Ngành tôm và những mặt tích cực trong tương lai

[Người Nuôi Tôm] – Ngành tôm có nhiều lý do để lạc quan, ngay cả khi giá tôm cao nhưng chưa tương xứng với lợi nhuận, theo nhận định của Gorjan Nikolik của Rabobank.

 

Sự trở lại của lĩnh vực dịch vụ giúp thúc đẩy giá tôm

Nikolik cho rằng: “Giống như trong lĩnh vực cá hồi, Bắc Mỹ được chứng minh là thị trường tốt nhất cho tôm vào năm 2020, với mức tăng trưởng mạnh, mặc dù ở mức giá thấp. Năm 2021, giá tôm đã tăng cao, nhưng Bắc Mỹ vẫn tiếp tục giữ đà tăng trưởng tốt”.

Ông giải thích: “Trong khi doanh số năm 2020 chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu bán lẻ đối với sản phẩm đông lạnh, thì năm nay, sự trở lại của lĩnh vực dịch vụ thực phẩm đã thúc đẩy làm tăng giá tôm”.

Mặt khác, Trung Quốc, thị trường quan trọng đối với tôm vẫn đang gặp khó khăn, các nhà sản xuất phải tiến hành kiểm tra với từng lô tôm, đặc biệt là nguồn cung tôm đến từ Ấn Độ (năm ngoài là Ecuador), ông lưu ý thêm. Tuy nhiên, theo Nikolik, thị trường quan trọng ở các nước châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha và Ý đã phục hồi, cũng như ở Hàn Quốc và Nhật Bản.

Năm 2020, Ecuador là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu tôm, vượt qua Ấn Độ và tiếp tục phát triển vượt bậc. Điều này đã cho thấy khả năng ấn tượng trong việc xoay trục từ Trung Quốc sang các thị trường ở Bắc Mỹ, Châu Âu và các thị trường khác bằng cách tăng công suất chế biến và có thể sẽ đạt mức tăng trưởng hai con số vào năm 2021, sự thành công này một phần nhờ vào việc giảm nguồn cung từ Ấn Độ – do dịch bệnh Covid-19 bùng phát và ảnh hưởng của thiên tai vào hồi tháng Năm vừa qua. Việc Ấn Độ có thể nhanh chóng phục hồi và lấy lại vị thế sau những thất bại gần đây là điều còn nhiều tranh cãi.

Mặc dù vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch đối với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu tôm của Ecuador vẫn tăng trưởng 7,7%

 

Nikolik dự báo các nhà sản xuất có thể hy vọng sẽ bù đắp được những thiệt hại, nhưng đối mặt với những thách thức như hiện nay, việc phục hồi sẽ tiến triển chậm cho đến năm 2022. Ông lưu ý rằng Indonesia cũng đang hoạt động tốt. Sau khi xuất khẩu tăng 20% vào năm 2020 , quốc gia này dường như đã sẵn sàng cho sự tăng trưởng thực sự vào năm 2021.

 

Giá cao nhưng chưa tương xứng với lợi nhuận

Một điểm nữa mà Nikolik lưu ý có tác động đáng kể đến người nuôi tôm là lợi nhuận của họ khó có thể phù hợp với sức nổi của thị trường. “Trong khi giá tôm trên các thị trường chính đang ghi nhận ở mức tốt, thì lợi nhuận mới chỉ ở mức khiêm tốn do giá thức ăn tăng cao, do có sự tăng giá từ các nguồn nguyên liệu chính như đậu nành, bột ngô và thậm chí cả bột cá (mặc dù lượng nhập khẩu bột cá của Peru tăng). “Giá thức ăn cho tôm đã tăng 5-15% kể từ giữa năm 2020 và do thức ăn chiếm 50% chi phí sản xuất tôm nên lợi nhuận không tăng theo giá tôm”, ông giải thích.

Có một số lý do đằng sau việc giá hàng hóa tăng cao: bao gồm một số vùng đã giảm sản lượng giống gieo trồng trong năm 2020; tình hình thời tiết khắc nghiệt ở một số khu vực sản xuất chính như Bắc Mỹ và Nam Mỹ làm giảm sản lượng; và do Trung Quốc gia tăng nhu cầu thu mua bởi quốc gia này đang gấp rút khôi phục lại đàn lợn của mình sau sự tàn phá của dịch tả lợn châu Phi, và đang có nhu cầu cao hơn đối với hải sản, thịt gà, thịt lợn và thịt bò khi các cửa hàng dịch vụ ăn uống của họ mở cửa trở lại.

Nhập khẩu tôm của Trung Quốc đến tháng 5 năm 2021 

 

Hơn nữa, phức hợp dầu thực vật toàn cầu đang tăng giá do chính phủ đặt ra yêu cầu đối với các nhà sản xuất nhiên liệu để tăng việc sử dụng dầu tái tạo trong nhiên liệu. Ví dụ, ở Brazil, việc tăng tỷ lệ pha trộn dầu tái tạo trong cồn sinh học và diesel sinh học đang làm tăng thêm nhu cầu, thúc đẩy giá các mặt hàng nông sản. “Do những yếu tố này, giá thức ăn chăn nuôi cao có khả năng kéo dài đến năm 2022″, Nikolik dự đoán.

Phạm Huệ

 

Tin mới nhất

T6,22/11/2024