[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Nghề nuôi tôm những năm gần đây gặp nhiều khó khăn do diễn biến thời tiết ngày càng bất lợi, môi trường ao hồ bị ô nhiễm, các loại dịch bệnh nguy hiểm gây hại thường xuyên xảy ra dẫn đến tỷ lệ nuôi tôm thành công ngày càng thấp. Từ thực tiễn cho thấy, chất lượng tôm giống là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết thành công của nghề nuôi tôm. Do vậy, cần được quan tâm và được giám sát chặt chẽ thì nghề tôm mới phát triển bền vững.
Công ty Cổ phần Thủy Sản Thông Thuận là đơn vị đi đầu trong sản xuất, cung ứng giống tôm chất lượng tại Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là địa phương có tiềm năng để phát triển nghề nuôi tôm với 7/13 huyện, thị xã có diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) mặn, lợ. Nghề nuôi tôm được xem là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh, tỷ lệ người nuôi tôm thành công ngày càng thấp. Nguyên nhân được cho là do môi trường nước, ao hồ ngày càng ô nhiễm; nhiệt độ, thời tiết nắng mưa đan xen thất thường và các loại dịch bệnh nguy hiểm như gan tụy cấp, EHP gây hại liên tục khiến người nuôi tôm thua lỗ, nợ nần. Cũng chính điều này, đã làm cho các hộ nuôi trồng thủy sản không muốn tiếp tục đầu tư, cùng với đó, sự quan tâm của một số chính quyền địa phương cũng không còn mặn mà, dẫn đến diện tích quy hoạch nuôi tôm trên cát toàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 giảm gần 300ha so với quy hoạch cũ.
Để vực dậy nghề nuôi tôm, mặc dù ngành chuyên môn đang khuyến khích người nuôi tôm nên nuôi theo hướng thâm canh, nuôi thâm canh công nghệ cao, tập trung đầu tư cho các vùng nuôi tôm có tính chất sản xuất hàng hóa lớn nhằm tăng năng suất trên đơn vị diện tích, giảm thiểu dịch bệnh; phát triển các mô hình, hình thức nuôi mới (nuôi trong nhà, nuôi trong bể tròn khung sắt lót bạt, nuôi 2 giai đoạn…); tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng các yếu tố đầu vào như thức ăn, hoá chất, chế phẩm sinh học… Tuy nhiên, con số ấy cũng chưa phải là nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Ngay cả những cơ sở nuôi áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vẫn gặp phải tình trạng dịch bệnh trên tôm nuôi và hiện tượng tôm chậm lớn. Chính vì thế, vào mỗi vụ tôm, câu chuyện mua giống của ai, mua ở đâu vẫn luôn là trăn trở của mỗi chủ đầm. Đặc biệt, khi xảy ra dịch bệnh, nhiều câu hỏi lại được đặt ra, trong đó bao gồm cả băn khoăn về chất lượng giống liệu có đảm bảo?
Thực tế, thời gian qua, trên địa bàn Hà Tĩnh không tránh khỏi việc thương lái bán tôm không đảm bảo chất lượng, không có hồ sơ kiểm dịch theo đúng quy định. Nếu người dân vì cái lợi giá rẻ trước mắt mà chọn tôm không có nguồn gốc xuất xứ sẽ rất dễ rước họa vào thân. Qua tìm hiểu được biết, theo thông lệ, trong vòng 1 tuần sau khi đưa giống về, nếu có vấn đề về giống thì cơ sở sản xuất sẽ chịu trách nhiệm bảo hành hỗ trợ, nhưng nếu từ 2 tuần trở lên thì không chịu trách nhiệm. Với hạ tầng hiện tại, các đầm đầu tư đạt quy chuẩn nuôi 2-3 giai đoạn cũng mới chỉ rất ít, trong đó, việc dành diện tích ao lắng bên cạnh diện tích ao nuôi hoặc nuôi ương gièo trong bể hoặc nhà lưới từ 20-30 ngày trước khi đưa ra ao thả nên khó đánh giá được chất lượng tôm giống như thế nào. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi hiện nay khá nặng và phổ biến nên rất khó có cơ sở đánh giá là giống tốt, đảm bảo hay không và khó để “trói buộc” trách nhiệm cho cơ sở sản xuất giống nếu nuôi từ 1 tháng trở lên.
Tại Hà Tĩnh, hiện có 2 trại sản xuất, ương dưỡng giống tôm mặn lợ, năm 2021 đã sản xuất, ương dèo đạt 512 triệu con tôm giống; 6 tháng đầu năm 2022 đã sản xuất, ương dèo trên 300 triệu con. Đi đầu trong sản xuất, cung ứng giống tôm chất lượng phải kể đến Công ty Cổ phần Thủy sản Thông Thuận Hà Tĩnh.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Công Hoàng, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh: Công ty cổ phần thủy sản Thông Thuận là đơn vị sản xuất giống tôm thẻ chân trắng đầu tiên trên địa bàn Hà Tĩnh. Vì cung cấp nguồn giống tôm tại chỗ nên rất thuận lợi cho người dân trong mua bán, vận chuyển. Hơn nữa, nguồn giống được sản xuất tại Hà Tĩnh nên quá trình nuôi dễ thích ứng điều kiện thời tiết trên địa bàn tỉnh.
Số liệu ghi nhận đến thời điểm này, Công ty Thông Thuận đã cung cấp cho toàn khu vực phía Bắc hơn 450 triệu con tôm giống, riêng Hà Tĩnh hơn 75 triệu con; dự kiến lũy kế đến cuối năm 2022, sản lượng xuất bán đạt khoảng 550 – 600 triệu con trong toàn khu vực.
Khi trao đổi với ông Võ Châu Trọng, Giám đốc Công ty, được biết, công ty đặt nền móng sản xuất giống tôm tại Hà Tĩnh từ năm 2016, 2 năm đầu do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, Công ty Thông Thuận trở thành doanh nghiệp cung cấp giống tôm lớn nhất nhì khu vực phía Bắc. Các vùng nuôi tôm lớn như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định… đều lựa chọn tôm giống Thông Thuận để thả nuôi.
Là chủ cơ sở nuôi tôm lâu năm, anh Hồ Quang Dũng, Giám đốc HTX Nuôi trồng thủy sản Xuân Thành (huyện Nghi Xuân) đã lựa chọn công ty Thông Thuận là đơn vị cung cấp tôm giống hàng năm, anh Dũng đánh giá: “Những năm qua, Giống tôm Công ty Thông Thuận cung ứng luôn được kiểm định chất lượng đầy đủ và tôm lớn nhanh nên mang lại hiệu quả kinh tế cao”.
Qua khảo sát, trao đổi với một số chủ đầm nuôi tôm ở xã Kỳ Thư (huyện Kỳ Anh) hay xã Thạch Sơn (huyện Thạch Hà), một số chủ đầm nuôi tôm phản ánh về tình trạng tôm chậm lớn, nhất là trong vụ 3 và nguyên nhân một phần do chất lượng giống. Tuy nhiên, ở góc nhìn khác, theo các chuyên gia, điều kiện khí hậu lạnh cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm nên cũng khó có cơ sở khẳng định.
Ông Võ Châu Trọng cũng cho biết thêm: “Hiện tôm giống có 2 dòng, dòng giống tôm có kháng bệnh và dòng giống tăng trưởng nhanh. Quá trình theo dõi, chúng tôi nhận thấy đặc thù thời tiết khu vực Bắc Trung Bộ nói chung và Hà Tĩnh nói riêng thường xuyên mưa lũ, hạn hán; môi trường nước thay đổi liên tục và dịch bệnh rất nhiều, dẫn đến tỷ lệ người nuôi thành công dòng tôm siêu lớn có phần chưa cao. Để khắc phục những tồn tại đó, năm 2023, Công ty Thông Thuận sẽ chuyển hướng sang dòng tôm kháng bệnh”.
Cũng theo ông Trọng, mới đây, Tập đoàn Thông Thuận đã nuôi thử nghiệm thành công giống tôm kháng bệnh tại các tỉnh phía Nam. Riêng Công ty Thông Thuận Hà Tĩnh dự kiến sẽ nhập 2.000 cặp tôm bố mẹ do Công ty TNHH Shrimp Improvement Systems Group (SIS) cung cấp để sản xuất, cung ứng cho người nuôi trồng trong khu vực từ 600 – 700 triệu con tôm giống.
“Trước thực tế khí hậu, thời tiết bất lợi như ở Hà Tĩnh và các tỉnh Bắc Trung Bộ, việc đưa giống bố mẹ kháng bệnh vào sản xuất là cấp thiết. Có thể dòng này sẽ chậm lớn hơn một chút nhưng tỷ lệ nuôi thành công của người dân sẽ lớn hơn, thu hiệu quả kinh tế bền vững hơn”, ông Võ Châu Trọng nhấn mạnh thêm.
Ngoài sản xuất, ương dèo giống trong trại, trước khi xuất bán ra thị trường, tôm giống được Công ty Thông Thuận nuôi trình diễn tại Trung tâm Thực nghiệm rộng hơn 30.000m2. Mục đích là để kiểm tra nguồn gen, đánh giá lại tính chống chịu với dịch bệnh, tỷ lệ sống, tốc độ lớn… nhằm đưa nguồn tôm giống đến tay người sản xuất đảm bảo chất lượng tốt nhất, giá cả phải chăng nhất.
“Trong sản xuất nông nghiệp truyền thống, nguồn nước giữ vị trí số 1 và giống ở vị trí thứ 4 (nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống). Tuy nhiên, đối với nuôi tôm thâm canh, yếu tố giống quyết định đến 70% thành công của mô hình. Chính vì thế, giống và lựa chọn con giống chất lượng có vai trò vô cùng quan trọng đối với các chủ đầm”, ông Nguyễn Công Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho hay.
Ngành chuyên môn cũng khuyến khích người nuôi phối hợp cơ quan chức năng trong việc phát hiện, xử lý thương lái bán tôm giống kém chất lượng. Đồng thời, khuyến cáo bà con nên chọn mua tôm ở đơn vị có uy tín, tôm có nguồn gốc rõ ràng, hồ sơ kiểm dịch đúng quy định pháp luật góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm tỉnh nhà.
Nguyễn Hoàn
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
- Hà Tĩnh li>
- SIS li>
- Thông thuận li>
- tôm giống li> ul>
- Toàn cảnh thị trường tôm giống tại Ấn Độ năm 2022
- Ương dưỡng tôm giống trước khi thả nuôi: Giải pháp trong nuôi tôm vụ Đông
- Tôm sú giống hỗ trợ đã đến tay người dân
- Quy định mới gây khó khăn trong việc giám sát tôm giống nhập tỉnh
- Cà Mau: Chỉ đáp ứng 45% nhu cầu tôm giống
- Tôm giống chịu lạnh: Giải pháp cho nuôi tôm vụ Đông tại miền Bắc
- Tổng quan thị trường tôm bố mẹ năm 2022
- Danh sách các công ty nhập tôm bố mẹ SIS tại Việt Nam trong tháng 3/2022.
- Nuôi tôm Quảng Nam: Cơ hội mở ra từ sản xuất tôm giống sạch
- Ninh Thuận hướng đến là trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao
Tin mới nhất
T7,04/02/2023
- Chú trọng yếu tố môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Ngành hàng tôm trước thách thức mới
- Ngành tôm Bangladesh sụt giảm vì suy thoái kinh tế toàn cầu
- Cập nhật giá tôm ngày 3-2-2023
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Phấn đấu sản lượng tôm hùm thương phẩm đạt 2.100 tấn
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ môi trường trong nuôi tôm công nghiệp
- Sóc Trăng chuẩn bị tốt nhất cho vụ tôm nước lợ năm 2023
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng
- Bảo vệ gan tụy: Bí quyết của sự thành công