Đồng Tháp: Gần 100% diện tích nuôi cá tra được cấp nhận diện

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp đã được cấp mã số nhận diện vùng nuôi với gần 100% diện tích nuôi cá tra thương phẩm, trong đó 60% diện tích thả nuôi cá tra đạt chuẩn quốc tế.

Tính trên toàn tỉnh hiện đang có hơn 2.450 ha nuôi trồng thuỷ sản, có 20 cơ sở nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu.

Trong những năm qua, nuôi trồng thuỷ sản tại tỉnh đã có nhiều cải thiện tích cực, cụ thể tính đến thời điểm hiện tại nhiều doanh nghiệp nuôi cá tra tại địa phương đã chủ động được nguyên liệu đầu vào, hơn 65% diện tích nuôi cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Công ty có số lượng người nuôi nhiều nhất là công ty TNHH Hùng cá và Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn.

Tỉnh Đồng Tháp thực hiện truy xuất nguồn gốc rõ ràng với cách thức cấp mã số nhận diện với gần 100% cơ sở nuôi cá tra thương phẩm trên địa bàn trong tỉnh. Cách làm này để phát triển ngành hàng cá tra bền vững, đồng thời được đánh giá mang tới nhiều thuận lợi, khuyến khích các cơ sở nuôi áp dụng tiêu chuẩn VietGap và chứng chỉ quốc tế phù hợp trong nuôi cá tra thương phẩm.

Việc quy định cụ thể cấp mã số nhận diện giúp xác định vị trí, toạ độ vùng nuôi này chuyển sang xác định vị trí, toạ độ từng ao nuôi khác, giúp công tác quản lý tốt hơn. Cụ thể, các tổ chức, cá nhân nuôi, chế biến xuất khẩu sản phẩm cá tra phải thực hiện lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm với thời gian 24 tháng kể từ ngày thu hoạch hoặc xuất bán.

Đối với các hộ nuôi cá tra nhỏ lẻ, tỉnh vận động thực hiện theo quy định để được cấp mã số nhận diện, nuôi liên kết, sản xuất tập trung, không manh mún. Các hộ nuôi liên kết với doanh nghiệp để có giải pháp sản xuất đạt chuẩn GlobalGap, VietGap. 

Trong năm 2019, tỉnh Đồng Tháp dự kiến diện tích nuôi cá tra là 2.600 ha, với mục tiêu sản lượng đạt 530.000 tấn.

Tin mới nhất

T6,22/11/2024