Bệnh đốm trắng là một trong những nguyên nhân làm cho tôm chết hàng loạt. Bệnh đốm trắng (WSSD) do một loại virus mang tên Baculovirus gây ra. Khi mắc bệnh, tôm có biểu hiện hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn.
Bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng
Đốm trắng là bệnh trên tôm thẻ chân trắng thường gặp và có thể gây chết tôm hàng loạt. Căn bệnh này đang làm cho cánh nhà nông lo lắng bởi hiện nay nó vẫn chưa có cách chữa trị.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh đốm trắng (WSSD) do một loại virus mang tên Baculovirus gây ra. Virus đốm trắng (WSSV) này có độc lực cực mạnh. Chúng tấn công nhiều mô tế bào khác nhau, thường là trên tế bào mô da. Nó gây chết trên tất cả các giai đoạn phát triển của tôm từ ấu trùng đến tôm giống và tôm trưởng thành.
Khả năng lây lan bệnh
Bệnh có thể lây truyền theo chiều dọc tức là virus đốm trắng (WSSV) từ bố mẹ truyền sang tôm con. Hoặc bệnh lây truyền theo chiều ngang tức là WSSV lây lan trực tiếp từ nước qua các vết thương tổn hay niêm mạc ống tiêu hóa. Tôm bố mẹ ăn giáp xác nhỏ có mang WSSV. Tôm có tập tính ăn đồng loại nên chúng có thể ăn các con tôm bệnh. Virus trong môi trường nước có thể lây trực tiếp cho tôm thẻ qua các tế bào biểu mô che phủ trên mang. Con bị nhiễm lây sang con chưa bị nhiễm khi nuôi chúng trong cùng ao.
Biểu hiện của bệnh
Khi mắc bệnh, tôm có biểu hiện hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn. Chúng bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ. Quan sát vỏ tôm có nhiều đốm trắng ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và lan toàn thân. Đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân. Khi các đốm trắng xuất hiện, sau 3 – 10 ngày tôm chết hàng loạt với tỉ lệ chết cao và nhanh.
Vỏ tôm có nhiều đốm trắng ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và lan toàn thân
Cách phòng bệnh
Đối với ao chưa bị dịch bệnh
– Ngừa bệnh trên tôm thẻ chân trắng bằng cách sử dụng chế phẩm EM thứ cấp (hoạt hóa từ EM1)
+ 1 là xử lý ao, đáy ao trước khi thả
+ 2 là tạt chế phẩm sinh học EM thường xuyên trong suốt quá trình nuôi tôm. Một khi các vi sinh vật có lợi phát triển mạnh, chúng tiêu diệt các vi sinh vật có hại, vi khuẩn có hại giúp phòng bệnh tốt hơn.
– Người nuôi cần thường xuyên nắm bắt các thông tin về diễn biến dịch bệnh tại địa phương để có biện pháp phòng ngừa bệnh trên tôm thẻ chân trắng thích hợp. Khi vùng nuôi đã xuất hiện dịch bệnh mà ao nuôi nhà mình chưa có biểu hiện dịch bệnh, các hộ nuôi nên xử lý bằng các biện pháp sau:
+ Không nên đến nơi phát dịch, hạn chế người qua lại các ao tôm. Trường hợp phải vào ao thì cần thay quần áo và lội qua bể nước khử trùng (Chlorine, formol 5%).
+ Sử dụng vôi bột (CaO) rải xung quanh bờ ao, đắp chặt cống cấp và thoát nước. Quây lưới quanh bờ ao để ngăn chặn xâm nhập của cua, còng, cá… vào ao. Căng dây và lắp hình nộm để chống chim cò vào ao.
+ Hạn chế thay nước ao, kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi để điều chỉnh kịp thời như tăng cường quạt khí, xiphông đáy ao, ổn định pH, độ kiềm. Đồng thời tăng cường bổ sung Vitamin C, men vi sinh, khoáng, vi lượng vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm. Nếu nước ao có màu trà đậm, kiểm tra thấy lượng Vibrio trong nước tăng vượt ngưỡng thì nên khử trùng nước ao.
Sau đó, phải bón ngay chế phẩm vi sinh để phục hồi lượng vi khuẩn có lợi trong ao. Thường xuyên kiểm tra sức ăn của tôm trong nhá, vó để điều chỉnh thức ăn phù hợp.
Xử lý ao nuôi để phòng ngừa bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng
Đối với ao bị bệnh
Nhanh chóng vớt những con tôm thẻ tấp vào bờ ra khỏi ao. Dùng SDK diệt khuẩn 1 lít /1000 m3 nước, Oxyxanhletomine 1,5kg / 1000m3 nước đánh vào ao. Sau 2 giờ đánh TS 1001 liều dùng 2 lít/1000 m3 nước + Bet-to-gane 2 lít/1000 m3 nước kết hợp cho ăn TS 1001 liều cao 5 lần/ngày với 0,5 lít/10kg thức ăn, cho ăn ngày 3 cữ.
Để chặn đứng virus đốm trắng không cho bùng phát khắp ao, tăng cường sức khỏe cho tôm bằng Vitamin C.
Xử lý môi trường bằng cách dùng TSB52 buổi sáng, buổi chiều dùng Zeo bột để lắng lọc nước hôm sau xử lý đáy bằng men vi sinh Hatico.s liều cao để giúp vi sinh vật có lợi phát triển, giúp tôm khỏe nhanh hồi phục. Sự kết hợp trên sẽ tăng cường sức đề kháng cơ thể cho tôm đồng thời làm suy yếu giảm sự phát triển virus.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bà con nông dân hiểu rõ hơn về bệnh đốm trắng ở tôm thẻ chân trắng và biết cách phòng ngừa để tránh xảy ra dịch bệnh cho ao nuôi của mình.
Nguồn: Biosacotec.com
- bệnh đốm trắng li>
- bệnh đốm trắng trên tôm li> ul>
- Nhập lậu tôm hùm giống – nguy cơ lớn cho ngành thủy sản
- Thời tiết “đỏng đảnh” người nuôi tôm lo lắng dịch bệnh phát sinh
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc: Tái định hình để thích ứng với kỷ nguyên nuôi trồng mới
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
Tin mới nhất
T5,15/05/2025
- Nhập lậu tôm hùm giống – nguy cơ lớn cho ngành thủy sản
- Thời tiết “đỏng đảnh” người nuôi tôm lo lắng dịch bệnh phát sinh
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc: Tái định hình để thích ứng với kỷ nguyên nuôi trồng mới
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân