[Người Nuôi Tôm] – Nhà nước đang đẩy mạnh công tác phòng, chống hàng giả, ngành thủy sản cũng bước vào giai đoạn siết chặt quản lý.
Kiểm soát tốt những yếu tố đầu vào góp phần giảm bớt gánh nặng cho người nuôi
Hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn len lỏi vào thị trường thuỷ sản
Trong bối cảnh cả nước đang tăng cường xử lý vi phạm liên quan đến hàng giả, ngành thủy sản cũng ghi nhận nhiều vụ việc nghiêm trọng. Tại nhiều tỉnh, thành liên tục xuất hiện các trường hợp vi phạm về sản phẩm thuốc, thức ăn thủy sản, chế phẩm sinh học không rõ nguồn gốc, ghi thành phần trên trời nhưng không có tác dụng thực tế. Sản phẩm bị làm giả ngày càng tinh vi, đóng gói nhái thương hiệu uy tín, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi và các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Ngày 09/6/2025, tại xã Vĩnh Mỹ, tỉnh Cà Mau (Bạc Liêu cũ), lực lượng chức năng đã phát hiện một cơ sở sản xuất hơn 37 tấn thức ăn tôm có dấu hiệu không rõ ràng về ghi nhãn và nguồn gốc sản phẩm. Các bao bì mang nhiều nhãn hiệu khác nhau, bao gồm cả hàng đang đóng gói lẫn thành phẩm chuẩn bị đưa ra thị trường. Theo thông tin ban đầu, cơ sở này đã tự thu mua nguyên liệu để sản xuất thức ăn cho các loại tôm như tôm thẻ, tôm sú, tôm càng xanh, sau đó đóng gói dưới bao bì của các thương hiệu có sẵn trên thị trường.
Không lâu trước đó, vào ngày 10/3, Công an tỉnh An Giang cùng nhiều cơ quan chức năng đã kiểm tra và phát hiện Công ty TNHH Nutrition Goodlife Việt Nam, sản xuất hàng loạt sản phẩm thuốc, cải tạo môi trường không phép, không công bố chất lượng, không có hô sơ sản xuất. Một lượng lớn sản phẩm như Bio Max, NT Grow PlusBIO, Kamaxe 20, NT Probio NO2,… đã được pha trộn thủ công, đóng gói giả mạo, sau đó phân phối tới các vùng nuôi.
Hàng giả không chỉ vi phạm pháp luật mà còn đẩy người nuôi vào thế rủi ro cao – khi chất lượng đầu vào bị đánh tráo, hiệu quả nuôi trồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dễ dẫn đến mất trắng cả vụ. Nhiều hợp tác xã phản ánh tình trạng “thật – giả lẫn lộn” khiến họ mất niềm tin vào thị trường.
Anh Đặng Bá Mạnh, Giám đốc HTX nuôi tôm công nghệ cao Cẩm Phả, Quảng Ninh, trăn trở: “Tôi khá buồn về vấn đề đạo đức xã hội xuống thấp. Bây giờ, làm giả thì dễ chứ làm thật lại rất khó, nên khi kiểm tra mới phát hiện ra hàng loạt các vấn đề sai sót, hàng giả, hàng nhái tràn lan khắp nơi. Có trí thức nhưng không có nhận thức thì cũng vô nghĩa”.
Trong bối cảnh ngành nuôi tôm đòi hỏi ngày càng cao về an toàn sinh học và hiệu quả kinh tế, việc sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một vụ nuôi thất bại do hàng giả không chỉ gây thiệt hại trước mắt mà còn có thể kéo theo mất vốn, nợ nần và đánh mất cơ hội phục hồi sản xuất.
Hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn len lỏi vào thị trường thuỷ sản
Thói quen chuộng hàng giá rẻ vô tình tiếp tay cho sản phẩm kém chất lượng
Nếu coi chuỗi sản xuất – phân phối – tiêu dùng như một hàng rào kiểm soát hàng giả, thì người tiêu dùng chính là “chốt chặn” cuối cùng. Nhưng ở đây lại là mắt xích yếu nhất.
Hiện nay, nhiều người nuôi vẫn chọn sản phẩm dựa trên cảm tính hoặc giá cả, thay vì thông tin kỹ thuật hay khuyến cáo từ chuyên gia. Thói quen sử dụng sản phẩm quen thuộc hoặc mua theo giới thiệu mà không kiểm tra nhãn mác và xuất xứ dễ dẫn đến việc sử dụng sản phẩm không đạt chuẩn. Điều này không chỉ giảm hiệu quả phòng và trị bệnh mà còn tăng rủi ro mất trắng trong các vụ nuôi có áp lực dịch bệnh cao, đồng thời khiến việc truy nguồn, xác minh sản phẩm sau mỗi vụ nuôi trở nên gần như bất khả thi.
Anh Đoàn Văn Vững, chủ Đại lý thủy sản Đoàn Vững, thôn Mai Động, xã Tân An, TP. Hải Phòng (Hải Dương cũ) chia sẻ: “Bà con có thói quen dùng sản phẩm nào hiệu quả là cứ tiếp tục dùng, ít khi để ý đến giấy phép hay thông tin trên bao bì. Họ quan tâm đến kết quả tức thời, như tôm khỏe, lớn nhanh mà không đặt câu hỏi về nguồn gốc, thành phần hay pháp lý sản phẩm. Khi có thông tin hàng giả thì có cảnh giác hơn chút, nhưng cũng chưa đến mức cẩn trọng”.
Nhiều sản phẩm không đăng ký lưu hành, không công bố chất lượng nhưng vẫn được tin dùng chỉ vì thấy “hiệu quả trên ao”. Trong khi đó, sản phẩm hợp pháp lại bị hoài nghi vì giá cao hoặc tác dụng chậm. Thực trạng này không chỉ làm méo mó thị trường mà còn khiến doanh nghiệp làm ăn chân chính gặp khó, còn hàng giả thì ngày càng dễ tiêu thụ.
Doanh nghiệp làm thật gặp khó, đại lý chân chính bị oan
Hàng giả, hàng kém chất lượng ngang nhiên trà trộn vào thị trường không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động nuôi trồng của người dân mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và đổi mới sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp chân chính.
Một số doanh nghiệp bắt đầu thắt chặt phân phối, hạn chế đưa sản phẩm ra thị trường vì lo ngại bị làm giả, hoặc sợ bị đánh đồng với hàng kém chất lượng. Anh Đoàn Văn Vững cho biết thêm: “Nhiều công ty giờ họ cũng e dè. Họ hạn chế phân phối những sản phẩm chưa được đăng ký đầy đủ, dù thực tế hiệu quả. Một số sản phẩm rất tốt nhưng chưa hoàn tất giấy tờ, vẫn chưa được cấp phép lưu hành”.
Không chỉ doanh nghiệp sản xuất, các đại lý phân phối cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Dù đã ký hợp đồng rõ ràng, tuân thủ quy định Nhà nước, nhưng khi thông tin hàng giả tràn lan, người dân vẫn mang tâm lý nghi ngờ.
Công tác kiểm tra, giám sát cần được đẩy mạnh để ngăn chặn vấn nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường
Cơ quan quản lý Nhà nước đóng vai trò then chốt
Trước thực trạng hàng giả, hàng kém chất lượng len lỏi vào thị trường nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi và doanh nghiệp làm ăn chân chính, vai trò của Nhà nước và các cơ quan quản lý chuyên ngành đang trở nên đặc biệt quan trọng. Đây không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là nền tảng để ngành thủy sản phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập và chuyển đổi xanh.
Theo chỉ đạo của Bộ NN&MT, các lực lượng chức năng như Thanh tra Bộ, Cục Thủy sản và Kiểm ngư, Cục Quản lý Chất lượng NLTS cần phối hợp chặt chẽ với công an kinh tế, quản lý thị trường để tăng cường kiểm tra, đặc biệt là hậu kiểm các cơ sở sản xuất- kinh doanh vật tư thủy sản. Mục tiêu là kịp thời phát hiện và xử lý hàng giả, hàng không phép, chưa công bố chất lượng.
Bộ cũng đề xuất sửa đổi các nghị định xử phạt để tăng tính răn đe, xử lý hình sự đối với hành vi sản xuất hàng giả có chủ đích. Việc công khai thông tin vi phạm trên cổng thông tin ngành được xem là biện pháp minh bạch cần thiết.
Song song đó, cơ quan quản lý được yêu cầu siết chặt từ khâu cấp phép, công bố chất lượng đến giám sát lưu thông sản phẩm. Một số địa phương đã bắt đầu thí điểm áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử và dán tem QR bắt buộc cho vật tư thủy sản.
Bên cạnh việc kiểm soát thị trường đầu ra, việc siết chặt khâu nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc và chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản cũng đóng vai trò then chốt. Đây là “đầu vào” của chuỗi sản xuất, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, nguyên liệu kém chất lượng có thể lọt vào quy trình, dẫn đến sản phẩm không đảm bảo hiệu quả, thậm chí gây hại cho vật nuôi. Việc kiểm tra, giám sát nguồn gốc, chất lượng nguyên liệu nhập khẩu sẽ góp phần ngăn chặn từ gốc nguy cơ hàng giả, hàng kém chất lượng len lỏi vào thị trường.
Xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng không chỉ là việc làm cần thiết của cơ quan quản lý, mà còn mang ý nghĩa thiết thực đối với người nuôi tôm và toàn ngành. Khi thị trường được làm sạch, người nuôi có thể an tâm lựa chọn sản phẩm đầu vào rõ ràng, kiểm soát tốt dịch bệnh, giảm rủi ro thất bại trong vụ nuôi. Doanh nghiệp làm ăn chân chính có cơ hội cạnh tranh công bằng, tiếp tục đầu tư cải tiến chất lượng. Đó là nền tảng để ngành tôm vận hành hiệu quả hơn, giảm tổn thất, tăng thu nhập và giữ vững được vị thế trong nước cũng như trên thị trường xuất khẩu.
Phương Nhung
Quyết tâm chính trị cao, hành động đồng bộ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Trước diễn biến phức tạp của tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo tại Công điện 65/CĐ-TTg, Chỉ thị 13/CT-TTg và Văn bản 548/TTg-V.I. Trong đó, nêu rõ yêu cầu cụ thể:
Lực lượng Hải quan (Bộ Tài chính) phải kiểm soát chặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là hàng hóa không rõ xuất xứ, kém chất lượng.
Bộ Công Thương chỉ đạo xử lý nghiêm việc kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ; khẩn trương sửa đổi Luật Thương mại và Thương mại điện tử theo hướng tăng cường trách nhiệm và thẩm quyền xử phạt.
Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, xử lý hành vi công bố sai thông tin.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường tăng cường kiểm tra các sản phẩm nông nghiệp, lâm sản, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng… bảo đảm chất lượng và ngăn chặn lạm dụng chất kích thích.
Bộ Công an đẩy mạnh điều tra, xử lý tội phạm buôn lậu, phối hợp chặt chẽ với cơ quan tố tụng để đưa vụ án ra xét xử nghiêm minh.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc xử lý nghiêm các cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác chống buôn lậu, bao che sai phạm hoặc làm ngơ trước vi phạm. Đồng thời, biểu dương những tấm gương tích cực, cách làm hiệu quả. Bên cạnh hành động xử lý vi phạm, các bộ ngành cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách xử lý, nhất là về xuất xứ hàng hóa và sở hữu trí tuệ. Việc ứng dụng công nghệ số vào quản lý, giám sát chuỗi cung ứng, theo dõi luồng hàng và kết nối dữ liệu liên ngành được khuyến khích nhằm phát hiện nhanh, xử lý kịp thời vi phạm. Cùng với đó, công tác truyền thông cũng đóng vai trò then chốt. Cần đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về hậu quả của việc tiêu thụ, tiếp tay cho hàng giả, hàng lậu; phổ biến phương thức, thủ đoạn của các đối tượng vi phạm để người dân kịp thời cảnh giác và thông tin cho cơ quan chức năng.
- chế phẩm sinh học li>
- hàng giả li>
- kiến thức thuỷ sản li>
- thị trường thủy sản li>
- thuốc li> ul>
- Việt Nam vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 3 vào Singapore
- Công nghệ cao, tuần hoàn nước giúp tăng năng suất tôm nuôi tới 16 lần
- Cấp cứu khí độc sau mưa: Sử dụng yucca đúng cách trong ao nuôi tôm
- Chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu: Những thách thức trong nuôi tôm
- Chính sách thuế mới: Minh bạch hoá cho hộ kinh doanh thuỷ sản
- Dabaco: Mở rộng đầu tư vào thức ăn thủy sản
- Trung Quốc chi đậm mua loài ‘thuỷ sản tỷ USD’, nỗi lo từ thị trường Mỹ
- VNF: Dẫn đầu đổi mới sáng tạo về nhựa tại Việt Nam
- Tôm mắc hội trứng phân trắng: Đánh giá độc lực của một số loài Vibrio spp.
- Ảnh hưởng của Amoniac, Nitrit và Sunfua đến gan tuỵ và mang tôm
Tin mới nhất
T7,26/07/2025
- Việt Nam vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 3 vào Singapore
- Công nghệ cao, tuần hoàn nước giúp tăng năng suất tôm nuôi tới 16 lần
- Cấp cứu khí độc sau mưa: Sử dụng yucca đúng cách trong ao nuôi tôm
- Thuốc & chế phẩm sinh học trong NTTS: Chớ để vàng thau lẫn lộn
- Chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu: Những thách thức trong nuôi tôm
- Chính sách thuế mới: Minh bạch hoá cho hộ kinh doanh thuỷ sản
- Dabaco: Mở rộng đầu tư vào thức ăn thủy sản
- Trung Quốc chi đậm mua loài ‘thuỷ sản tỷ USD’, nỗi lo từ thị trường Mỹ
- VNF: Dẫn đầu đổi mới sáng tạo về nhựa tại Việt Nam
- Tôm mắc hội trứng phân trắng: Đánh giá độc lực của một số loài Vibrio spp.
- “Đôi bạn cùng tiến” có lợi cho nuôi tôm?
- Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Bình Định tăng cường quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Thủy sản Việt Nam tìm cách thoát ‘bẫy phụ thuộc’
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân