[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Hiện nay, do bị khai thác quá mức, trữ lượng các loài cá nhỏ ngoài tự nhiên đang suy giảm nghiêm trọng. Theo một vài nghiên cứu, nếu các loài cá nhỏ tiếp tục bị khai thác như tình trạng hiện nay thì trữ lượng loài có thể bị đạt đến giới hạn sinh thái vào năm 2037. Điều này có nghĩa là các loài cá đang bị khai thác làm bột cá và các loài cá trong chuỗi thức ăn đều sẽ cạn kiệt. Do vậy, các nghiên cứu thay thế bột cá bằng những nguồn protein khác đã được thực hiện nhằm tìm ra nhiều nguồn protein thay thế trong sản xuất thức ăn thủy sản.
Sử dụng phụ phẩm cá đang mở ra một cuộc cách mạng cho ngành công nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản trong tương lai.
Thực tế việc sử dụng phụ phẩm, phế phẩm trong ngành chế biến thủy sản hiện nay cũng đang giảm gánh nặng lên việc khai thác các loài cá nhỏ. Dù chúng ta chấp nhận việc thay thế hoàn toàn bột cá và dầu cá đánh bắt từ tự nhiên để sản xuất thức ăn thủy sản là điều không thể, nhưng những thành công trong nghiên cứu sử dụng phụ phẩm cá, tôm, mực, đậu nành, tảo và protein từ côn trùng đang mở ra một cuộc cách mạng cho ngành công nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản trong tương lai.
Sản phẩm tương tự bột cá (Fish Meal Analogue) được định nghĩa là hỗn hợp trộn sẵn của các sản phẩm phụ từ động vật và các thành phần thực vật như da, phụ phẩm từ gia cầm, bột lông vũ, bột huyết, bột mực, phụ phẩm từ cá ngừ và bột đậu nành (Damusaru và ctv,2019). Với hàm lượng protein thô cao và chất kháng dinh dưỡng ANF (chất ức chế proteinase, lectin và acid phytic) thấp, vị ngon miệng chấp nhận được (do sản phẩm chứa phụ phẩm cá, mực) và giàu axit amin, sản phẩm tương tự bột cá (FMA) được coi là một ứng cử viên tiêu chuẩn để thay thế bột cá (FM). Các báo cáo cho thấy các sản phẩm tương tự đã thay thế 15,39% đến 20% bột cá trong khẩu phần thức ăn cá chình Nhật Bản (Anguilla japonica) (Damusaru và ctv,2019); 37,5% bột cá trong khẩu phần ăn của cá bơn Hàn Quốc ( Paralichthys olivaceus) ( Bai và ctv, 1998 ) mà không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cũng như tình trạng sức khỏe của vật nuôi.
Theo Ye và ctv, (2019), có thể thay thế tới 80% bột cá trong khẩu phần ăn cho cá mú lai (Epinephelus fuscoguttatus♀×E. lanceolatus ♂) bằng hỗn hợp protein động vật gồm bột gia cầm, bột thịt xương và bột tôm. Monge-Ortiz và cộng sự, (2020) đã xác định rằng 33% bột cá có thể thay thế bằng hỗn hợp bột gluten ngô, bột nhuyễn thể và bột thịt xương ở cá đuôi vàng Địa Trung Hải (Seriola dumerili). Tuy nhiên, khi tăng tỉ lệ thay thế bột cá lên 66%, chỉ số hiệu suất thấp hơn đáng kể và đặc điểm cảm quan của phi lê kém hơn. Samaddar và cộng sự, (2021) cho rằng chế độ ăn giảm phụ thuộc vào bột cá (có thể lên đến 100%) bằng hỗn hợp protein động vật lên men dẫn đến sự giảm tăng trưởng và lắng đọng chất dinh dưỡng ở cá trê giống (Mystus vittatus).
Trong nhiều thập kỷ, ngày càng có nhiều ấn phẩm khoa học chỉ ra rằng một số loài có thể được nuôi bằng thức ăn không chứa bột cá và bổ sung các loại axit amin thiết yếu cho tăng trưởng và sức khỏe vật nuôi. Các nghiên cứu hiện tại về tiềm năng thay thế bột cá và dầu cá không chỉ đánh giá tác động của chúng đối với tăng trưởng mà còn bao gồm sức khỏe cá và chất lượng thịt.
Hỗn hợp protein bao gồm nhiều loại phụ phẩm động vật và thực vật đảm bảo cung cấp hàm lượng protein cao nhất trong số các nguyên liệu tiềm năng thay thế bột cá trong thức ăn thủy sản. Nguồn nguyên liệu này kết hợp tính ngon miệng và khả năng tiêu hóa của sản phẩm động vật với tính sẵn có và hiệu quả chi phí từ nguồn nguyên liệu thực vật. Từ đó tạo ra một sản phẩm bền vững có khả năng giảm chi phí và tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng thức ăn.
Sản phẩm BIOPEPTIDE SP50: Bột đạm cá hồi thuỷ phân chức năng
Từ những nghiên cứu trên, Công ty Cổ phần Tập đoàn MFC đã phát triển sản phẩm đạm cá hồi thủy phân dạng bột để hoàn thiện các sản phẩm dịch cá hồi thuỷ phân dạng lỏng (Marpro AL20) và dạng cô đặc (Marpro AL30), dễ dàng sử dụng trong thức ăn thuỷ sản, chăn nuôi và thú cưng, đặc biệt khách hàng có thể sử dụng liều dùng cao trong sản xuất thức ăn. Protein đậu nành được cho là nguồn protein thực vật thay thế cho bột cá tốt nhất nhờ chứa hàm lượng đạm cao, vào khoảng 47 – 50%, lipid không quá 2%, với trữ lượng dồi dào và bền vững. Tuy nhiên, cần phải xem xét khi thay thế protein đậu nành cho bột cá do sự thiếu hụt một số chất dinh dưỡng như một số axit amin thiết yếu, axit béo Omega-3 chuỗi dài,… Việc thiếu hụt một số axit amin tự do còn làm giảm tính dẫn dụ đối với các loài thủy sản. Ngoài ra, protein thực vật thường chứa một số loại độc tố như anti-trypsine trong trường hợp bột đậu nành gây ức chế hoạt động của các enzyme tiêu hóa, dẫn đến tình trạng khó hấp thụ dinh dưỡng ở vật nuôi.
BIOPEPTIDE SP50 là sản phẩm cá hồi thủy phân bằng enzyme và sử dụng hệ thống phun sấy chân không ở nhiệt độ thấp hiện đại, bảo đảm tăng giá trị dinh dưỡng và giữ nguyên các vi lượng và hoạt tính sinh học của protein. Với nguồn nguyên liệu từ phụ phẩm cá hồi được thủy phân cao cấp bằng công nghệ sinh học và am hiểu về chế biến, sản phẩm tạo ra được các peptide mạch ngắn và axit amin tự do dễ dàng được hấp thu và chuyển hóa nhanh chóng trong hệ tiêu hóa, giảm phụ thuộc vào enzyme đường ruột vật nuôi, qua đó giảm năng lượng cơ thể sử dụng cho quá trình tiêu hóa, hấp thu. Ngoài ra các peptide mạch ngắn này có nhiều hoạt tính sinh học tiềm năng cho sức khỏe vật nuôi như đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch. Hàm lượng và độ dài của các peptide từ dịch cá hồi thủy phân được định lượng trong công thức để tối ưu tính dẫn dụ tự nhiên. Từ đó, BIOPEPTIDE SP50 sẽ mở ra cơ hội mới cho việc phát triển các chiến lược an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí để tăng năng suất vật nuôi, cũng như ngăn ngừa và giảm thiểu nhiều dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
Mới đây, tại diễn đàn Mekong Start Up lần 1 tại Đồng Tháp, các doanh nghiệp nhóm đầu về sản xuất thức ăn cá tra đã cam kết cắt giảm phát thải carbon và metan trong chuỗi ngành hàng cá tra. Cụ thể là mong muốn giảm FCR cá tra từ 1,6 về tiệm cận 1 và tăng tỷ lệ sống lên 40% so với mức hiện tại để thực hiện cam kết giảm phát thải và gia tăng lợi nhuận bền vững. Đạm thuỷ phân chức năng BIOPEPTIDE SP50 hứa hẹn là một trong những giải pháp quan trọng, cùng với nhiều giải pháp khác để thực hiện được mong muốn và cam kết của các doanh nghiệp ngành cá tra trong lộ trình trong 3-5 năm tới.
MFC GROUP
Để biết thêm về các dòng sản phẩm đạm thuỷ phân cao cấp, vui lòng liên hệ Ms. Trâm: tram.doan@thenangroup.com hoặc liên hệ qua hotline: 0909046102
- bột cá li>
- bột cá thủy phân li>
- MFC Group li>
- TATS li> ul>
- INVE: Bổ nhiệm giám đốc khu vực tại Việt Nam
- Xuất khẩu tôm trong 11 tháng đầu năm mang về gần 3,6 tỷ USD
- Thái Lan: Trang trại đầu tiên thử nghiệm hệ thống gây mê di động
- Tín hiệu khả quan kết thúc năm khó khăn của ngành tôm ĐBSCL
- Quảng Trị (huyện Triệu Phong): Diện tích nuôi tôm giảm 62,6 ha so với năm 2023
- Thủy sản duy trì đà tăng tốc, đáp ứng nguồn cung cho thị trường Tết
- Giá thể rơm: Chất dinh dưỡng tự nhiên tăng hiệu quả trong nuôi tôm biofloc
- Khung lịch mùa vụ thả giống tôm nước lợ năm 2025
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Thảo dược: “Vũ khí sinh học” phòng bệnh AHPND trên tôm
Tin mới nhất
T7,14/12/2024
- INVE: Bổ nhiệm giám đốc khu vực tại Việt Nam
- Xuất khẩu tôm trong 11 tháng đầu năm mang về gần 3,6 tỷ USD
- Thái Lan: Trang trại đầu tiên thử nghiệm hệ thống gây mê di động
- Tín hiệu khả quan kết thúc năm khó khăn của ngành tôm ĐBSCL
- Quảng Trị (huyện Triệu Phong): Diện tích nuôi tôm giảm 62,6 ha so với năm 2023
- Thủy sản duy trì đà tăng tốc, đáp ứng nguồn cung cho thị trường Tết
- Giá thể rơm: Chất dinh dưỡng tự nhiên tăng hiệu quả trong nuôi tôm biofloc
- Khung lịch mùa vụ thả giống tôm nước lợ năm 2025
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Thảo dược: “Vũ khí sinh học” phòng bệnh AHPND trên tôm
Các ấn phẩm đã xuất bản
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt