôm hậu ấu trùng), vì lúc này mang của tôm đã phát triển hoàn thiện, tôm giống có khả năng thích nghi với quá trình đóng gói, vận chuyển, thuần dưỡng và thả nuôi. Đối với các khu vực có độ mặn thấp (dưới 5 ppt), nên thả giống ở giai đoạn PL12.
Thông thường người nuôi tôm sẽ tính tuổi PL theo ngày, tức là sau 1 ngày nuôi cộng thêm 1 giai đoạn. Ví dụ, thả PL10, thì ngày nuôi tiếp theo sẽ là PL11. Tuy nhiên, cách tính đúng giai đoạn PL dựa vào số gai trên chủy tôm và mang.
Xác định giai đoạn dựa vào chủy tôm: chủy của PL10 có 3 gai hoàn thiện và chớm nhỏ của gai thứ 4; PL12 có chủy với 4 gai hoàn thiện (Hình 1).
Hình trái – PL10 có chủy với 3 gai phát triển và chớm nhỏ của gai thứ 4; Hình phải – Chủy hoàn thiện theo từng giai đoạn của hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng
Xác định giai đoạn dựa vào sự phát triển của mang tôm: Ở giai đoạn PL, mang tôm bắt đầu phát triển hoàn thiện, dựa vào sự phân nhánh của mang, có thể xác định được giai đoạn PL, cụ thể như hình 2.
Xác định giai đoạn hậu ấu trùng tôm theo sự phát triển của mang
Ngoài ra, kích thước và trọng lượng của tôm cũng liên quan đến giai đoạn. Tại trại sản xuất tôm giống, trọng lượng theo mỗi giai đoạn thường như sau:
– Ngày nuôi thứ 14, tương ứng với PL4-5, trọng lượng cơ thể ≤ 1,000 PL / 1 gram
– Ngày nuôi thứ 16, tương ứng với PL7-8, trọng lượng cơ thể ≤ 700 PL / 1 gram
– Ngày nuôi thứ 18, tương ứng với PL10, trọng lượng cơ thể ≤ 300 PL / 1 gram
Kiểm tra vi sinh vật
Một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tôm giống là thực hành test (kiểm tra) vi sinh vật, để đảm bảo không mang các tác nhân gây bệnh vào ao nuôi.
– Kết quả âm tính từ kiểm tra PCR các bệnh virus như bệnh đốm trắng, Taura, đầu vàng và các bệnh nguy hiểm khác như: EMS, EHP,..
– Kết quả âm tính với vi khuẩn Vibrio harveyi (tác nhân gây phát sáng)
– Kết quả Vibrio tổng số từ cơ thể tôm <1.0 x 103 CFU/ gram. Trong đó, khuẩn lạc vàng phải >90%.
Nếu tôm giống có kết quả test vi sinh không đảm bảo dựa theo các tiêu chí trên thì không nên thả.
Đánh giá cảm quan
Đánh giá cảm quan chất lượng tôm giống cần thực hiện trước khi đóng tôm, vận chuyển đến ao nuôi. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm:
Hoạt động bơi lội của tôm giống: cần đảm bảo tôm giống bơi lội linh hoạt, và có khả năng bơi ngược dòng nước. Nếu trong một mẫu kiểm tra có >20% tôm giống tập trung ở giữa khi test khoáy nước, mẫu này không nên được chọn đóng gói.
Quan sát khối gan tụy: khi quan sát dưới kính hiển vi, khối gan tụy phải lớn, đậm màu và có nhiều giọt dầu/ lipid. Những con tôm nào có khối gan tụy nhỏ, gan tụy nhạt màu và ít giọt dầu thường không khỏe hoặc có khả năng đã nhiễm bệnh trong quá trình nuôi (hình 3).
Hình phải – tôm giống khỏe với khối gan tụy đậm màu và có nhiều giọt dầu; Hình trái – tôm giống có khối gan tụy không khỏe
Hoại tử và bám bẩn trên cơ thể: Chất lượng nước nuôi không đảm bảo sẽ xuất hiện các ký sinh trùng như nấm Lagenidium hoặc protozoa có roi (Zoothamnium, Epistylis, Vorticella) . Các tác nhân này có thể bám ở mang tôm, trên vỏ, và ăn mòn các phụ bộ. Trong điều kiện này, sẽ là cơ hội để loại nấm sợi Leucotrix phát triển, bám vào cơ thể tôm và gây tôm chết. Do đó cần có biện pháp xử lý kịp thời khi mới phát hiện các loại ký sinh trùng này.
Quan sát đường ruột: tôm khỏe có nhu động ruột tốt và tỉ lệ cơ: ruột ở đốt thứ 6 tương ứng với 4:1
Hình trái – tôm giống có tỉ lệ cơ ruột không tốt; Hình phải – tôm giống tốt với tỉ lệ cơ ruột đạt chất lượng
Điều kiện vận chuyển
Phương pháp vận chuyển là một yếu tố quan trọng để giúp ấu trùng có chất lượng tốt trước khi thả. Hàm lượng oxy, nhiệt độ và lượng thức ăn phù hợp với thời gian vận chuyển tôm giống từ trại đến ao nuôi. Sau đây là một số tiêu chí cho quá trình vận chuyển:
– Thời gian vận chuyển <4 tiếng: duy trì nhiệt độ thường
– Thời gian vận chuyển 4 – 12 tiếng: duy trì nhiệt độ từ 24 – 28oC
– Thời gian vận chuyển > 12 tiếng: duy trì nhiệt độ 18 – 23oC
– Hàm lượng oxy hòa tan: tối thiểu 5 mg/ L
– Thức ăn cho giai đoạn vận chuyển: sử dụng artemia, 15 – 20 naup của artemia/ tôm giống.
Trong trường hợp điều kiện đóng gói, vận chuyển không đảm bảo, lượng ammonia trong nước tăng, tôm giống dễ bị nhiễm khuẩn, căng thẳng (stress). Khi bị nặng, tỉ lệ hao hụt trong bao tôm giống cao.
CT TNHH Elanco VN luôn mong muốn đem những giải pháp tốt nhất cho khách hàng. Chúng tôi hy vọng với những chia sẻ về kỹ thuật trên sẽ giúp Quý khách hàng đánh giá, lựa chọn tôm giống tốt hơn.
Ngoài ra, CT TNHH Elanco VN có sản phẩm nâng cao chất lượng tôm giống và hỗ trợ giai đoạn đóng gói, vận chuyển như: vitamin C – Aqua C® (274/QLT-TS-SX), bộ sản phẩm khoáng ProteAQ™ Stomi®, ProteAQ™ MineralFix, sản phẩm hấp thu khí độc Deocare® A, và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cho tôm giống – Growmix® Shrimp và Supastock®. Để biết thêm chi tiết thông tin sản phẩm và nhận các dịch vụ kỹ thuật từ CT TNHH Elanco VN, xin liên hệ hotline: 1800 556 808 hoặc theo dõi Facebook fanpage “Sản xuất giống Thủy sản cùng Elanco”
Tài liệu tham khảo https://www.globalseafood.org
Elanco Vietnam
Nguồn: tepbac.com
- Giant Prawn 2025 trở lại Trung Quốc: Khẳng định vai trò trung tâm trong nuôi tôm nước ngọt toàn cầu
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Năng lượng mới: Mở lối nuôi tôm bền vững
- Công nghệ DNA: Định hình ngành tôm giống
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 4/2025
- De Heus và hơn 100 nhà cung cấp chung tay “Nuôi dưỡng thế hệ tương lai”
- Thuế quan từ Hoa Kỳ: Cảnh tỉnh ngành tôm Việt
- Số phận dự án tại khu sản xuất và kiểm định giống thủy sản gần 40 tỷ bỏ hoang
- Giảm thiệt hại tôm nuôi do thời tiết nắng nóng
- Nâng cao năng lực hội nhập và cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam sang thị trường EU
Tin mới nhất
T2,28/04/2025
- Giant Prawn 2025 trở lại Trung Quốc: Khẳng định vai trò trung tâm trong nuôi tôm nước ngọt toàn cầu
- Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tôm giống
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Năng lượng mới: Mở lối nuôi tôm bền vững
- Công nghệ DNA: Định hình ngành tôm giống
- Hoạt tính kháng khuẩn in vitro của Silvafeed chống lại các tác nhân gây bệnh trên cá
- De Heus và hơn 100 nhà cung cấp chung tay “Nuôi dưỡng thế hệ tương lai”
- Thuế quan từ Hoa Kỳ: Cảnh tỉnh ngành tôm Việt
- Số phận dự án tại khu sản xuất và kiểm định giống thủy sản gần 40 tỷ bỏ hoang
- Giảm thiệt hại tôm nuôi do thời tiết nắng nóng
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Giá tôm giảm sâu, người nuôi điêu đứng
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân