Thị trường tôm thế giới và trong nước tuần thứ 3 tháng 5/2023

Nhập khẩu tôm của Mỹ đang giảm cả về khối lượng và kim ngạch, giá có thể đã chạm đáy, trong tháng 3/2023.

Mỹ nhập khẩu tôm chủ yếu từ Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Mexico, Achentina, Peru, Bangladesh và Trung Quốc. Những người nuôi tôm ở bang Louisiana của Mỹ đã yêu cầu Chính phủ cấm hoặc hạn chế nhập khẩu tôm để ưu tiên tiêu thụ hàng nội địa. Ở Guyana, Nam Mỹ, sản lượng tôm sú đã tăng 44,6%, đạt hơn 274 triệu USD. Sản xuất tôm nước lợ đang tập trung ở Region Six, với 37 trang trại. Năm 2023 ngân sách đã dành 349,6 triệu USD để hỗ trợ ngành đánh bắt cá ở Guyana.

Thị trường Trung Quốc đã mở cửa trở lại nhưng xuất khẩu vẫn giảm, giá tôm thương phẩm cũng giảm mạnh. Nhập khẩu tôm của Trung Quốc trong quý I//2023 tăng 34%, đạt mức kỷ lục 105.687 tấn. Giá tôm nhập khẩu trung bình là 5,5 USD/kg, tăng so với mức 5,3 USD/kg trong tháng trước. Ecuador là thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Trung Quốc, tiếp theo là Ấn Độ, Achentina, Saudi Arabia, Thái Lan và Việt Nam.

Tại Indonesia, tôm là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu, với giá trị xuất khẩu đạt 5 tỷ USD.
Nhập khẩu tôm của Ai Cập trong tháng 2/2023 đã giảm 67,3%, từ 20,817 triệu USD xuống còn 6,810 triệu USD.
Xuất khẩu tôm nuôi của Ecuador đã tăng mạnh sau khi Trung Quốc dỡ bỏ chính sách Zero COVID-19, bất chấp nỗ lực giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Tại Việt Nam, người nuôi tôm ở các tỉnh Tiền Giang và Cà Mau đang lo bị thiệt hại khi giá giảm đến 30% so với tháng trước, tôm sú loại 100 con/kg đang được thương lái mua với giá 2,99 – 3,41 USD/kg (70.000 – 80.000 đ/kg), trong khi chi phí đầu tư tăng chóng mặt, các hộ nuôi công nghệ cao lỗ nặng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng xuất khẩu giảm là do lạm phát cao. Sở Công Thương Cà Mau cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong 3 tháng đầu năm 2023 đạt 275 triệu USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt hàng XK chủ lực là tôm giảm mạnh tại các thị trường lớn, XK sang Mỹ, EU, Nhật Bản giảm lần lượt 62%, 31% và 50%. Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam gặp khó do thiếu tài sản thế chấp, thiếu tổ chức tín dụng, lãi suất vay cao.

Trong khi đó, các ao nuôi tôm-rừng ngập mặn kết hợp ở Cà Mau, sản lượng thu hoạch năm 2023 giảm do thời tiết bất thường.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Tridge.com

Tin mới nhất

T6,22/11/2024