Môi trường thay đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm quá lớn và độ mặn tăng cao dễ làm tôm nuôi bị sốc, giảm sức đề kháng, dẫn đến phát sinh dịch bệnh.
Khó quản lý do môi trường nuôi trải rộng
Trời đang nắng nóng bỗng tối sầm do chuyển cơn mưa nặng hạt, ông Trần Quốc Phong (ở xã Đông Hòa, huyện An Minh) vội cầm thiết bị ra vuông nuôi tôm sau nhà kiểm tra các yếu tố môi trường nước ao nuôi. Với kinh nghiệm gần 20 năm nuôi tôm – lúa, đây là công việc thường ngày của ông mỗi khi mưa, nắng thất thường.
Người nuôi tôm thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi tôm, để kịp thời xử lý khi thời tiết thay đổi bất thường. Ảnh: Trung Chánh.
Ông Phong chia sẻ, về tôm giống, nếu thả nuôi từ 20 ngày đến một tháng, tôm phát triển bình thường, lớn nhanh thì coi như yên tâm. Lo nhất vẫn là yếu tố môi trường bất lợi khiến tôm bị sốc, đây là cơ hội để dịch bệnh tấn công.
Nuôi tôm – lúa nông dân chủ yếu thả nuôi tôm sú, nhưng cũng có người thả ghép thêm tôm thẻ chân trắng, độ mặn trong vuông nuôi thích hợp để tôm phát triển là từ 15-25‰. Độ mặn ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất, hô hấp và khả năng miễn dịch của tôm. Nếu độ mặn quá thấp hoặc quá cao, tôm sẽ bị stress, giảm ăn, chậm lớn và dễ mắc bệnh.
Một yếu tố môi trường nữa đó là nhiệt độ, tôm nuôi phát triển tốt với nhiệt độ môi trường nước từ 25-32 độ C. Quá trình nuôi không để nước trong ao nuôi bị phân tầng hoặc thay đổi đột ngột, dễ làm cho tôm bị sốc và chết. Không như nuôi tôm công nghiệp, môi trường nuôi được che chắn tốt, nuôi quảng canh tôm – lúa diện tích trải rộng, phụ thuộc hoàn toàn vào các yếu tố môi trường tự nhiên nên rất khó quản lý.
Ông Nguyễn Thanh Điền, Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện An Minh, cho biết, để đảm bảo nuôi trồng thủy sản đạt kế hoạch đề ra, nhất là về nuôi tôm nước lợ, ngay từ đầu vụ, phòng đã phối hợp với các ngành và các xã, thị trấn chỉ đạo, vận động nhân dân cải tạo vuông nuôi, chuẩn bị tốt các điều kiện để thả tôm chính vụ theo đúng lịch thời vụ.
Người nuôi tôm cần theo dõi kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường của đơn vị chuyên môn, canh con nước để lấy nước có chất lượng tốt vào ao nuôi, hạn chế tình trạng tôm nuôi bị sốc nhiệt do nắng nóng. Ảnh: Trung Chánh.
Để quản lý tốt môi trường nuôi tôm, khâu chuẩn bị trước khi thả giống và quản lý nước trong suốt quá trình nuôi là rất quan trọng. Ông Phan Chí Lớn, ở xã Thuận Hòa, huyện An Minh, cho biết: “Sau khi trồng lấp lại vụ lúa trên nền đất nuôi tôm, môi trường cơ bản đã được cây lúa làm sạch. Tuy nhiên, cần sên vét bùn đáy đường mương chung quanh, vừa bồi đắp bờ bao để giữ nước, vừa hạn chế mùn bã hữu cơ tích tụ, khi gặp nắng nóng làm sinh khí độc, ảnh hưởng đến tôm nuôi”.
Theo kinh nghiệm của mình, ông Lớn thường đợi con nước tốt vào các đợt triều cường, bơm nước vào đầy vuông nuôi ngay từ đầu vụ, khi độ mặn nước sông chưa tăng quá cao. Sau đó, trong quá trình nuôi, sẽ cấp bù lượng nước thất thoát, bốc hơi nhưng vẫn giữ được độ mặn vuông nuôi ở ngưỡng thích hợp cho tôm phát triển.
Việc giữ đủ lượng nước trong vuông nuôi, với mực nước trên mặt trảng luôn được duy trì từ 50-60cm, sẽ giúp hạn chế chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khi thới tiết nắng nóng. Đặc biệt, khi thời tiết có biến động lớn như mưa trái mùa, cần rải vôi để cân bằng độ pH, thường xuyên sử dụng zeolite, tạt khoáng xử lý nguồn nước và bổ sung các loại men vi sinh để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Biện pháp ứng phó khi trời nắng nóng
Để giúp người dân nuôi tôm vượt qua điều kiện thời tiết bất lợi, nhất là tình trạng nắng nóng gay gắt, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kiên Giang khuyến cáo, cần tuân thủ thả giống đúng khung lịch thời vụ cho từng khu vực trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đồng thời, theo dõi kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường, tình hình thời tiết, thủy triều và chất lượng nước để lấy nước có chất lượng tốt vào ao nuôi.
Ngoài việc bơm cấp bù đủ nước cho vuông nuôi, người nuôi tôm cần tiến hành xử lý để cân bằng các chỉ số môi trường nước, nhất là khi thời tiết có biến động lớn, mưa trái mùa. Ảnh: Trung Chánh.
Cần bố trí ao chứa, lắng để dự trữ nước và xử lý diệt khuẩn thật kỹ trước khi đưa vào ao nuôi, để chủ động trong việc thay nước hay bổ sung nước vào ao nuôi lúc cần thiết nhằm duy trì mực nước trong ao thích hợp, hạn chế sự biến động đột ngột của các yếu tố môi trường gây sốc cho tôm. Trước khi thả giống, cần gây màu nước cho ao, hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu xuyên xuống đáy, vừa tăng nhiệt độ nước vừa làm cho tảo đáy phát triển.
Khi phát hiện tôm nuôi bị bệnh hoặc có triệu chứng bất thường, cần phải thông báo ngay cho cán bộ thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý, tuyệt đối không được xả nước, tôm của ao nuôi bị bệnh ra ngoài môi trường nếu chưa qua xử lý để tránh lây lan trên diện rộng.
Nông dân đặt lú trong vuông nuôi tôm để theo dõi, đánh giá sự tăng trưởng của tôm, đồng thời thu tỉa khi tôm đạt kích cỡ thu hoạch. Ảnh: Trung Chánh.
Ông Phù Vĩnh Thái, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản – Kiểm ngư tỉnh Kiên Giang, cho biết, năm 2025, tỉnh xây dựng kế hoạch thả nuôi tôm nước lợ với diện tích 137.050ha, trong đó nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh 5.000 ha, tôm – lúa 107.000ha, nuôi quảng canh cải tiến 22.050ha. Dự kiến sản lượng tôm nuôi nước lợ thu hoạch đạt khoảng 155.000 tấn, trong đó tôm nuôi công nghiệp đóng góp sản lượng 63.000 tấn, tốm – lúa 78.000 tấn và tôm nuối quản canh cải tiến 14.000 tấn..
Tính đến đầu tháng 5, nông dân trong tỉnh đã thả nuôi được khoảng 134.000ha tôm nước lợ, với các hình thức nuôi gồm tôm – lúa, quảng canh cải tiến và nuôi thâm canh công nghiệp. Theo đánh giá, phần lớn diện tích tôm nuôi phát triển tốt, sản lượng tôm đã cho thu thu hoạch đạt hơn 40.000 tấn.
Tuy nhiên, hiện đang trong thời gian giao điểm giữa mùa khô và mùa mưa, biến động thời tiết là rất lớn. Đặc biệt là tình trạng mưa, nắng thất thường, nếu không có biện pháp ứng phó sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất của người dân nuôi tôm. Vì vậy, nông dân cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật đã được ngành chuyên môn khuyến cáo, tập huấn.
Về lâu dài, cần chủ động áp dụng công nghệ nuôi mới trong nuôi tôm, giảm giá thành trong sản xuất như cải tiến kỹ thuật nuôi để tăng tỷ lệ sống, tăng năng suất, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn. Tổ chức các chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, quản lý và duy trì tốt môi trường nước.
Lựa chọn con giống khỏe mạnh, đã qua kiểm dịch, nên mua con giống của những cơ sở sản xuất có uy tín. Thả nuôi với mật độ hợp lý tùy theo từng hình thức nuôi. Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của tôm, bổ sung thêm khoáng vi lượng, vitamin, men tiêu hóa vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi, kiểm tra các yếu tố môi trường để kịp thời điều chỉnh, bảo vệ tôm nuôi.
Đ.T.Chánh – Trọng Linh
Nguồn: https://nongnghiepmoitruong.vn/
- nuôi tôm quảng canh li> ul>
- Vi nang Probiotic: Vũ khí mới kiểm soát Vibrio trong đường ruột tôm
- Phương pháp Metagenomic: Giám sát vi sinh vật theo giời gian thực tại trại tôm
- Ao lót HDPE: Giải pháp tối ưu cho vùng khô hạn
- Galactic Holdings hợp tác cùng Thủy sản Tân An triển khai mô hình nuôi tôm sinh học G-Farm tại Quảng Ninh
- Khởi đầu vững chắc: Dinh dưỡng giai đoạn sớm đóng vai trò then chốt trong nuôi trồng thủy sản
- Progressus Agrischool: Khóa học về dinh dưỡng thủy sản 2025
- Ngành tôm Việt Nam: Cần “xanh hóa” để có “giấy thông hành”
- Mô hình nuôi cá trắm đen Thăng Long: Tối ưu chi phí – tối đa hiệu quả
- Nâng tầm chất lượng và tối ưu thức ăn thủy hải sản
- Giá tăng cao, người nuôi tôm lãi lớn
Tin mới nhất
T5,17/07/2025
- Thuỷ sản Nam Việt (ANV): Lãi nửa đầu năm tăng 18 lần, hướng đến mức lãi 1.000 tỷ đồng
- Sợ phải “chân lấm tay bùn” nên ít thí sinh chọn học ngành Nuôi trồng thủy sản
- Xuất khẩu tôm sang Mỹ đối mặt nhiều áp lực
- Đầu tư nhà lưới, người nuôi tôm Nghệ An thích ứng với thời tiết nắng nóng
- “Thủ phủ tôm” trước cơ hội lớn
- Xuất khẩu thủy sản thích ứng với biến động thuế quan
- Kiểm soát, giảm thiểu rác thải nhựa ngành thủy sản
- Tổng thư ký VASEP: Đầu tư nuôi tôm công nghệ cao có thể đem lại cho GDP hàng nghìn tỷ đồng
- Thanh Hóa: Mô hình “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh công nghệ cao” giúp phát triển bền vững, thân thiện môi trường
- Thủy sản Việt Nam cần mô hình cảnh báo môi trường biển thông minh
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân