Ngành tôm Ấn Độ: Vì sao chậm phát triển?

[Tạp chí Người nuôi tôm] – Ngành tôm giữ vị trí quan trọng trong tổng ngành thủy sản của Ấn Độ. Trong năm 2023, xuất khẩu thủy sản đạt 8 tỷ USD, trong đó tôm đông lạnh chiếm tới 70% tổng giá trị này. Tuy nhiên, gần đây ngành này đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại. Từ việc mất ngôi vị nhà xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới vào năm 2020, cho đến sự sụt giảm giá do dịch bệnh và chi phí thức ăn gia tăng.

 

Ngành tôm Ấn Độ được thúc đẩy mạnh mẽ khi bắt đầu nuôi tôm thẻ chân trắng, nhằm ứng phó với hội chứng đốm trắng (WSD) đã tàn phá ngành tôm trên toàn thế giới. Khi các quốc gia như Việt Nam và Thái Lan suy giảm, thị trường tôm Ấn Độ phát triển mạnh, chiếm 90% sản lượng tôm thẻ chân trắng và có giá trị nhập khẩu hấp dẫn. Trong số này, Avanti Feeds là công ty nổi bật nhất với giá trị tăng gấp 20 lần chỉ sau bốn năm tính từ đầu những năm 2010.

 

Hoạt động ngành tôm giai đoạn 2013-2018

Do nhu cầu mạnh mẽ và sự thay đổi về giống tôm đã dẫn đến sự tăng trưởng phi thường. Tuy nhiên, thời kỳ hoàng kim không kéo dài lâu khi hầu hết các doanh nghiệp sản xuất tôm hàng đầu, trong đó có Avanti Feeds, đều phải đối mặt với sự sụt giảm mạnh về lợi nhuận sau thuế (PAT). Các công ty như Waterbase báo cáo mức tăng trưởng doanh thu bằng 0 và mức tăng trưởng LNST -178,5% trong giai đoạn 2019-2024.

 

Hoạt động ngành tôm giai đoạn 2019-2023

Nhu cầu yếu và các yếu tố khác mang lại sự phát triển chậm.

Lưu ý: Vốn hóa thị trường tính đến ngày 16/2/2024

Hãy cùng nhìn vào những yếu tố đằng sau sự đi xuống của các công ty này và ngành tôm Ấn Độ.

 

Sự cố do dịch bệnh Covid

Theo The Fishsite, ngành tôm Ấn Độ chịu thiệt hại nặng nề 1,5 tỷ USD do đại dịch. Tình trạng dư thừa không lường trước được thúc đẩy bởi những khó khăn trong chuỗi cung ứng, khiến các nhà sản xuất tôm chìm trong tình trạng dư thừa hàng tồn kho trong giai đoạn 2020-2021.

Ví dụ: số ngày tồn kho của Avanti Feeds đã tăng từ 52 trong năm tài chính 2020 lên 80 vào năm tài chính 2023. Ban đầu, khi chịu ảnh hưởng bởi áp lực của đại dịch, công ty bắt đầu tích trữ nguyên liệu thức ăn cho tôm vào năm tài chính 2021, đặt cược vào khả năng giá sẽ tăng trong tương lai. Tuy nhiên, kế hoạch này trở nên không phù hợp khi chi phí tăng vọt và nhu cầu được dự đoán sẽ sụt giảm trong năm tài chính 2023.

Những khó khăn của ngành càng trở nên phức tạp hơn bởi nhu cầu tiêu thụ tôm giảm do các lệnh phong tỏa và hạn chế ăn uống. Hậu quả là giá tôm bị đẩy xuống mức sàn. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp và Liên minh Hải sản Toàn cầu, giá tôm thẻ chân trắng tại cổng trang trại đã giảm xuống còn 2,88 USD/kg trong năm tài chính 2023, từ mức 3,54 USD/kg vào tháng 3 năm 2020.

Mặc dù giá tôm bắt đầu tăng vào năm tài chính 2024 nhưng vẫn ở dưới mức trước đại dịch.

 

Cuộc tranh chấp xuất khẩu

Theo truyền thống, Hoa Kỳ là nước nhập khẩu tôm hàng đầu và ưa chuộng tôm Ấn Độ. Tính đến năm tài chính 2023, Hoa Kỳ chiếm 33% tổng lượng tôm xuất khẩu của Ấn Độ. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ đã bất ngờ phản tác dụng.

Do đại dịch, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng mạnh, khiến xuất khẩu sụt giảm. Đồng thời, Ecuador tận dụng lợi thế về vị trí địa lý gần với các thị trường phương Tây, đã tạo ralợithếvềhậucầnsovớicácnướcchâuÁ khác. Khi Hoa Kỳ bắt đầu xây dựng các hiệp định thương mại và cắt giảm thuế quan với Ecuador, nước này báo hiệu sự thay đổi theo hướng đa dạng hóa nguồn tôm, giảm sự phụ thuộc vào Ấn Độ. Hơn nữa, giá cả cạnh tranh của Ecuador phù hợp với giá cả của Ấn Độ, tạo ra một kịch bản cùng có lợi cho cả Hoa Kỳ và Ecuador.

Đặc biệt, khi Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá 3,8% đối với một số nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ vào năm 2023 thì càng thách thức khả năng cạnh tranh của Ấn Độ trên thị trường.

Theo báo cáo của SIAM Canada, từ tháng 9/2021 đến tháng 9/2022, khối lượng xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ của Ấn Độ giảm 12%, trong khi Ecuador có khối lượng xuất khẩu tăng 11% trong cùng thời kỳ. Sự thay đổi này nhấn mạnh tính chất linh hoạt của thương mại quốc tế và việc không ngừng tìm kiếm các mối quan hệ đối tác kinh tế có lợi hơn.

 

Chi phí thức ăn tăng

Thức ăn cho tôm cần có một chế độ ăn chuyên biệt, được chế tạo để đảm bảo sức sống và sự phát triển của tôm. Nó được pha chế từ bộ ba thành phần thiết yếu: bột đậu nành, bột cá và bột mì. Tuy nhiên, việc duy trì sức khỏe cho tôm bằng các chất dinh dưỡng này đã gặp nhiều khó khăn về mặt kinh tế.

Trong ba năm qua, ngành thức ăn chăn nuôi đã trải qua nhiều biến động về giá cả, đặc biệt là tình trạng giá bột cá tăng đáng kinh ngạc 40% do tình trạng khan hiếm trên toàn cầu. Sự gia tăng này đã thắt chặt hầu bao của nhiều nông dân, làm giảm tỷ suất lợi nhuận của họ.

Ngành tôm Ấn Độ đang ở ngã ba đường, giữa cơ hội và thách thức. Do một phần tôm của Ấn Độ hướng ra nước ngoài để chế biến tôm giá trị gia tăng. Do vậy, các công ty như Avanti Feeds đang chuyển hướng sản xuất các sản phẩm tôm có giá trị gia tăng. Những dịch vụ cao cấp này hứa hẹn tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các dịch vụ tiêu chuẩn, báo hiệu một sự thay đổi thịnh vượng.

Trong một động thái chiến lược nhằm thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản, Chính phủ Ấn Độ đang đẩy mạnh cắt giảm thuế hải quan đối với thức ăn tôm từ mức 15% xuống mức 5% để dễ quản lý hơn. Hơn nữa, bằng cách đặt mục tiêu xuất khẩu là 1 vạn Rs crore để khôi phục sức sống nông nghiệp thông qua Pradhan Mantri Matsya Sampada Yojna, hành động của Chính phủ có thể báo trước một kỷ nguyên mới cho ngành thủy sản ở Ấn Độ.

Tuy nhiên, sự không chắc chắn về kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục tồn tại. Động lực thương mại đang phát triển giữa Trung Quốc và Ecuador, được đánh dấu bằng việc ký kết các hiệp định thương mại tự do, cũng tạo ra một sự biến động lớn. Nếu Trung Quốc chuyển hướng sang Ecuador để cung cấp tôm, hiệu ứng lan tỏa có thể ảnh hưởng đến ngành thủy sản của Ấn Độ. Do đó, tương lai của ngành tôm Ấn Độ đang ở thế cân bằng, chờ đợi làn sóng phát triển tiếp theo diễn ra.

Phương Nhung (Biên dịch)

Tin mới nhất

T5,21/11/2024