Vài nét về ngành nuôi trồng thủy sản tại EU

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Hiện ngành nuôi trồng thủy sản tại EU bao gồm 12.500 công ty, chủ yếu là các doanh nghiệp siêu nhỏ (có quy mô dưới 10 nhân viên). Tổng số lao động là 73.000 trong năm 2016, giữ mức ổn định trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, thay đổi lớn nằm ở sự tăng trưởng đáng kể về số lượng người làm việc toàn thời gian, tăng từ 36.000 trong năm 2013 lên xấp xỉ 44.000 trong năm 2016.

Vài nét về ngành nuôi trồng thủy sản tại EU

Về cơ cấu sản phẩm, cá biển chiếm tỉ trọng lớn nhất với giá trị 2,7 tỉ EUR (3,1 tỉ USD) trong năm 2016, tiếp theo là thủy sản có vỏ ở mức 1,1 tỉ EUR (1,3 tỉ USD) và cá nước ngọt ở mức 1 tỉ EUR (1,2 tỉ USD).

Về mặt giá trị, các loài chiếm tỉ trọng lớn là cá hồi Đại Tây Dương, cá hồi ráng và cá vược châu Âu. Anh chiếm tỉ trọng 91% trong tổng giá trị của cá hồi, Hy Lạp chiếm 47% tổng giá trị của cá tráp biển và cá vược. Trong sản xuất cá hồi, Italy chiếm tỉ trọng lớn nhất với 19%, tiếp theo là Đan Mạch với 17% và Pháp với 14%. Cá chép được phát triển nuôi trồng mạnh ở khu vực Đông Âu, với tỉ trọng sản xuất dẫn đầu bởi Ba Lan (chiếm 24%), tiếp theo là Séc (23%) và Hungary (14%). Ở lĩnh vực thủy sản có vỏ, Pháp và Tây Ban Nha chiếm ưu thế quan trọng về cả sản lượng và giá trị. Pháp chiếm 86% trong tổng sản lượng hàu, Tây Ban Nha chiếm 45% tổng sản lượng vẹm, và Ý chiếm 80% tổng sản lượng sò.

Bồ Đào Nha dẫn đầu về số lượng DN nuôi trồng thủy sản, còn Tây Ban Nha hiện có nhiều lao động trong ngành nhất. Mức lương trung bình hàng năm của ngành đạt mức 25.000 EUR vào năm 2016, tăng 3,5% so với năm 2014. Tuy nhiên, mức lương giữa các khu vực có sự chênh lệch rất lớn, dao động từ 3.000 EUR/năm tại Bulgaria cho tới 65.000 EUR/năm tại Hà Lan và Đan Mạch.

Theo các điều khoản của Chính sách nghề cá chung EU, các quốc gia thành viên được yêu cầu chuẩn bị các kế hoạch chiến lược trong giai đoạn 2014 – 2015 với mục đích giảm sự phụ thuộc vào các mặt hàng thủy sản NK ngoài khu vực. Cụ thể, thông qua kế hoạch, các quốc gia thành viên tiến hành đơn giản hóa các thủ tục hành chính, bảo đảm sự phát triển bền vững và tăng trưởng nuôi trồng thủy sản thông qua quy hoạch không gian phối hợp, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của EU trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Theo báo cáo, các quốc gia thành viên đã hoàn thành hơn một nửa kế hoạch, và theo tiến độ dự kiến của từng nước sẽ hoàn thành toàn bộ vào giai đoạn 2020 – 2025.

Nhìn chung, giá trị ngành nuôi trồng thủy sản EU được dự kiến tăng lên mức 4,09 tỉ EUR vào cuối năm 2025, so với mức 2,85 tỉ EUR vào năm 2013. Các quốc gia dự kiến sẽ tăng trưởng vượt bậc bao gồm Bỉ (tăng 156%), Herzegovinian (132%), Ireland (122%) và Lithuania (111%).

PV

Tin mới nhất

T5,21/11/2024