[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Tuy vẫn còn có một số sự khác biệt trong cách nhìn về gói tín dụng 15.000 tỷ đồng hỗ trợ lâm sản, thủy sản của Chính phủ, nhưng nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp thủy sản đều có đánh giá tích cực về gói tín dụng này. Và ở một góc độ nào đó, có thể xem gói tín dụng này như: “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” để ngành tôm có thêm động lực, thêm cơ hội để sớm vượt qua khó khăn, củng cố vị thế là năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Có thêm nguồn vốn tín dụng ưu đãi, doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội giữ được khách hàng và duy trì sức cạnh tranh trên thị trường (Ảnh: Chế biến tôm tại Công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam – Vinacleanfood)
Vỡ trận ngoài dự kiến
Đúng như dự báo, ngay từ khi bước vào Quý III/2022, xuất khẩu tôm bắt đầu gặp khó. Đầu tiên là nhà nhập khẩu đề nghị chậm giao hàng theo hợp đồng, sau đó là giảm lượng hoặc hủy hợp đồng… dẫn đến giá tôm trên thị trường liên tục lao dốc. Càng về cuối năm, tốc độ tiêu thụ không chỉ ngày càng chậm mà còn kéo dài đến hết Quý II/2023. Tất cả diễn biến thị trường đều vượt ra ngoài dự kiến của doanh nghiệp, nên các sách lược kinh doanh vì thế cũng bị đảo lộn, thậm chí phá vỡ. Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, chia sẻ: “Xuất khẩu tôm chậm lại hơn nửa năm, đẩy tồn kho ngày một cao, khiến doanh nghiệp kẹt vốn, không thể thanh toán nợ ngân hàng đúng hạn, nên không thể vay thêm vốn, trong khi giai đoạn cao điểm chế biến, xuất khẩu đã bắt đầu”.
Trước khó khăn kéo dài, những doanh nghiệp gặp khó không có cách nào khác, buộc phải bán tháo, chấp nhận thua lỗ, để có vốn xoay vòng. Do đó, dù gói tín dụng 15.000 tỷ đồng như đánh giá của nhiều doanh nghiệp là không lớn, nhưng cũng được xem là cứu cánh cho các doanh nghiệp đang lâm vào thế khó, bởi nếu không có được nguồn vốn này, chẳng những doanh nghiệp không thể tiếp tục thu mua tôm nguyên liệu, mà còn có nguy cơ bị ngân hàng chuyển qua gói nợ xấu, khó khăn sẽ càng chồng chất hơn. Hay nói một cách khác, gói tín dụng trên cũng chính là cơ hội giúp doanh nghiệp né được nợ xấu, hạn chế tình trạng bán tháo tôm giá rẻ, giảm thiệt hại cho doanh nghiệp và cho cả ngành tôm.
Có vốn, có cơ hội phục hồi
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn ở Sóc Trăng, tuy giá xuất khẩu chưa được cải thiện nhiều, nhưng thị trường đang cho thấy dấu hiệu hồi phục dần, khi giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 7 của hầu hết các doanh nghiệp đều tăng đáng kể so với tháng 6, góp phần đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Sóc Trăng trong tháng 7 ước đạt 102 triệu USD, tăng 14,72%. Điển hình như Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Sao Ta, có doanh số xuất khẩu tháng 7 tăng 18% so với tháng 6 và là tháng thứ 4 liên tiếp có doanh số tăng. Do đó, đây cũng là thời điểm doanh nghiệp rất cần vốn để chuẩn bị nguồn hàng cho các đơn hàng dịp lễ, tết cuối năm, nên phần lớn doanh nghiệp ngành tôm đón nhận gói tín dụng trên một cách tích cực.
Nhờ phát huy thế mạnh hàng giá trị gia tăng, giúp doanh nghiệp có được đơn hàng giá tốt, hỗ trợ giá tôm trong nước tăng trở lại
Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp phân tích cho thấy, gói tín dụng trên là hơi chậm và thật sự quá nhỏ so với nhu cầu của toàn ngành. Giám đốc một doanh nghiệp chế biến tôm ở Sóc Trăng, chia sẻ: “Chúng tôi đã kiến nghị lên Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội cũng đã kiến nghị với Thủ tướng từ mấy tháng trước. Mục đích của kiến nghị này là nhằm hỗ trợ vốn để doanh nghiệp tăng mua tôm dự trữ, giúp giá tôm không phải giảm sâu, kích thích người nuôi tiếp tục thả giống. Tuy nhiên, đến giờ này, gói tín dụng mới được triển khai là hơi muộn vì nguồn tôm không còn đủ cho chế biến hàng ngày, lấy đâu ra để dự trữ”. Cũng có doanh nghiệp cho rằng gói tín dụng trên là quá nhỏ bé, chẳng thấm vào đâu so với nhu cầu của doanh nghiệp trong ngành. Tổng Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn ở Cà Mau thẳng thắn: “Gói tín dụng này thật ra không lớn và chỉ thật sự có ý nghĩa đối với những doanh nghiệp nhỏ trong ngành tôm, còn những doanh nghiệp lớn, có uy tín, hiện đều đã sẵn sàng cho giai đoạn tăng tốc hết rồi”.
Dù chưa như kỳ vọng, nhưng với tín hiệu tăng trưởng trở lại của xuất khẩu tôm trong các tháng gần đây cùng với nguồn tôm nguyên liệu không còn nhiều đã kéo giá tôm tăng liên tiếp trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, giá bán tôm vẫn chưa cải thiện nhiều, chủ yếu là nhờ có các đơn hàng giá trị gia tăng tốt, nên doanh nghiệp mới có thể mua tôm nguyên liệu với giá cao hơn. Các doanh nghiệp cũng dự báo giá tôm sẽ còn tiếp tục tăng vì thiếu hụt nguyên liệu do người nuôi đã ngưng thả giống khá nhiều. Ông Võ Văn Phục, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam, cho biết: “Mọi năm, thời điểm này tôm rất nhiều, nhưng năm nay gần như đã hết tôm do số diện tích ngưng thả giống khá nhiều. Vì vậy, theo dự báo của cá nhân tôi, giá tôm sẽ còn tiếp tục tăng và gây khốn đốn cho những doanh nghiệp không có hoặc có ít nguồn tôm dự trữ. Nếu tình hình này kéo dài đến Quý I năm sau sẽ rất căng cho các doanh nghiệp ngành tôm”.
Hoàng Nhã
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Người dân nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão gây ra thì được hỗ trợ bao nhiêu?
- VASEP: Kêu gọi ủng hộ người dân và doanh nghiệp thủy sản bị thiệt hại do bão Yagi
- Ngành nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh, Hải Phòng thiệt hại nặng nề do bão số 3
- Long An: Xử lý mạnh các trường hợp nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt
- Thái Bình: Người nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng nề sau bão
- Bảo vệ ao tôm trước bão lũ: Những việc cần làm
- ‘Chìa khoá’ thành công của tỷ phú nuôi tôm Nghệ An – Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024
- Mẹo giảm chi phí nuôi tôm để đạt lợi nhuận tối ưu
- Trung Quốc: Sản lượng thức ăn nuôi tôm tăng vọt
Tin mới nhất
T5,12/09/2024
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Người dân nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão gây ra thì được hỗ trợ bao nhiêu?
- VASEP: Kêu gọi ủng hộ người dân và doanh nghiệp thủy sản bị thiệt hại do bão Yagi
- Ngành nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh, Hải Phòng thiệt hại nặng nề do bão số 3
- Long An: Xử lý mạnh các trường hợp nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt
- Thái Bình: Người nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng nề sau bão
- Bảo vệ ao tôm trước bão lũ: Những việc cần làm
- ‘Chìa khoá’ thành công của tỷ phú nuôi tôm Nghệ An – Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024
- Mẹo giảm chi phí nuôi tôm để đạt lợi nhuận tối ưu
- Trung Quốc: Sản lượng thức ăn nuôi tôm tăng vọt
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt