Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm

[Người Nuôi Tôm] – Bệnh phân trắng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng tôm, năng suất nuôi và gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho người nuôi. Đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho tôm bằng cách sử dụng loại thức ăn phù hợp chính là “chìa khóa” để người nuôi tôm tự tin phòng ngừa loại bệnh này.

 

Đặc điểm và dấu hiệu của bệnh phân trắng trên tôm

Bệnh phân trắng ngày càng xuất hiện sớm, thậm chí bệnh có thể xuất hiện ở các ao tôm mới 20 – 25 ngày tuổi, gây giảm năng suất 20 – 30%, tỉ lệ sống thấp có thể dưới 50%, hệ số chuyển đổi thức ăn cao và không nuôi được size lớn… Bệnh thường bùng phát trong giai đoạn giao mùa, nóng kèm theo những cơn mưa lớn, nhiệt độ thay đổi đột ngột. Sự biến động đột ngột môi trường ao nuôi gây ra tình trạng căng thẳng và suy giảm sức khỏe tôm, đồng thời tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển mạnh, đặc biệt là nhóm Vibrio spp, tảo lam, tảo giáp.

Nguyên nhân gây bệnh phân trắng có thể xuất phát từ: vi khuẩn (Vibrio spp,), kí sinh trùng Gregarine, vi bào tử trùng EHP (96,4%), tảo độc (tảo mắt, tảo giáp) hay thức ăn kém chất lượng và chứa độc tố nấm mốc (Mycotoxin, Aflatoxin B1).

Dấu hiệu tôm nuôi bị bệnh phân trắng

1 – Tôm bị phân trắng, 2- Gan và đường ruột tôm bị phân trắng, 3 – Phân trắng nổi trên mặt nước, 4 – ATM trong khối gan tụy tôm, 5 – sắc tố đường ruột không gom, 6 – Khuẩn vàng trên đĩa TCBS (Vibrio alginolyticus)

 

Bệnh phân trắng ở tôm có những dấu hiệu đặc trưng như các đoạn phân trắng đục nổi trên mặt nước, hoặc trắng đục lơ lửng và dính trong nhá, đôi khi dính và kéo dài sau đuôi. Tôm thường giảm ăn, cơ thể chuyển màu sậm hơn, gan tụy nhợt nhạt và mềm, ruột cùng phân chuyển sang màu vàng hoặc trắng. Khi bị bệnh kéo dài tôm có biểu hiện mềm vỏ, mang sẫm màu, ruột lỏng và cong vẹo, đặc biệt là đoạn ruột cuối thân tôm có màu trắng đục. Cùng với đó, khi nhấc vó khỏi mặt nước, tôm yếu, vận động kém, phân đàn và số lượng rớt đáy tăng dần khi tỉ lệ tôm bị phân trắng tăng cao.

 

Phòng ngừa bệnh phân trắng cho tôm cùng Grobest

Để đối phó với bệnh phân trắng cũng như nâng cao năng suất trong điều kiện nuôi trồng hiện nay, người nuôi cần tập trung vào việc sử dụng thức ăn chất lượng cao kết hợp với thức ăn chức năng hỗ trợ phòng bệnh và quản lí môi trường ao nuôi.

Việc lựa chọn thức ăn chuyên dụng cho tôm và cung cấp cho tôm đầy đủ dưỡng chất là một trong những biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa bệnh phân trắng. Các hộ nuôi nên cân nhắc lựa chọn thức ăn chức năng để hỗ trợ phòng bệnh tăng cường chức năng gan tụy cho tôm, giúp tôm khỏe mạnh và tăng trưởng ổn định, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đường ruột, bệnh phân trắng. Ngoài ra, thức ăn chức năng không chỉ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của tôm mà còn giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường nước, giảm thiểu nguồn chất thải và làm suy giảm môi trường sống của tôm.

Tiến sĩ Lê Văn Khoa, Giám đốc Kĩ thuật toàn quốc tại Grobest Việt Nam, cho biết: “Bệnh phân trắng ở tôm đã tồn tại trong nhiều năm và hiện nay các biện pháp điều trị thường không đạt hiệu quả cao. Quan trọng nhất là cần tập trung phòng ngừa ngay từ đầu, vì khi tôm bị bệnh, chi phí sản xuất sẽ tăng cao, làm giảm lợi nhuận. Sử dụng thức ăn chức năng bổ sung dinh dưỡng từ sớm có thể giúp tôm tăng sức đề kháng, duy trì khả năng hấp thụ dinh dưỡng và phát triển ngay cả khi mắc bệnh”.

Grobest Việt Nam đã phát triển nhiều dòng sản phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa dịch bệnh cho tôm, nhằm hỗ trợ bà con đạt “Năng suất cao – Chi phí thấp”. Sản phẩm GROSHIELD và SUPER SHIELD được nhiều hộ nuôi tin tưởng nhờ hiệu quả rõ rệt trong việc tăng miễn dịch cho tôm và tối ưu hóa quá trình nuôi.

Tôm khỏe mạnh và phát triển vượt bậc nhờ sử dụng thức ăn chức năng GROSHIELD và SUPER SHIELD từ Grobest

 

Bên cạnh thức ăn, việc quản lí các yếu tố môi trường như: pH, độ kiềm, độ mặn và độ trong của nước ao nuôi cũng rất quan trọng. Người nuôi cần duy trì các chỉ số này trong ngưỡng thích hợp để tôm có môi trường sống ổn định. Trong các tình huống thời tiết bất lợi như mưa dầm hay trời lạnh, cần giảm lượng thức ăn từ 30 – 50% để tránh thức ăn dư thừa và tránh ô nhiễm đáy ao.

Anh Ng.Đ.Duyệt, hộ nuôi tôm tại Bạc Liêu chia sẻ: “Từ khi sử dụng GROSHIELD và SUPER SHIELD, tôi thấy tôm phát triển khỏe mạnh, bắt mồi tốt và lớn nhanh (ADG trung bình 0,41 g/tôm/ngày), thu về lợi nhuận đáng kể. Tôi yên tâm quản lí ao nuôi trước tình hình dịch bệnh, đặc biệt là trong những giai đoạn thời tiết không thuận lợi”.

Trong bối cảnh ngành nuôi tôm ngày càng đối mặt với nhiều thách thức, sự xuất hiện của các giải pháp như GROSHIELD và SUPER SHIELD từ Grobest không chỉ là một bước tiến trong công nghệ nuôi tôm mà còn là minh chứng cho cam kết của Grobest trong việc hỗ trợ người nuôi tôm Việt Nam phát triển bền vững.

Grobest đã cho thấy những nỗ lực không ngừng trong việc mang lại các giải pháp nuôi trồng tốt nhất, cùng người nuôi tôm hướng tới mục tiêu “Năng suất cao – Chi phí thấp”. Với hệ thống sản phẩm tiên tiến và kinh nghiệm thực tiễn đã được kiểm chứng, Grobest Việt Nam đang là đối tác tin cậy, đồng hành cùng người nuôi tôm trên hành trình gặt hái những vụ mùa bội thu.

Grobest Việt Nam

Tin mới nhất

T5,21/11/2024