Khởi đầu vững chắc: Dinh dưỡng giai đoạn sớm đóng vai trò then chốt trong nuôi trồng thủy sản

[Người Nuôi Tôm] – Cá và tôm nuôi giữ vai trò thiết yếu trong nguồn cung thực phẩm của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, không chỉ góp phần đảm bảo dinh dưỡng và sinh kế mà còn gắn bó chặt chẽ với văn hoá và truyền thống của khu vực. Trước nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng trên toàn cầu, nuôi trồng thủy sản ngày càng được coi là một giải pháp bền vững để cung cấp nguồn thực phẩm cho các thế hệ tương lai.

Theo FAO (2024), sản lượng nuôi trồng thủy sản tại châu Á – Thái Bình Dương đã tăng 193% từ năm 2000 đến 2022, chiếm hơn 88% sản lượng toàn cầu vào năm 2022. Riêng trong giai đoạn 2000 – 2018, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 5,1% (De Silva & Yuan, 2022).

Mức tiêu thụ cá trên toàn cầu gần như tăng gấp đôi trong 50 năm qua (New Scientist, 2021) và FAO (2024), ước tính mức tiêu thụ bình quân đầu người đạt 20,7 kg mỗi năm vào năm 2022. Khi dân số khu vực và toàn cầu ngày càng gia tăng, cùng với xu hướng ưa chuộng đạm thủy sản, việc đảm bảo cá và tôm nuôi được cung cấp dinh dưỡng tối ưu để phát huy tiềm năng di truyền và đạt hiệu suất lâu dài trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Cụ thể, dinh dưỡng chính xác trong giai đoạn đầu đời đóng vai trò then chốt, bởi các điều kiện mà vật nuôi trải qua trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ tăng trưởng, sự phát triển của cơ quan nội tạng, khả năng thích nghi, hành vi, hiệu quả sinh trưởng tổng thể và cuối cùng là tỷ lệ phi lê khi thu hoạch.

 

Vì sao giai đoạn đầu quan trọng

Mặc dù, mọi giai đoạn của nuôi trồng thủy sản đều cần chế độ dinh dưỡng cân bằng và chất lượng cao, nhưng giai đoạn đầu đời đặc biệt nhạy cảm và có ảnh hưởng lâu dài đến năng suất, lợi nhuận và tính bền vững. Những ngày và tuần đầu tiên là khoảng thời gian quan trọng cho quá trình phát triển sinh lý, khi cá và tôm vẫn đang hình thành hệ tiêu hóa và miễn dịch chức năng, đồng thời dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây stress.

Những yếu tố gây stress thường gặp trong giai đoạn ương bao gồm thay đổi môi trường do vận chuyển, chuyển bể, tiêm vaccine, thao tác, trộn đàn và biến động điều kiện nước và nhiệt độ. Tất cả đều có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và hiệu suất sinh trưởng của con giống. Những thách thức này thường trùng với giai đoạn chuyển đổi trong trại giống, nơi nhu cầu dinh dưỡng hỗ trợ đạt mức cao nhất.

Một khẩu phần ăn cân bằng, phù hợp với từng loài trong giai đoạn này không chỉ giúp phát triển cơ thể mà còn giúp vật nuôi chống chọi tốt hơn với các yếu tố bất lợi. Thức ăn ương hiệu quả có thể giúp giảm hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), nâng cao tỷ lệ sống và thúc đẩy tăng trưởng đồng đều, đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn nuôi thương phẩm và thu hoạch ổn định.

 

Vai trò của dinh dưỡng chính xác và chức năng

Ngay từ bữa ăn đầu tiên, dinh dưỡng không chỉ đơn thuần là để duy trì sự sống. Người nuôi cần đảm bảo khẩu phần của cá và tôm được thiết kế riêng cho từng loài và từng giai đoạn phát triển. Điều này đồng nghĩa với việc cung cấp một cơ cấu dinh dưỡng đầy đủ gồm protein, axit amin, lipid, vitamin, khoáng chất và các phụ gia chức năng, đồng thời tối ưu hóa đặc tính lý học của viên thức ăn như khả năng tiêu hóa, độ bền trong nước và kích thước viên phù hợp.

Những đặc điểm này đặc biệt quan trọng trong các hệ thống nuôi thâm canh, nơi thức ăn cần giữ được hình dạng trong nước mà không tan rã hay mất dinh dưỡng, đồng thời giúp tôm cá nhỏ dễ dàng tiếp cận và hấp thụ dưỡng chất. Các dòng thức ăn ép đùn viên siêu nhỏ chất lượng cao giúp tạo ra hạt có kích thước đồng đều, ổn định trong nước sẽ phù hợp với điều kiện nuôi thâm canh, đồng thời đảm bảo chất lượng môi trường nước. Công thức chuẩn xác trong giai đoạn ương giúp thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn, cỡ tôm cá đồng đều hơn, tỷ lệ cơ thịt tốt hơn và mang lại lợi nhuận cao hơn.

Nhiều nghiên cứu tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của chất lượng khấu phần ở giai đoạn đầu. Ví dụ, trong một nghiên cứu trên cá hồi vân gần đây (Alami-Durante & CS., 2014), việc cho cá ăn khấu phần giàu chất béo nhằm làm giảm tỷ lệ protein/năng lượng (P:E) đã tạo ra ảnh hưởng dài hạn rõ rệt. Cá có trọng lượng cao hơn và phát triển cơ bắp tốt hơn, ngay cả sau khi chuyển sang ăn khẩu phần thương mại thông thường. Kết quả này cho thấy, các can thiệp dinh dưỡng ban đầu có thể ảnh hưởng đến kết quả thu hoạch sau nhiều tháng.

 

Dinh dương chuyên biệt cho giai đoạn ương

Nhăm hỗ trợ người nuôi khai thác tối đa tiềm năng vật nuôi, ADM đã phát triển dòng sản phẩm NANOLIS – thức ăn chuyên cho cá giai đoạn ương được thiết kế để cung cấp dinh dưỡng chuyên biệt trong giai đoạn quan trọng của chu kỳ sản xuất. NANOLIS được sản xuất bằng công nghệ ép đùn viên siêu nhỏ, tạo ra viên thức ăn cực kỳ đồng đều với độ bền nước tốt và khả năng giữ dưỡng chất cao. Sản phẩm này được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ sự phát triển sinh lý của cá ở giai đoạn ương, giúp tăng cường hấp thụ dinh dưỡng và giúp con giống vượt qua các thách thức trong giai đoạn đầu đời.

Mỗi công thức trong dòng NANOLIS được tinh chỉnh để cung cấp đầy đủ phụ gia chức năng, vitamin thiết yếu, khoáng chất và protein dễ tiêu hóa, hoạt động cộng hưởng để cải thiện tỷ lệ sống, thúc đấy tăng trưởng và nâng cao hiệu suất lâu dài.

Sản phẩm Nanolis của ADM – thức ăn chuyên cho cá giai đoạn ương

 

NANOLIS trong thực tiễn

Để đánh giá hiệu quả của NANOLIS trong giai đoạn đầu đời, một thử nghiệm trên cá rô phi đã được tiến hành vào năm 2022 tại Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Thủy sản của ADM tại Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh, dưới sự giám sát của TS. Phạm Minh Anh – Giám đốc R&D khu vực. Thử nghiệm so sánh hiệu quả của NANOLIS với hai loại thức ăn thương mại dạng bột và viên ép đùn nhỏ thông thường.

Thử nghiệm gồm 2.400 cá rô phi bột, sau khi tiêu hết noãn hoàng 1 ngày, được chia thành 3 nhóm 800 con, cho ăn 4 lần/ ngày trong 40 ngày. Kết quả rất thuyết phục: cá được cho ăn NANOLIS đạt trọng lượng cuối trung bình 6,8g, cao hơn 60% và 31% so với hai nhóm còn lại. Lượng ăn cũng cao hơn (0,170g/ngày/con) và FCR đạt 1,01, thấp hơn rõ rệt so với 1,39 và 1,25 của hai nhóm còn lại.

Những kết quả này cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng khẩu phần dinh dưỡng chính xác và cân băng trong giai đoạn đầu. NANOLIS giúp cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng trưởng nhanh hơn và lượng ăn cao hơn, những yếu tố then chốt để nâng cao năng suất và lợi nhuận.

 

Chuẩn bị đàn giống tốt cho giai đoạn thương phấm đạt năng suất cao

Khi các cơ sở nuôi thủy sản tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất, dinh dưỡng giai đoạn đầu tiếp tục là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất. Bằng cách hỗ trợ khả năng thích nghi và đồng đều trong giai đoạn ương, thức ăn chức năng giúp giảm rủi ro về sức khỏe và biển động hiệu suất sau này.

Một khởi đầu vững chắc sẽ mang lại kết quả thu hoạch tốt hơn cả về năng suất lẫn chất lượng. Với chiến lược dinh dưỡng phù hợp, người nuôi có thể nâng cao sự ổn định về tăng trưởng, cải thiện FCR, tăng sức đề kháng mà vẫn giữ được chất lượng nước và hiệu quả vận hành.

ADM tiếp tục đầu tư vào các giải pháp thức ăn sáng tạo, được hỗ trợ bởi hàng chục năm nghiên cứu và phát triển. Mạng lưới nguyên liệu toàn cầu, kiến thức dinh dưỡng chuyên sâu và năng lực sản xuất của công ty cho phép phát triển các công thức phù hợp cho giai đoạn đầu, đồng thời hỗ trợ người nuôi tại châu Á – Thái Bình Dương xây dựng hệ thống nuôi bền vững và hiệu quả.

Việc đảm bảo thành công ngay từ bữa ăn đầu tiên không chỉ thúc đẩy tăng trưởng và sức khỏe của vật nuôi mà còn đặt nền móng cho hiệu quả, lợi nhuận và phát triển bền vững lâu dài.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. FAO. 2024. The State of World Fisheries and Aquaculture 2024 – Blue Transformation in Action. Rome. https://doi.org/10.4060/cd0683en

2. De Silva, S.S. & Yuan, D. 2022. Regional review on status and trends in aquaculture development in Asia-Pacific – 2020. FAO Fisheries and Aquaculture Circular No. 1232/6. Rome, FAO.

3. New Scientist. 2021. “Global demand for fish expected to almost double by 2050.” https:// www.newscientist.com/article/2290082-global- demand-for-fish-expected-to-almost-double- by-2050/

4. Alami-Durante H, Cluzeaud M, Duval C, Maunas P, Girod-David V, Médale F. 2014. Early decrease in dietary protein:energy ratio by fat addition and ontogenetic changes in muscle growth mechanisms of rainbow trout: short- and long- term effects. British Journal of Nutrition, 112(5), 674-687. doi:10.1017/S0007114514001391