[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Việc chuẩn bị ao nuôi tôm vụ mới đối với những ao nuôi vừa mắc bệnh do vi bào tử trùng gây ra cần sự cẩn trọng và đầu tư hơn so với ao nuôi thông thường…
Việc cải tạo ao nuôi đã nhiễm EHP để chuẩn bị cho vụ nuôi mới cần sự cẩn trọng và đầu tư hơn thông thường
Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) đã và đang trở thành một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi tôm. Mặc dù EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao cho tôm nuôi trong ao, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và lột xác.
Khi quyết định nuôi trồng thủy sản người nuôi nên biết rằng, môi trường ao nuôi là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất của vật nuôi. Vì thế việc cải tạo và xử lý ao nuôi là việc hết sức quan trọng, không thể xem nhẹ. Với mục đích của việc cải tạo ao là chuẩn bị môi trường sống với một nền đáy ao sạch, chất lượng nước thích hợp và ổn định. Đây là điều kiện ảnh hưởng trực tiếp và hằng ngày, hằng giờ đến vật nuôi. Nếu điều kiện ao nuôi tốt sẽ giúp tôm nuôi có sức đề kháng tốt, ngăn ngừa hay hạn chế dịch bệnh từ vi khuẩn có hại.
Hiện tại, người nuôi đang chuẩn bị thả nuôi vụ Đông. Tuy nhiên, vụ trước EHP tràn lan trên tất cả các tỉnh nuôi trọng điểm như: Quảng Ninh, Nghệ An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… Tôm nhiễm EHP thường có biểu hiện còi cọc, chậm lớn và phân đàn. Ngoài ra, EHP còn liên quan đến bệnh phân trắng, và khi gan tụy tôm bị yếu tố ban đầu làm tổn thương sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn cơ hội gây bệnh. Vì vậy việc chuẩn bị một ao nuôi mới mà vụ trước bị nhiễm EHP sẽ rất khác so với chuẩn bị ao nuôi bình thường. Sau đây là các bước xử lý ao nuôi trước khi thả giống:
Các bước xử lý ao nuôi trước khi thả giống
Cải tạo ao: Xả nước cũ, hút bùn đáy ao cho sạch
Trong nuôi tôm thẻ chân trắng, muốn nuôi tốt trước tiên phải nuôi nước, muốn nuôi nước tốt trước tiên phải nuôi đáy, mà nuôi đáy phải bắt đầu từ khi cải tạo ao. Cải tạo ao bao gồm phơi ao, ngâm ao, cày bừa, diệt, cấp nước, bổ sung dinh dưỡng.
Bùn đáy ao nuôi tôm là nơi chứa nhiều chất thải hữu cơ từ thức ăn thừa, phân tôm và các vi sinh vật. Theo thời gian, những chất thải này dễ bị phân hủy, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển, đặc biệt sẽ tạo ra khí NH3, NO2, đây là 2 loại khí độc gây hại cho sức khỏe của tôm. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng và tôm nuôi sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức. Vì vậy, cần xả nước cũ và hút bùn đáy vào ao chứa bùn, không bơm nước ra kênh rạch tránh lây nhiễm chéo. Sau đó, tiến hành vệ sinh bảo dưỡng máy móc để dùng cho vụ sau.
Phơi đáy ao
Phơi đáy ao là một trong những bước quan trọng và không thể thiếu trong kỹ thuật cải tạo ao nuôi. Môi trường đáy ao phải được cải tạo kỹ lưỡng và quản lý tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển và tăng trưởng.
Sau khi xả đáy, tiến hàng bón vôi liều 600kg/1.000m2 nhằm nâng pH ≥ 9 để nở bào tử EHP, khi EHP nở sẽ không có khả năng lây nhiễm. Phơi ao trong 2 – 3 ngày, sau đó cấp nước ngọt ngâm trong 3 ngày tiếp theo.
Cấp nước mới
Nước cấp vào ao nuôi phải qua túi lọc 5 – 25µm, độ sâu 1,2 – 1,5 m, tiến hành chạy quạt khí. Nước ao thường chứa nhiều virus, vi khuẩn, nguyên sinh động vật gây bệnh, nên trước khi thả giống cần khử trùng nguồn nước bằng Chlorine (65%) liều 30ppm trong 24 giờ, duy trì pH 7,5 – 8,0.
Nước xử lý xong cần trung hòa Chlorine dư bằng Sodium Thiosulfate đến khi hết Chlorine. Với mục đích trung hòa Chlorine, không để Chlorine tự bay hơi bởi nguồn nước nuôi đảm bảo 100% ban đầu là sạch khuẩn, khi cấy men xuống sẽ có hiệu quả hơn. Trường hợp để Chlorine tự bay hơi, quá trình này cần có thời gian lâu, nếu để nước nuôi lâu khả năng vi khuẩn có hại (Vibrio) sẽ tăng mật độ nhanh.
Gây màu nước yếu tố quan trọng
Màu nước rất quan trọng, nếu ao nuôi quá trong không gây được màu nước trước khi thả giống thì ánh nắng trực tiếp sẽ dễ làm cho tôm post hướng quang, stress dẫn đến hao hụt. Ngoài ra khi đáy ao nhận được nhiều ánh sáng sẽ kích thích tảo và rong rêu đáy phát triển tạo ra môi trường bất lợi cho tôm.
Tạo màu nước còn giúp hệ sinh vật có lợi trong ao nuôi phát triển phong phú, từ đó tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời giảm hệ số thức ăn trong giai đoạn đầu vụ nuôi.
Ngoài ra, màu nước chính là màu của tảo, màu nước tốt nhất là màu của tảo khuê hay tảo Silic, loại tảo này là nguồn thức ăn dồi dào chất dinh dưỡng cho tôm. Tảo khuê cũng giúp tạo thêm oxy hòa tan và ổn định nhiệt độ môi trường nước trong ao, vì thế gây màu nước tảo khuê sẽ rất tốt, tạo thuận lợi cho giai đoạn thả giống.
Các cách gây màu nước cho ao nuôi tôm:
+ Gây màu nước bằng vi sinh
+ Gây màu nước bằng cám gạo, bột đậu nành, bột cá
+ Gây màu nước bằng mật rỉ đường, cám gạo, bột đậu nành
Sau đó, lắp đặt quạt khí hoặc sục khí trong ao nuôi, đây là khâu rất quan trọng liên quan đến tỷ lệ sống và năng suất tôm nuôi. Một dàn quạt (15 cánh) có thể cung cấp đủ oxy cho 400kg tôm trong ao, quạt lông nhím thì đủ oxy cho 600kg tôm.
Thả giống
Phải duy trì được chất lượng nước ổn định thì mới được thả giống; Chọn thả tôm giống chất lượng tốt, đồng đều, khỏe mạnh không dị tật. Bật quạt liên tục, đảm bảo được sự cân bằng oxy, đảm bảo môi trường nước ổn định.
Ngọc Anh
- cải tạo ao nuôi li>
- EHP li> ul>
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc: Tái định hình để thích ứng với kỷ nguyên nuôi trồng mới
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
Tin mới nhất
T4,14/05/2025
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc: Tái định hình để thích ứng với kỷ nguyên nuôi trồng mới
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân