Biện pháp giảm chi phí nuôi tôm

Hiện giá tôm nguyên liệu giảm nên người nuôi tôm tìm mọi cách để giảm chi phí trong nuôi tôm. Dưới đây là 3 biện pháp giảm chi phí trong nuôi tôm được các kỹ sư nuôi trồng thủy sản khuyến cáo.

Giá tôm giảm nên nhiều hộ nuôi tôm thẻ ở TP. Bạc Liêu không có lãi. Ảnh: M.Đ

Kiểm soát thức ăn

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chi phí sản xuất (chiếm khoảng 50 – 60%). Lượng thức ăn thất thoát vào trong nước và bùn đáy ao khoảng 20%. Lượng thức ăn dư thừa này phân hủy giúp tảo phát triển mạnh làm đáy ao dơ do thức ăn dư. Các chất này sẽ làm tiêu hao ôxy và sản sinh ra nhiều khí độc.

Do đó, có thể cho tôm ăn nhiều lần trong ngày nhưng giảm lượng thức ăn xuống còn khoảng 70%. Tôm sẽ ăn nhiều vào lúc mặt trời mọc và lặn. Vì vậy, bà con cần phải tăng lượng thức ăn vào ban ngày và giảm thức ăn vào ban đêm. Khi tôm đang lột xác, thời tiết nắng gắt, hoặc sự thay đổi đột ngột môi trường ao nuôi, bà con nên giảm lượng thức ăn…

Giảm mật độ tôm nuôi

Mật độ thả nuôi hợp lý kết hợp với đầu tư và trang thiết bị đầy đủ như quạt nước, ôxy đáy (nếu có) để đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan trong ao > 4 – 5mg/lít đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Tạo và duy trì hệ sinh thực hợp lý trong ao hết sức quan trọng, tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, tạo ôxy trong ao, ngăn ngừa sự phát triển của tảo đáy và làm cho môi trường nước ít biển động, hạn chế tôm bị sốc, tạo điều kiện cho tôm tăng khả năng bắt mồi, phát triển nhanh.

Hạn chế sử dụng hóa chất

Thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học có chi phí tương đối cao, chiếm từ 20 – 30% trong nuôi tôm. Nên cần theo dõi chặt chẽ sự phát triển của ao nuôi tôm để sử dụng thuốc và hóa chất kịp thời, đúng liều, tạo ra môi trường ao nuôi an toàn và bền vững cho vụ nuôi tôm…

M.C (lược trích)

Nguồn tin: Báo Bạc Liêu,

Tin mới nhất

T6,26/04/2024