Thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu: Góc nhìn toàn cảnh

[Người Nuôi Tôm] – Theo báo cáo Triển vọng Thực phẩm Nông nghiệp của Alltech năm 2023, thức ăn thủy sản chiếm khoảng 4,2% (52,9 triệu tấn) tổng lượng thức ăn hỗn hợp toàn cầu (1,266 tỷ tấn) năm 2022.

Thức ăn thủy sản toàn cầu ước đạt khoảng 52,9 triệu tấn năm 2022

 

Sản xuất thức ăn thủy sản toàn cầu

Theo báo cáo Triển vọng Thực phẩm Nông nghiệp của Alltech năm 2023, thức ăn thủy sản chiếm khoảng 4,2% (52,9 triệu tấn) trong tổng sản lượng thức ăn hỗn hợp toàn cầu (1,266 tỷ tấn) vào năm 2022. Top 5 quốc gia hàng đầu cung cấp thức ăn thủy sản là Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Na Uy và Indonesia. Trong đó, Trung Quốc, Brazil, Ecuador, Philippines và Hoa Kỳ là những quốc gia có mức tăng trưởng đáng kể. Ngành nuôi trồng thủy sản là một trong số ít ngành tăng trưởng ở châu Âu, nơi ghi nhận sự sụt giảm lớn trong sản xuất thức ăn.

 

Sản xuất thức ăn thủy sản theo khu vực

Trong thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu năm 2022, mặc dù tổng sản lượng tăng khoảng 2,7%, nhưng có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia. Ví dụ, trong khi sản xuất thức ăn thủy sản giảm hơn 2,3% ở các nước châu Phi, thì ở các nước Mỹ Latinh lại tăng khoảng 4,7%.

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương là trung tâm sản xuất thức ăn thủy sản lớn nhất thế giới, với mức tăng sản lượng hơn 2,6% vào năm 2022. Dựa trên dữ liệu được Alltech tổng hợp, sản lượng thức ăn thủy sản của khu vực này từ 37,3 triệu tấn năm 2021, đã tăng lên 38,3 triệu tấn vào năm 2022. Sự tăng trưởng sản xuất thức ăn cũng được ghi nhận ở Philippines, Bangladesh, Hàn Quốc, Malaysia và các nước khác.

Mỹ Latinh là nhà sản xuất thức ăn thủy sản lớn thứ hai thế giới. Các quốc gia trong khu vực đã sản xuất khoảng 5,6 triệu tấn thức ăn thủy sản vào năm 2021. Sản lượng này đã tăng 4,8% lên 5,9 triệu tấn vào năm 2022. Theo báo cáo của Alltech, Ecuador, một trong những quốc gia trong khu vực đã trở thành nhà sản xuất tôm số 1 thế giới, và năm 2022 là một năm kỷ lục về sản xuất thức ăn của quốc gia này, với mức tăng 17%.

Châu Âu đứng thứ ba trong sản xuất thức ăn thủy sản thế giới với 4,6 triệu tấn. Sản lượng trong khu vực tăng 1,7% so với năm 2021.

Bắc Mỹ theo sau châu Âu với 1,7 triệu tấn trong sản xuất thức ăn thủy sản thế giới. Năm 2022, sản lượng thức ăn thủy sản trong khu vực đã tăng 1,1% so với năm ngoái do giá cá tăng, điều kiện thời tiết thuận lợi và việc dỡ bỏ hạn chế về kích cỡ.

Ở châu Phi, 1,4 triệu tấn thức ăn thủy sản đã được sản xuất vào năm 2022, giảm 2,38%, mặc dù sự tăng trưởng đã được ghi nhận ở Nam Phi, Zimbabwe, Zambia, Ghana và Seychelles.

Ở Trung Đông, tất cả các quốc gia đều có sự gia tăng sản lượng hoặc duy trì ở mức tương đương năm 2021, tổng sản lượng thức ăn thủy sản khoảng 500 nghìn tấn.

Cuối cùng, ở châu Đại Dương, nơi sản xuất khoảng 200 nghìn tấn thức ăn thủy sản, tổng sản lượng cũng đã tăng do sự gia tăng hơn 5% sản lượng thức ăn của Úc vào năm 2022.

 

Kỳ vọng tăng trưởng

Có nhiều dự báo khác nhau về quy mô thương mại toàn cầu của thị trường thức ăn thủy sản. Ví dụ, báo cáo do Fortune Business Insights, quy mô thị trường được ước tính vào khoảng 60 tỷ USD. Theo báo cáo, quy mô thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu là 55,71 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng từ 58,19 tỷ USD vào năm 2021 lên 85,17 tỷ USD vào năm 2028 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,59% trong giai đoạn 2021-2028.

Markets And Markets cũng đưa ra những dự đoán gần tương tự. Theo báo cáo của công ty, quy mô thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 61,8 tỷ USD vào năm 2023 lên 88,0 tỷ USD vào năm 2028, với CAGR là 7,3% trong giai đoạn dự báo (2023-2028). Công ty này đã đưa ra một ước tính thấp hơn so với hai công ty nghiên cứu khác, giá trị thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng từ 46,8 tỷ USD vào năm 2023 lên 90,9 tỷ USD vào năm 2033, với CAGR là 6,8% trong giai đoạn dự báo (2023-2033).

Đưa ra ước tính tương tự như báo cáo của Future Market Insights, Mordor Intelligence ước tính giá trị thị trường là 50 tỷ USD. Theo báo cáo của công ty, quy mô thị trường thức ăn thủy sản dự kiến sẽ tăng từ 50,05 tỷ USD vào năm 2023 lên 60,90 tỷ USD vào năm 2028, với CAGR là 4% trong giai đoạn dự báo 2023-2028.

Mặt khác, Expert Market Research thu hút sự chú ý đến quy mô và tiềm năng tăng trưởng của thị trường về mặt khối lượng. Theo báo cáo, thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu đạt khối lượng 47,2 triệu tấn vào năm 2022 do sản lượng cá hàng loạt và mức tiêu thụ hải sản ngày càng tăng. Được hỗ trợ bởi việc áp dụng các phương pháp nuôi trồng bền vững ngày càng tăng, thị trường dự kiến sẽ chứng kiến sự tăng trưởng hơn trong giai đoạn 2023-2028, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 5,3%. Thị trường thức ăn nuôi trồng thủy sản dự kiến sẽ đạt 64,2 triệu tấn vào năm 2028.

 

Các yếu tố thúc đẩy và hạn chế thị trường

Theo báo cáo của Markets And Markets, một yếu tố góp phần vào nhu cầu cá tăng cao là nhận thức ngày càng tăng về tác động môi trường của việc sản xuất thịt. Ngoài ra, những tiến bộ trong công nghệ và vận chuyển đã làm cho cá trở nên dễ tiếp cận hơn với một phạm vi người tiêu dùng rộng lớn hơn.

Ước tính việc sử dụng bột cá và dầu cá, được coi là vấn đề quan trọng về tính bền vững. Đến năm 2030, ước tính 85% bột cá sẽ được tiêu thụ bởi ngành nuôi trồng thủy sản làm thức ăn. Trung Quốc là nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản lớn nhất, sẽ là nước tiêu thụ bột cá lớn nhất, chiếm 38% tổng lượng tiêu thụ bột cá toàn cầu vào năm 2030. Đến năm 2030, 66% dầu cá được dự kiến sẽ được sử dụng làm thức ăn cho cá nuôi, đặc biệt là cá hồi.

Liên minh châu Âu và Na Uy sẽ vẫn là những nước tiêu thụ chính dầu cá, chiếm lần lượt 16% và 14% tổng lượng dầu cá thế giới vào năm 2030. Do đó, việc tiêu thụ cá mở rộng trong các ứng dụng khác nhau là một yếu tố chính góp phần vào sự gia tăng của thị trường thức ăn thủy sản.

Markets And Markets nhấn mạnh, sự thiếu hiểu biết về các phương pháp nuôi trồng hiện đại tại các nước đang phát triển thực sự có thể là một rào cản đối với thị trường thức ăn thủy sản. Ở nhiều quốc gia đang phát triển, các phương pháp nuôi trồng truyền thống vẫn phổ biến do thiếu kiến thức và nhận thức về các phương pháp nuôi trồng thủy sản hiện đại. Người nuôi có thể dựa vào thức ăn chất lượng thấp hoặc thậm chí là rác thải gia đình, dẫn đến thiếu dinh dưỡng cho cá nuôi. Điều này có thể dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm, tỷ lệ tử vong cao và năng suất chung của hoạt động nuôi trồng thủy sản giảm đi.

Sự hỗ trợ từ Chính phủ cho ngành nuôi trồng thủy sản như một cơ hội, các công ty nghiên cứu cho rằng, thách thức quan trọng nhất là mối lo ngại về môi trường và sức khỏe con người.

 

Tổng quan ngành thức ăn thủy sản

Các công ty nổi bật trong thị trường thức ăn thủy sản bao gồm các nhà sản xuất thức ăn thủy sản uy tín và có tình hình tài chính ổn định. Những công ty này đã hoạt động trong thị trường nhiều năm và sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng, công nghệ hiện đại và mạng lưới bán hàng và tiếp thị mạnh mẽ trên toàn cầu. Theo báo cáo của Markets And Markets, các công ty này đã tập trung vào việc mở rộng sự hiện diện trên thị trường, cải thiện các giải pháp của họ và hợp tác với nhiều đối tác kênh và công ty công nghệ để phục vụ người tiêu dùng trên khắp thế giới. Sự bám rễ sâu của những người chơi này trong thị trường và các sản phẩm mạnh mẽ của họ là những yếu tố chính giúp họ đạt được doanh số và doanh thu lớn trong thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu.

Theo báo cáo của Grand View Research, ngành thức ăn toàn cầu toàn cầu rất phân mảnh do sự hiện diện của nhiều doanh nghiệp lớn, chẳng hạn như BioMar, Cargill, Nutreco và Charoen Pokphand Foods. Các công ty này tập trung vào các hoạt động mua bán và sáp nhập, hợp tác, mở rộng danh mục sản phẩm và hợp tác để củng cố sự hiện diện của họ trong chuỗi giá trị.

Ngọc Anh (Theo feedandadditive)

Tin mới nhất

CN,24/11/2024