Thời gia qua, tôm hùm luôn là mặt hàng được xuất bán đều đặn. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các thị trường khác nên người nuôi tôm hùm vẫn đứng trước nguy cơ lỗ nặng vì giá tôm liên tục chạm đáy.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu mặt hành tôm hùm sang Trung Quốc đạt 70 triệu USD (tương đương gần 1.800 tỷ đồng), chiếm gần một nửa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc và tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Được biết, xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc bùng nổ từ năm 2024 và tiếp tục tăng cao trong tháng 1 năm nay. Nhờ Trung Quốc gia tăng nhập, xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng trưởng 24%. Tuy nhiên, do giá thu mua chạm đáy nên dù sản lượng bán sang thị trường tỷ dân này tăng mạnh vẫn khiến nhiều hộ nuôi tôm lâm vào cảnh thua lỗ. Nhiều hộ nuôi tại Khánh Hòa cho hay, tôm hùm hiện được bán với giá 700.000 đồng một kg, mức thấp nhất trong ba năm qua (trong khi để có lãi, giá phải đạt từ 820.000 đồng một kg). Với mức này, mỗi tấn tôm, người nuôi lỗ hàng trăm triệu đồng.
Tôm hùm đang có mức giá được cho là thấp nhất trong ba năm qua. Ảnh: ST
Ông Nguyễn Thế Phong đại diện Công ty xuất nhập khẩu Vinsea – DN chuyên xuất khẩu tôm hùm tại thị trường Mỹ cũng xác nhận, kể từ sau dịch Covid-19, giá tôm hùm giảm đáng kể so với trước đó. Thời điểm hiện tại, giá mặt hàng này tiếp tục giảm hơn 100.000 đồng/kg so với trước Tết. Lý giải về câu chuyện tôm hùm rớt giá, ông Phong cho rằng lý do lớn nhất là nguồn cung vượt quá cầu. Sau những ngày lễ tết, nhu cầu tiêu thụ giảm nên giá tôm hùm giảm cũng là dễ hiểu. Ngoài ra, với thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc, thì tôm hùm Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều quốc gia.
“Chúng ta cần có sự kiểm soát để chủ động hơn trong câu chuyện cung – cầu, mở rộng thị trường. Trước đây, tôm hùm Việt Nam có lợi thế riêng, nhưng hiện nguồn cung từ Australia, Canada, Mỹ ngày càng dồi dào với giá cạnh tranh hơn. Đặc biệt, sau khi Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu tôm hùm Australia, thị phần của Việt Nam tiếp tục bị thu hẹp” – ông Phong nói. Không chỉ vậy, các nước Đông Nam Á như Philippines, Indonesia, Malaysia,… hiện cũng đang xuất khẩu tôm hùm bông – dòng sản phẩm tương tự hàng Việt với giá hấp dẫn hơn. Trong khi đó, Trung Quốc ngày càng siết chặt kiểm soát chất lượng nhập khẩu, khiến hàng Việt liên tục bị cạnh tranh, giảm giá và bị động trong việc tìm đầu ra.
Theo ông Phong, về lâu dài các doanh nghiệp cần có chiến lược phù hợp để cạnh tranh về giá và chất lượng nhằm đẩy mạnh thương hiệu tôm hùm Việt. Ngoài ra, thay vì phụ thuộc thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp có thể tìm hướng tiêu thụ bằng nhiều cách, đó là phát triển thị trường nội địa, xuất khẩu chính ngạch đi các quốc gia khác dưới sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Mong muốn tìm hướng đi mới, để phần nào khắc phục tình trạng trên, ông Đoàn Văn Quang, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Tôm hùm Sông Cầu (Phú Yên), cho biết đơn vị của ông đang làm thủ tục đưa tôm hùm xanh xuất chính ngạch sang Nhật Bản, Hàn Quốc. Ông kỳ vọng trong thời gian tới, sức tiêu thụ tôm hùm ở thị trường nội địa và xuất khẩu sẽ khả quan hơn, giúp người nông dân có thể duy trì nghề nuôi tôm hùm lâu dài.
Hồng Hương
Nguồn: vnbusiness.vn
- Huyện Tân Phú Đông: Đột phá từ những ao tôm công nghệ cao
- Ấn Độ: Người nuôi tôm kiến nghị bãi bỏ thuế nhập khẩu vật tư đầu vào
- Phát triển ngành tôm Cà Mau trở thành trung tâm nuôi tôm hiệu quả, bền vững
- Giant Prawn 2025 trở lại Trung Quốc: Khẳng định vai trò trung tâm trong nuôi tôm nước ngọt toàn cầu
- Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tôm giống
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Năng lượng mới: Mở lối nuôi tôm bền vững
- Công nghệ DNA: Định hình ngành tôm giống
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 4/2025
- De Heus và hơn 100 nhà cung cấp chung tay “Nuôi dưỡng thế hệ tương lai”
Tin mới nhất
T3,29/04/2025
- Huyện Tân Phú Đông: Đột phá từ những ao tôm công nghệ cao
- Ấn Độ: Người nuôi tôm kiến nghị bãi bỏ thuế nhập khẩu vật tư đầu vào
- Thiên Quân: Hành trình tiên phong về chất lượng sản xuất thuốc thú y và thủy sản
- Phát triển ngành tôm Cà Mau trở thành trung tâm nuôi tôm hiệu quả, bền vững
- Giant Prawn 2025 trở lại Trung Quốc: Khẳng định vai trò trung tâm trong nuôi tôm nước ngọt toàn cầu
- Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tôm giống
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Năng lượng mới: Mở lối nuôi tôm bền vững
- Công nghệ DNA: Định hình ngành tôm giống
- Hoạt tính kháng khuẩn in vitro của Silvafeed chống lại các tác nhân gây bệnh trên cá
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Giá tôm giảm sâu, người nuôi điêu đứng
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân