Kiên Giang: Đẩy mạnh sản xuất nuôi tôm nươc lợ những tháng cuối năm 2021

Ngày 25/8/2021, Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang có văn bản gửi UBND huyện, thành phố có nuôi tôm nươc lợ; các đơn vị trực thuộc Sở; Chi cục Thủy sản; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Trung tâm Khuyến nông và Cơ sở nuôi tôm nước lợ trong tỉnh về việc đẩy mạnh sản xuất nuôi tôm nươc lợ từ nay đến  cuối năm 2021 vượt kế hoạch đề ra.

Theo đó, để thực hiện mục tiêu kép với phương châm vừa chống dịch quyết liệt, vừa phát triển sản xuất, đảm bảo tăng trưởng ngành thủy sản năm 2021 đạt cao hơn so với kế hoạch; Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc và cơ sở nuôi tôm nước lợ trong tỉnh thực hiện tốt một số nội dung sau:

UBND các huyện, thành phố có nuôi tôm nước lợ: chủ động rà soát tình hình, kế hoạch sản xuất nuôi tôm nước lợ trên địa bàn và kịp thời cập nhật, điều chỉnh phương án nuôi với tình hình thực tế, đẩy mạnh phát triển và gia tăng sản lượng phấn đấu vượt kế hoach năm 2021; giải quyết những bất cập, vướng mắc tồn tại trong sản xuất nuôi tôm, đặc biệt là chuỗi cung ứng thủy sản như con giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nhằm tạo điều kiện cho người nuôi yên tâm phát triển sản xuất.

Bên cạnh đó, chủ động kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia hỗ trợ thu mua, tiêu thụ sản phẩm đối với tôm nuôi đến thời kỳ thu hoạch và duy trì các kênh phân phối sản phẩm thủy sản, đảm bảo không để gián đoạn chuỗi cung ứng sản phẩm; nắm bắt tình hình, tổ chức sản xuất và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phù hợp với diễn biến thực tế trong và sau khi dịch Covid -19 kết thúc; tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi đẩy mạnh phát triển nuôi tôm nước lợ vào các tháng cuối năm phấn đấu vượt chỉ tiêu đề ra.

Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn quan tâm, chú trọng phát triển đối tượng thủy sản chủ lực như tôm sú, tôm thẻ chân trắng trên địa bàn. Đặc biệt, chỉ đạo triển khai thực hiện việc đăng ký Giấy xác nhận nuôi đối tượng thủy sản chủ lực theo quy định. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền hướng dẫn các quy định của Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn Luật và các quy định của UBND tỉnh. Chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid -19 tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản.

 

Chi cục thủy sản: thống kê sản lượng nuôi tôm nước lợ qua các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nuôi tôm..; phối hợp với các địa phương có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm để tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT thiết lập và duy trì các kênh phân phối sản phẩm tôm nuôi. Tăng cường kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống nuôi tôm nước lợ; chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Triển khai có hiệu quả công tác đăng ký cấp Giấy xác nhận nuôi đối tượng thủy sản chủ lực theo quy định và kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc cấp giấy.

Chi cục chăn nuôi và thú y: thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nước, khu vực nuôi tôm nước lợ, thông tin kịp thời để người dân biết và ứng phó khi môi trường có diễn biến bất lợi. Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời, không để dịch bệnh xảy ra trên diện rộng; Đẩy mạnh việc tổ chức xây dựng các cơ sở, vùng nuôi tôm an toàn dịch bệnh, hướng dẫn cơ sở nuôi trồng thủy sản áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học, tổ chức giám sát dịch bệnh chủ động tại cơ sở nuôi.

Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ điểm giao dịch tôm giống, đặc biệt tuân thủ quy định về kiểm dịch, chất lượng và kích cỡ tôm giống để đảm bảo nguồn giống tốt phục vụ người nuôi và hướng dẫn người nuôi khi tôm có dấu hiệu nhiễm bệnh hoặc chết nhiều bất thường; tuyệt đối không vứt xác tôm bệnh, chết ra môi trường, không xả thải nước, chất thải tại cơ sở nuôi tôm bị dịch bệnh ra môi trường làm lây lan dịch bệnh.

 

Trung tâm khuyến nông: tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn, tọa đàm, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi mới, đạt hiệu quả cao, giảm chi phí và nâng cao giá thành sản phẩm. Cùng đó, khuyến cáo người nuôi tham gia tổ chức quản lý cộng đồng như hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi tôm nước lợ.. để cùng tổ chức quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, chia sẻ thông tin, kiến thức, kỹ thuật mới, các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới cũng như trong công tác phòng, chống dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất.

Cơ sở nuôi tôm nước lợ: thực hiện tốt các phương pháp cải tạo, lựa chọn tôm giống, mật độ thả, ương giống trước khi thả nuôi; phương pháp chăm sóc, quản lý an toàn dịch bệnh phù hợp với điều kiện cụ thể vùng nuôi tôm để kịp thời xử lý các tình huống bất lợi xảy ra; Chủ động xây dựng phương án, kế hoạch nuôi tôm nước lợ gắn với ứng phó phòng, chống dịch bệnh Covid-19; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, khẩn trương thực hiện thủ tục cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi đối tượng thủy sản chủ lực; Các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa diện tích đất được giao để thực hiện cải tạo và đưa vào sản xuất nhằm gia tăng sản lượng tôm nuôi, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ nuôi mới; tham gia thực hiện chuỗi liên kết để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu trong nước và thị trường quốc tế.

Thanh Thủy

Nguồn: Tổng Cục Thủy sản

Tin mới nhất

CN,24/11/2024