Hiện tại, bà con nuôi tôm thẻ chân trắng với nhiều mô hình khác nhau, tuỳ thuộc vào quỹ đất, khả năng tài chính, khả năng nắm bắt công nghệ.
Từ các mô hình nuôi ao đất, ao đất đáy lót lưới, ao đất lót bạt bờ, ao đất lót bạt bờ và bạt đáy đến ao tròn nổi khung sắt hoặc tường bê tông. Trong từng mô hình nuôi trên, kỹ thuật nuôi từng vùng, khu vực, từng hộ, cũng triển khai khác nhau như:
– Thả tôm giống trực tiếp xuống ao, nuôi đến khi đạt tôm thương phẩm thì thu hoạch.
– Ương tôm giống 20 – 30 ngày sau đó san, chuyển tôm giống xuống ao, tiếp tục nuôi đến khi thu hoạch.
– San, chuyển tôm giống sau khi ương, sang ao nuôi 30 ngày, sau đó tiếp tục san, chuyển tôm lứa sang ao nuôi tôm thương phẩm.
Tuy nhiên, dù bà con áp dụng mô hình nuôi nào, kỹ thuật nuôi nào, những vấn đề sau đây vẫn luôn cần được chú trọng trong nghề nuôi tôm.
Nguồn gốc và chất lượng tôm giống
Vẫn còn hộ nuôi do tài chính hạn hẹp nên chọn tôm giống không rõ nguồn gốc, tôm giống giá rẻ, tôm giống chưa qua kiểm định chất lượng, tôm giống không thương hiệu, tôm giống trôi nổi. Nguồn tôm giống với các đặc điểm được liệt kê trên, chắc chắn khi thả nuôi bà con sẽ gặp nhiều khó khăn. Bầy tôm đó sẽ ăn yếu, chậm phát triển, phân đàn, hao hụt nhiều, sức đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh, khó khăn trong điều trị, khả năng phục hồi thấp.
Môi trường và vấn đề ô nhiễm nguồn nước
Cần xử lý ao nuôi và bảo đảm môi trường nuôi tôm tốt nhất. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn
Vấn đề về ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Việc sử dụng hoá chất, thuốc kháng sinh liên tục, xả thải trực tiếp ra hệ thống kênh, rạch, sông, suối đã làm ô nhiễm vùng nuôi.
Dịch bệnh và sức khỏe tôm
Dịch bệnh ở tôm và những chủng bệnh mới, khả năng kháng thuốc cao, khó phòng trị. Diễn biến thời tiết, khí hậu biến đổi thất thường, là những vấn đề người nuôi tôm hiện nay đang đối mặt. Mặt khác, chất lượng thức ăn, thuốc, hoá chất kém, không ổn định, cũng tác động tiêu cực đến sự thành công các mô hình nuôi.
Với những thực trạng đã nêu trên, việc bà con nuôi tôm không qua giai đoạn ương tôm giống ban đầu, thả trực tiếp tôm giống xuống hồ nuôi, ao nuôi, nuôi đến khi thu hoạch. Hoặc thả nuôi trực tiếp tôm giống xuống ao nuôi, sau thời gian 30 – 45 ngày nuôi, san, chuyển sang ao mới và nuôi đến khi thu hoạch.
Hai phương pháp nuôi nêu trên hiện ẩn chứa nhiều rủi ro, khả năng thành công thấp, tốn kém thời gian, chi phí, công sức. Trong quá trình nuôi thường gặp sự cố, chất lượng môi trường ao nuôi như hàm lượng khí độc NH3, NO2 tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ tôm. Khi NO2 tăng cao, tôm dễ bị đốm đen, lột xác dính vỏ, mềm vỏ, thân ốp, rớt đáy.
San chuyển tôm nuôi. Ảnh: Tép Bạc
Nếu nuôi không san, chuyển, môi trường nước ao nuôi dễ chuyển thành tảo độc như tảo mắt, tảo giáp. Màu nước ao nuôi chuyển từ xanh lá chuối sang xanh rau má, tôm dễ nhiễm các bệnh đường ruột, phân trắng, gan tuỵ. pH biến động theo phát triển của tảo trong ao, gây sốc tôm. Tôm khó lột xác, chậm lớn, phân đàn, tăng trưởng kém, hiệu quả đầu tư mô hình thấp. Nuôi tôm thẻ chân trắng không qua giai đoạn ương giống, nuôi thẳng đến khi thu hoạch, mô hình ẩn chứa nhiều rủi ro, liên tục gặp sự cố về môi trường, dịch bệnh, sức khoẻ tôm nuôi luôn trong tình trạng căng thẳng, thường thu hoạch sớm, thu tôm size nhỏ, giá trị hàng hoá thấp.
Nuôi tôm nhiều giai đoạn
Giai đoạn ương tôm giống
Ương giống tôm tại trại ương, hồ ương trong thời gian 18 – 20 ngày, tạo điều kiện tối ưu về chất lượng nước, thức ăn, tập trung chăm sóc tốt nhất, để tôm giống phát triển. Mật độ ương: 2.000 – 4.000 con/m3 hoặc 6.000 – 12.000 con/m3 (2 – 4 PL/lít nước hoặc 6 – 12 PL/lít). Khi mới thả tôm ra hồ ương, thức ăn cho tôm giống sử dụng gồm các size dạng bột, dạng mảnh, 1 mm. Hàm lượng đạm trong thức ăn từ ≥ 40%, trong giai đoạn này, cho tôm giống ăn 7 – 9 lần/ngày.
Giai đoạn nuôi tôm lứa
Nuôi tôm trong hồ vuông lót bạt, ao tròn nổi…, diện tích hồ nuôi 1.200 – 1.500 m2, mức nước sâu 1.5 – 1.8 m, thời gian nuôi kéo dài 30 – 45 ngày, tuỳ theo chất lượng môi trường, sức khoẻ tôm nuôi thực tế. Mật độ thả nuôi: 500 – 700 con/m2, thức ăn cho tôm lứa sử dụng, gồm các size dạng 1.2 mm; 1.4 mm; 1.7 mm. Hàm lượng đạm trong thức ăn từ 42 – 43%, trong giai đoạn này, cho tôm lứa ăn 5 – 6 lần/ngày.
Giai đoạn nuôi tôm thương phẩm
Nuôi tôm trong hồ vuông lót bạt, ao tròn nổi, diện tích hồ nuôi 1.200 – 1.500 m2, mức nước sâu 1.5 – 1.8 m, thời gian nuôi kéo dài 30 ngày, tuỳ theo chất lượng môi trường, sức khoẻ tôm nuôi thực tế. Mật độ thả nuôi: 300 – 500 con/m2, thức ăn cho tôm lứa sử dụng gồm các size dạng 1.7 mm; 2.0 mm. Hàm lượng đạm trong thức ăn từ 43 – 45%, trong giai đoạn này, cho tôm lứa ăn 4 – 5 lần/ngày. Tiếp tục giản thưa mật độ nuôi xuống 150 – 200 con/m2, giai đoạn nuôi cuối, thời gian kéo dài 30 ngày. Với những bà con không có nhiều diện tích đất, số lượng ao nuôi ít, có thể sử dụng ao chứa lắng làm ao nuôi tạm thời. Sau khi san, chuyển ao, luân phiên sử dụng làm ao chứa lắng.
Diệt khuẩn cho tôm
Sau khi tôm chuyển sang giai đoạn 2 được 10 ngày, tôm đã ổn định sức khoẻ. Bà con lưu ý, chỉ diệt khuẩn trong trường hợp ao đang nuôi tôm phát hiện tôm bị ký sinh trùng, hoại tử cơ, hoặc nuôi giai đoạn 3, tôm bị cụt râu mòn đuôi, hồng mang, đốm đen…Bà con chọn ngày có nắng, sáng trời, tôm khoẻ, chọn thời điểm từ 9g – 14g để diệt khuẩn. Nên chọn lựa thuốc diệt khuẩn phù hợp, khả năng diệt khuẩn rộng, ít gây sốc đối với tôm như Chloramine B C6H5SO2NClNa, Virkon A (Peroxygen, Organic acid, Inorganic buffer system, Surfactant). Sau khi diệt khuẩn, cần gây lại vi sinh, hệ tảo khuê có lợi cho tôm.
Mô hình nuôi tôm nhiều giai đoạn, chủ động san, chuyển tôm sau 25 – 30 ngày nuôi, tạo môi trường tốt nhất để tôm phát triển, tăng trưởng. San, chuyển sang môi trường mới, kích thích tôm lột xác, tôm khoẻ mạnh, tăng trưởng nhanh, đều cỡ, vỏ bóng đẹp, thịt chắc, nặng ký. Nuôi tôm nhiều giai đoạn hạn chế tối đa những rủi ro, ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường như khí độc, tảo độc, những biến động không mong muốn từ thời tiết, khí hậu. Nuôi tôm nhiều giai đoạn cải thiện chất lượng tôm nuôi, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư mô hình, tăng giá trị hàng hoá, cải thiện lợi nhuận. Nuôi tôm nhiều giai đoạn, thu hoạch tôm size lớn, giá trị hàng hoá cao, tăng hiệu quả lợi nhuận cho bà con.
Lý Vĩnh Phước
Tép Bạc
- Nuôi tôm trong bể xi măng: Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản
- Ngành tôm Ecuador 2025: Thách thức bủa vây
- Xuất khẩu tôm Quý I: Tín hiệu khởi sắc
- Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam
- TPD: Vụ tôm mới, nỗi lo cũ
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 3/2025
- Nuôi tôm dễ dàng, thành công vững vàng cùng thức ăn đa tầng STP của Japfa Việt Nam
- Hà Tĩnh: Sẵn sàng cho vụ tôm xuân – hè 2025
- MiXscience Asia: Bộ sản phẩm phòng ngừa EHP, EMS, WFS, WSSV, TPD
- Học hỏi công nghệ xử lý nước nuôi trồng thủy sản tiên tiến từ Israel
Tin mới nhất
CN,30/03/2025
- Cám gạo lên men: Thức ăn giàu protein cho tôm sú
- TAURINE: Hỗ trợ giảm thời gian chờ sinh sản của tôm mẹ
- Thực khuẩn thể: Bước tiến mới trong phòng trị bệnh vi khuẩn cho tôm
- Công cụ di động chẩn đoán virus đốm trắng trong 24 giờ
- VHVP-2: Đặc điểm gen trong Vibrio gây bệnh TPD
- Bệnh đốm trắng: Nguyên nhân chính gây giảm năng suất tôm
- Nuôi tôm trong bể xi măng: Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản
- Oxy sinh học và oxy hóa học: Sự khác biệt về nhu cầu
- Công nghệ thông minh AIoT: Cơ hội chuyển mình cho ngành thủy sản
- Di truyền tôm thẻ chân trắng: Xu hướng hiện tại và tương lai
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Giá tôm giảm sâu, người nuôi điêu đứng
- “Phòng các bệnh trên tôm nuôi và các giải pháp giảm chi phí sản xuất tôm”
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
- Tăng cường các biện pháp chống nóng trong nuôi trồng thủy sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống