Ong: Nhân tố kháng khuẩn mới trong nuôi trồng thủy sản

[Người Nuôi Tôm] – Thách thức cấp bách do tình trạng kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã thúc đẩy việc tìm kiếm các giải pháp thay thế kháng khuẩn mới. Trong bối cảnh này, một nhân tố mới đã xuất hiện như một nguồn kháng khuẩn tiềm năng: ruột của ong trưởng thành MApis mellifera.

Ong trưởng thành MApis mellifera (Ảnh: ST)

 

Một nhóm học giả Ai Cập đã tập trung vào nguồn tài nguyên chưa được khám phá này để tìm kiếm các giải pháp thay thế kháng sinh trong nuôi trồngthủy sản. Một nghiên cứu gần đây được công bố trên BMC Microbiology cho thấy, các nhà nghiên cứu từ Viện Hải dương học và Thủy sản Quốc gia (NIOF) và Khoa Thực vật học và Vi sinh vật tại Đại học Alexandria đã phân lập và tinh chế 12 chủng vi khuẩn axit lactic (LAB) được tìm thấy trong ruột của ong trưởng thành. Mục tiêu chính là đánh giá sản xuất exopolysaccharides (EPS), các phân tử có đặc tính kháng khuẩn tiềm năng. Trong số các chủng được phân lập, một chủng cụ thể, được gọi là BE11, cho thấy tiềm năng đáng kể. Thông qua phân tích sâu rộng ở cả cấp độ sinh hóa và phân tử, chủng BE11 được xác định là thuộc chi Enterococcus.

 

Một bước đột phá ở quy mô nhỏ: sản xuất EPS

BE11 nổi bật không chỉ vì khả năng nhận dạng mà còn vì khả năng sản xuất số lượng lớn EPS. Các EPS này được biết đến với các đặc tính lý hóa đặc biệt của chúng.

Phân tích cho thấy BE11-EPS chứa tới 87% carbohydrate, trong khi các nghiên cứu sâu hơn xác định sự hiện diện của galactose và glucose trong cấu trúc của nó. Sự kết hợp không đồng nhất của các monosaccharides tạo nên đặc tính riêng biệt của các phân tử này.

Tuy nhiên, sức mạnh thực sự nằm ở tác dụng kháng khuẩn của BE11. Cả chất dịch lỏng trong, không màu (CFS) của BE11 và EPS của nó đều cho thấy tác động cực kỳ hứa hẹn. Hơn nữa, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm cả hai trên các tác nhân gây bệnh nổi tiếng, bao gồm Pseudomonas fluorescens, Streptococcus agalactiae, Aeromonas hydrophila, Vibrio sp. và Staphylococcus epidermidis. Kết quả được thể hiện theo đường kính của các vùng ức chế, cho thấy phạm vi đáng chú ý từ 1,3 – 1,7 cm đối với CFS và 1,2 – 1,8 cm đối với EPS.

 

Một ranh giới mới trong cuộc chiến chống lại các tác nhân gây bệnh trên thủy sản

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tiềm năng mang tính cách mạng trong thách thức chống lại các tác nhân gây bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Chủng BE11, được lưu trữ trong ruột của ong, đại diện cho hi vọng trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh đe dọa sức khỏe động vật thủy sản và năng suất của toàn bộ ngành nuôi trồng thủy sản.

Cách tiếp cận sáng tạo này không chỉ mô tả và lập hồ sơ hóa học của EPS do hệ vi khuẩn đường ruột của ong tạo ra, mà còn gợi ý về hiệu quả có thể có của nó như một tác nhân ức chế mầm bệnh trong môi trường nước. Bí ẩn về loài ong dường như nắm giữ chìa khóa cho một tương lai bền vững hơn trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Phương Lam

Tin mới nhất

T4,20/11/2024