Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Đức 6 tháng đầu năm 2021 tăng 35,1%

[Người Nuôi Tôm] – Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Đức 6 tháng đầu năm 2021 tăng 35,1% về lượng và tăng 37,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 

Ảnh minh họa: ST

 

Theo số liệu của Eurostat, nhập khẩu tôm của Đức 4 tháng đầu năm 2021 đạt 20,9 nghìn tấn với trị giá 183,24 triệu EUR (tương đương 215,7 triệu USD), giảm 2,3% về lượng và giảm 4,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong các thị trường nhập khẩu tôm ngoài EU, Việt Nam là thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Đức với lượng đạt 3,01 nghìn tấn, trị giá 30,6 triệu USD, tăng 11,8% về lượng và tăng 5,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. So với các nguồn cung cấp cạnh tranh như Ấn Độ, Hondura, Ecuado, Indonesia, Ukraina giá nhập khẩu trung bình từ Việt Nam ở mức cao hơn đạt 10,2 USD/kg.

 

Một số mã HS tôm của Việt Nam đã tận dụng được ưu đãi thuế trong Hiệp định EVFTA nhưng chưa đồng đều:

+ Với những nhóm hàng thuộc danh mục thuế A (Thuế sẽ được xóa bỏ hoàn toàn và các hàng hóa đó không bị áp thuế quan kể từ ngày Hiệp định EVFTA có hiệu lực): Với nhóm mã HS 03061792 (Tôm đông lạnh thuộc giống “Penaeus”, hun khói, còn nguyên vỏ hay không, bao gồm cả tôm còn vỏ, nấu chín bằng cách hấp hoặc đun sôi trong nước…) và mã HS 03061799 (Tôm và tôm đông lạnh, hun khói, còn nguyên vỏ hay không, bao gồm cả tôm còn vỏ, nấu chín bằng cách hấp hoặc luộc trong nước…) nhập khẩu của Đức từ Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2020.

+ Với những nhóm hàng thuộc danh mục thuế B7 (Thuế sẽ được xóa bỏ dần đều tương ứng trong 8 năm bắt đầu từ ngày Hiệp định EVFTA có hiệu lực): Trong đó, nhóm mã HS 16052110 (Tôm và tôm, đã chế biến hoặc bảo quản, trong bao bì đóng gói ngay với khối lượng tịnh <= 2 kg (không bao gồm chỉ hun khói và đựng trong hộp kín) và nhóm mã HS 16052190 (Tôm và tôm đã chế biến hoặc bảo quản, trong bao bì đóng gói ngay có khối lượng tịnh >2 kg (không bao gồm chỉ hun khói và đựng trong hộp kín)) cả lượng và trị giá đều tăng so với cùng kỳ năm 2020 trong khi đó nhóm mã HS 16052900 (Tôm và tôm đã chế biến hoặc bảo quản, trong hộp kín (không bao gồm hun khói)) giảm so với cùng kỳ năm 2020.

Ảnh minh họa: ST

 

Theo nhận định từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người của Đức trong năm 2020 khoảng gần 14kg/người/năm, mặc dù mức tiêu thụ thuỷ sản này không cao so với bình quân tiêu thụ thuỷ sản thế giới, nhưng ngày càng nhiều người dân Đức nhận thấy việc tiêu thụ thuỷ sản rất có lợi cho sức khoẻ và lựa chọn tiêu dùng thuỷ sản cũng tiện dụng như các sản phẩm thịt khác. Đức với dân số 83,8 triệu người và là quốc gia phát triển nhất trong Liên minh châu Âu, nên nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Đức sẽ tăng trong thời gian tới, do nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu của Đức tăng. Do đó, các doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam sẽ có cơ hội tăng giá trị xuất khẩu sang Đức và sẽ tận dụng tốt Hiệp định EVFTA với những sản phẩm xuất khẩu thủy sản chủ lực mà Việt Nam có lợi thế như tôm, cá ngừ…

P.V

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Đức bước đầu đã tận dụng được ưu đãi từ Hiệp định EVFTA

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Đức đạt 14,6 nghìn tấn, trị giá 91,9 triệu USD, tăng 15,7% về lượng và tăng 18,9% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2020. Tôm các loại, cá ngừ các loại và cá tra, basa là 3 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Đức, trong đó xuất khẩu tôm các loại và cá ngừ các loại tăng trưởng tốt, trong khi đó xuất khẩu cá tra, basa giảm mạnh. Tôm các loại chiếm 50,3% về lượng và chiếm 72,9% về trị giá; cá ngừ các loại chiếm 25,2% về lượng và chiếm 14% về trị giá; cá tra, basa chiếm 15,8% về lượng và chiếm 7,1% về trị giá trong tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Đức trong 6 tháng đầu năm 2021.

Tin mới nhất

T6,26/04/2024