Ký sinh trùng Amip: Đặc điểm và tác hại trên tôm thẻ chân trắng

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Tôm nhiễm ký sinh trùng Amip có biểu hiện giảm ăn, lờ đờ, bơi tắp vào bờ, giáp đầu ngực bị ăn mòn và mang bị đen. Dưới kính hiển vi, các đặc điểm mô bệnh học bao gồm hình thái của ký sinh trùng Amip biểu hiện nội chất dạng hạt với không bào, nhân, ký sinh trùng.

Động vật nguyên sinh Paramoeba sp. phổ biến và thường sống tự do ở vùng nước biển, nó là ký sinh trùng đơn bào Amip gây bệnh ở cá nuôi. Loài Paramoeba perurans xâm chiếm mang và dẫn đến bệnh Amip ở mang (AGD) trên cá hồi nuôi và ảnh hưởng đến ngành công nghiệp cá hồi Tasmania ở Đại Tây Dương, với mức thiệt hại từ 10 đến 20% sản lượng.

Cho đến nay, AGD đã được ghi nhận ở 15 loài cá thuộc 11 chi khác nhau và ở cá nhiễm P. perurans dẫn đến các phản ứng tăng sinh tế bào trong mang, bao gồm tăng biểu mô, phì đại, phù nề và hình thành túi giữa các lớp, xuất hiện dưới dạng các đốm và mảng chất nhầy màu trắng trên bề mặt mang.

Đánh giá tổng thể bệnh lý của mang đã được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán bệnh Amip ở mang, nhưng nên kiểm tra mô học tiếp theo để cải thiện độ chính xác của chẩn đoán. Ngoài ra, các phương pháp chẩn đoán phân tử dựa trên xét nghiệm PCR thông thường nhắm mục tiêu trình tự rRNA tiểu đơn vị nhỏ (SSU rRNA) có sẵn để chẩn đoán bệnh Amip ở mang.

Thiết lập nghiên cứu

0gram) từ trại sản xuất tôm giống ở Bắc Mỹ cho thấy dấu hiệu lâm sàng bỏ ăn, lờ đờ và bơi tắp vào bờ. Tỷ lệ chết tích lũy là 62,75% sau 120 ngày, kể từ ngày thả và tôm bị bệnh có mang đen, và giáp đầu ngực bị xói mòn (Hình 1).

Hình 1. Dấu hiệu lâm sàng của tôm thẻ chân trắng nuôi trong mô hình tuần hoàn khép kín và bị nhiễm bệnh đen mang do ký sinh trùng Amip

Tôm có biểu hiện bệnh nặng ở mang và giáp đầu ngực (A) mang đen, (B) mất phiến mỏng và giáp đầu ngực bị ăn mòn

Từ những biểu hiện của tôm, tác giả nghi ngờ nhiễm nấm Fusarium gây ra, trước đây đã được báo cáo là tác nhân gây bệnh đen mang ở động vật giáp xác, như tôm, tôm và tôm hùm. Tuy nhiên, ký sinh trùng đơn bào Amip đã được quan sát bằng phương pháp soi tươi dưới kính hiển vi (Hình 2). Các mẫu tôm có biểu hiện sắp chết được thu thập với khoảng thời gian không đều nhau, được cố định trong AFA của Davidson hoặc ethanol 95%, và được kiểm tra thêm bằng mô bệnh học, PCR và ISH.

Hình 2: Các mẫu mang được soi dưới kính hiển vi

(A) Các biến thể về hình thái của amip và (B) các amip sống tự do riêng lẻ

Kết quả nghiên cứu

Mô bệnh học (H&E)

Phát hiện quan trọng nhất trong quá trình kiểm tra bằng kính hiển vi của các mẫu được nghiên cứu là sự hiện diện của ký sinh trùng Amip. Sự phá hoại của loài ký sinh trùng này được tìm thấy chủ yếu ở mang, với mức độ nghiêm trọng G4 (Hình 3A–C), và quan sát thấy hiện tượng tăng sinh trên diện rộng và hình thành khoảng trống giữa các phiến. Theo người nuôi, hiện tượng lờ đờ, thiếu oxy và cuối cùng là chết ở tôm bị nhiễm bệnh, và những điều này có thể liên quan đến tổn thương mang (cơ quan hô hấp).  Hình 3A cho thấy nhân Amip có lõi lưỡng tính được bao quanh bởi một vòng ưa bazơ không đều và thể ký sinh có tế bào chất và không bào ưa eosin, cho thấy Amip có quan hệ gần với các chi của bộ Dactylopodida, và có thể là chi Paramoeba (Sühnel & cs., 2014).

Hình 3: Nhiễm trùng Amip (Paramoeba sp.) được tìm thấy trong một số mô bằng cách kiểm tra mô bệnh học và lai tạo tại chỗ.

(A), (B) và (C) mang; (D) tuyến râu; (E) vùng dưới da; (F) biểu mô biểu bì, (G) đáy chậu và (H) trong tuyến râu. Amip đơn bào có hình dạng phẳng và không đều, thể tư dưỡng (đường kính khoảng 25 đến 30mm; mũi tên đen), dạng nang (đường kính nhỏ hơn 10 mm; đầu mũi tên đen) và phóng đại thể tư dưỡng cho thấy nội chất dạng hạt với (V) không bào, (N) nhân, (PS) ký sinh trùng và ngoại chất với giả hành (PP)

Ngoài ra, chủ yếu được quan sát thấy các thể tự dưỡng có hình dạng phẳng và không đều (đường kính khoảng 25 đến 30μm). Theo Kent & cs. (1988), sự hiện diện của Pseudopodia số hóa, thiếu u nang (đường kính dưới 10μm) và môi trường sống ở biển cũng xác định Amip là chi Paramoeba. Những ký sinh trùng Amip này cũng được quan sát thấy ở các cơ quan khác, bao gồm tuyến râu, cơ quan bạch huyết, biểu mô biểu bì và lớp dưới da của các phần phụ và mô liên kết xung quanh dây thần kinh bụng của các mẫu thử nghiệm, với mức độ nghiêm trọng từ G1 đến G4 (Hình 3D– G).

Kết quả PCR

Các bộ khuếch đại mạnh (bộ khuếch đại là một đoạn DNA hoặc RNA là nguồn sản phẩm khuếch đại hoặc sao chép) đã được phát hiện trong tôm được thử nghiệm (5 mẫu đại diện), bằng xét nghiệm PCR nhằm mục đích giải trình tự SSU rRNA. Kết quả cho thấy, trình tự nucleotide giống 100% với trình tự của Paramoeba sp. từ một số loài giáp xác biển. Và không có phản ứng chéo với DNA bộ gen từ tôm thẻ chân trắng và tôm khác (P. monodon, P. indicus, L. stylirostris, và M. rosenbergii), giun nhiều tơ, mực và Artemia spp., hoặc với các ký sinh trùng khác trên tôm bằng phép thử độ đặc hiệu.

Phương pháp lai tại chỗ

Đối với phương pháp ISH, đầu dò gen ký sinh trùng Paramoeba được tạo ra từ trình tự SSU rRNA của tôm nhiễm Amip và mẫu này được lai với các tế bào Amip trong mẫu đại diện, tương ứng với kết quả mô bệnh học. Mẫu dò dường như có tính đặc hiệu cao và không thấy phản ứng trong bất kỳ mô được chuẩn bị từ tôm sạch bệnh SPF (dữ liệu không được hiển thị).

Cho đến nay, ký sinh trùng đơn bào Amip Paramoeba sp. đã được báo cáo ở một số loài giáp xác biển, bao gồm tôm hùm và cua Mỹ, nhưng không có ở tôm nuôi. Nghiên cứu này là báo cáo đầu tiên về sự lây nhiễm của ký sinh trùng đơn bào Amip Paramoeba sp., trong mang của tôm thẻ chân trắng được nuôi trong một trại sản xuất tôm giống ở Bắc Mỹ. Rất có khả năng nhiễm trùng Amip là do các yếu tố stress, chẳng hạn như nhiệt độ nước tăng và độ mặn cao, kết hợp với mật độ nuôi cao, tạo lợi thế cho các mầm bệnh này hiện diện tự nhiên trong môi trường biển. Theo người nuôi, độ mặn giảm từ 34 xuống 10ppt do các vấn đề về thiết bị cơ khí, vì vậy có khả năng stress đã gây ra sự lây nhiễm ký sinh trùng ở tôm

Quan điểm

Tôm bị nhiễm Amip có biểu hiện giảm ăn, lờ đờ, bơi tắp vào bờ, giáp đầu ngực bị ăn mòn và mang bị đen. Dưới kính hiển vi, các đặc điểm mô bệnh học bao gồm hình thái của ký sinh trùng Amip biểu hiện nội chất dạng hạt với không bào, nhân, ký sinh trùng. Những đặc điểm này cho thấy rằng ký sinh trùng có liên quan đến bộ Dactylopodida, có thể là một loài Paramoeba và điều này đã được xác nhận bằng phân tích trình tự SSU rRNA, xét nghiệm PCR và lai tạo tại chỗ (ISH).

Ở tôm, nhiễm trùng Amip đã dẫn đến tỷ lệ chết đáng kể và thiệt hại kinh tế liên quan.  Do đó, các xét nghiệm chẩn đoán ISH và PCR được phát triển trong nghiên cứu này có thể cung cấp dữ liệu thông tin cho người nuôi tôm và có thể được sử dụng làm phương pháp sàng lọc ban đầu đối với động vật nguyên sinh Amip ở tôm. Nghiên cứu này cung cấp dữ liệu thông tin cho các nhà sản xuất tôm và giúp người nuôi theo dõi nhiễm trùng Amip trong các trang trại nuôi tôm. Ở tôm được kiểm tra, ký sinh trùng có đặc điểm mô học của  Paramoeba  sp., nhưng không phát hiện thấy dải PCR nào đối với mồi được tạo ra từ P.perurans,  P. pemaquidensis hoặc P. branchiphila spp. Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng đó có thể là một loài Paramoeba mới lây nhiễm cho tôm. Công việc bổ sung là điều cần thiết để chẩn đoán loài và phát triển các phương pháp chẩn đoán loài cụ thể đối với tôm nuôi nhiễm Amip.

Hảo Mai (Lược dịch)