Việc gắn tem truy xuất nguồn gốc cho tôm hùm đang được triển khai thí điểm tại Phú Yên và dự kiến sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.
Số lượng lồng nuôi tôm hùm thương phẩm nước ta năm 2024 là hơn 280.000 lồng, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Ảnh: PC.
Nan giải bài toán tôm hùm giống
Ngày 30/12, tại thị xã Sông Cầu (Phú Yên), Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Sở NN-PTNT Phú Yên, UBND thị xã Sông Cầu tổ chức hội nghị “Tăng cường hợp tác, liên kết nuôi và tiêu thụ tôm hùm vì sự phát triển bền vững”.
Tham dự có Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân; lãnh đạo Sở NN-PTNT Phú Yên, UBND thị xã Sông Cầu cùng đại diện Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nuôi tôm hùm khu vực Nam Trung bộ.
Theo Cục Thủy sản, nghề nuôi tôm hùm nước ta phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay. Số lượng lồng nuôi tôm hùm thương phẩm năm 2024 hơn 280.000 lồng, sản lượng đạt trên 5.800 tấn, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 430 triệu USD, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa (chiếm trên 95% tổng số lượng lồng nuôi cũng như sản lượng nuôi cả nước).
Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản phát biểu tại hội nghị. Ảnh: PC.
Về tổng thể, ngành hàng tôm hùm đã phát triển ở quy mô sản xuất hàng hóa, song vẫn ở quy mô nhỏ, bao gồm cả các cơ sở nuôi cũng như các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất (cung ứng giống, thức ăn, xuất khẩu) và tiêu thụ. Việc tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết ngang và liên kết dọc theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ còn rất hạn chế (chỉ có 2 hợp tác xã nuôi tôm hùm tại Phú Yên và Khánh Hòa).
Giai đoạn cuối năm 2023, đầu năm 2024, hoạt động xuất khẩu tôm hùm, đặc biệt là tôm hùm bông gặp nhiều khó khăn. Tôm hùm bông muốn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc phải bảo đảm điều kiện không được đánh bắt trực tiếp từ biển và phải có minh chứng quá trình nuôi rõ ràng, không sử dụng nguồn giống khai thác từ tự nhiên.
Đến nay, Việt Nam chưa tạo được nguồn giống tôm hùm nói chung, tôm hùm bông nói riêng từ sinh sản mà hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Đây cũng đang là vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu tôm hùm bông của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Tôm hùm được gắn tem truy xuất nguồn gốc. Ảnh: PC.
Hiện nay, nguồn cung giống tôm hùm cho nuôi tôm thương phẩm chủ yếu khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu từ nước ngoài. Trong đó, đối với giống khai thác tự nhiên số lượng biến động thất thường theo năm và đang có xu hướng giảm mạnh, chất lượng con giống cũng không thể chủ động kiểm soát. Hàng năm, có khoảng 8 – 12 triệu tôm hùm giống được khai thác tự nhiên, đưa vào nuôi.
Đối với nguồn giống tôm hùm nhập khẩu, qua khảo sát thực tế của Cục Thủy sản năm 2023 cho thấy chất lượng đàn tôm không ổn định, có lô đạt tỉ lệ sống cao, có lô nhập về cho tỉ lệ sống thấp, tăng trưởng chậm (tỷ lệ hao hụt từ 30 – 70%).
Theo báo cáo của Cục Thú y, trong 10 tháng đầu năm 2024, ngành thú y đã kiểm dịch và cho phép nhập khẩu 65 lô với khoảng 10,8 triệu con từ Indonesia, Timor Leste, đảo Solomon (bằng 13% số lượng tôm giống nhập khẩu năm 2023).
Trong khi đó, hiện nay nhu cầu giống tôm hùm phục vụ nuôi thương phẩm trung bình cần khoảng 80 – 100 triệu con tôm hùm trắng/năm, trong đó nguồn giống khai thác từ tự nhiên chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu nuôi tôm và 100% tôm hùm xanh phải nhập từ các nước Indonesia, Philippines, Myanmar, Srilanka, Singapore.
Do nguồn cung cấp khan hiếm, giá con giống tôm hùm tăng cao so với năm 2023. Giá giống hiện tại tôm hùm đá/xanh 45.000 – 55.000đ/con, tôm hùm bông 45.000 – 50.000đ/con.
Truy xuất nguồn gốc tôm hùm
Theo ông Trịnh Quang Tú, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Quy hoạch và Phát triển thủy sản (thuộc Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản), hiện nay nghề nuôi tôm hùm chủ yếu ở quy mô nhỏ, hộ gia đình với hơn 7 nghìn hộ nuôi. Điều này làm cho việc tổ chức xuất khẩu, thực hiện truy xuất nguồn gốc rất khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh các thị trường ngày càng khắt khe hơn về truy xuất nguồn gốc.
Trong đề án về phát triển nuôi và xuất khẩu tôm hùm, Bộ NN-PTNT đã giao Viện kinh tế và Quy hoạch thủy sản xây dựng 2 mô hình liên kết nuôi và tiêu thụ tôm hùm theo chuỗi giá trị.
Việc truy xuất nguồn gốc sẽ giúp thuận lợi hơn cho quá trình xuất khẩu tôm hùm. Ảnh: PC
Tại Phú Yên, Viện đã xây dựng chuỗi liên kết tôm hùm xanh giữa Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp tôm hùm Sông Cầu với doanh nghiệp xuất khẩu Minh Phát và doanh nghiệp cung ứng giống ở Cam Ranh (Khánh Hòa), hiện đã xây dựng xong hệ thống truy xuất nguồn gốc.
“Trước yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, việc truy xuất nguồn gốc sẽ giúp sau này thuận lợi hơn cho quá trình xuất khẩu. Chúng ta sẽ không cần phải làm quá nhiều thủ tục như xác nhận, chứng nhận, chứng minh nguồn gốc tôm hùm nuôi. Bên cạnh đó, người tiêu dùng sẽ xác định được thông tin nguồn gốc sản phẩm một các dễ dàng”, ông Trịnh Quang Tú cho hay.
Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản cho biết thời gian qua, rất nhiều nỗ lực để tổ chức sản xuất, liên kết truy xuất nguồn gốc tôm hùm đã thu được những kết quả đáng kể.
Được sự hỗ trợ của Bộ NN-PTNT, Cục Thủy sản cùng với các đơn vị tư vấn đã nghiên cứu ra biện pháp để gắn mã cho tôm hùm, từ đó truy xuất được từ các cơ sở nuôi đến các hợp tác xã, cơ sở thu gom, sơ chế, phục vụ cho công tác xuất khẩu.
“Thời gian tới, chúng tôi sẽ bàn giao sản phẩm này cho các hợp tác xã, địa phương để ứng dụng vào thực tiễn. Mong rằng những cơ sở làm ăn một cách bài bản, áp dụng công nghệ thông tin để truy xuất một cách minh bạch nhất, từ đó xây dựng thương hiệu tôm hùm một cách tốt nhất”, ông Trần Đình Luân cho hay.
Nguồn: Phương Chi (Báo Nông nghiệp Việt Nam)
Hiện nay, các cơ sở ương dưỡng giống tôm hùm chủ yếu tập trung tại Khánh Hòa. Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ương dưỡng giống tôm hùm đối với 41 cơ sở trên địa bàn tỉnh. Tại tỉnh Phú Yên, Chi cục Thủy sản tỉnh này đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho 6 cơ sở ương dưỡng giống tôm hùm.
- DDGS từ gạo: Sáng kiến mới giảm chi phí thức ăn cho tôm
- Brazil: Đình chỉ nhập khẩu tôm từ Ecuador
- Khan hiếm nguồn cung, tôm thương phẩm tăng giá
- Chất xúc tác trong thức ăn tôm: Tăng cường dinh dưỡng và khả năng chịu mặn
- Evonik Industries: Tái cơ cấu toàn diện, dự kiến cắt giảm 7.000 nhân sự
- Viêm ruột: Kìm hãm tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi
- Sản xuất tôm giống: Lắm nỗi lo, nhiều hạn chế
- Tổng quan kết quả sản xuất ngành thủy sản năm 2024
- Bạc Liêu thu hoạch hơn 300 nghìn tấn tôm trong năm 2024
- Nam Định: Nông dân nuôi tôm xuất sắc nhờ ứng dụng công nghệ
Tin mới nhất
T3,07/01/2025
- DDGS từ gạo: Sáng kiến mới giảm chi phí thức ăn cho tôm
- Brazil: Đình chỉ nhập khẩu tôm từ Ecuador
- Khan hiếm nguồn cung, tôm thương phẩm tăng giá
- Chất xúc tác trong thức ăn tôm: Tăng cường dinh dưỡng và khả năng chịu mặn
- Evonik Industries: Tái cơ cấu toàn diện, dự kiến cắt giảm 7.000 nhân sự
- Gắn tem truy xuất nguồn gốc cho tôm hùm
- Viêm ruột: Kìm hãm tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi
- Sản xuất tôm giống: Lắm nỗi lo, nhiều hạn chế
- Tổng quan kết quả sản xuất ngành thủy sản năm 2024
- Bạc Liêu thu hoạch hơn 300 nghìn tấn tôm trong năm 2024
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Giá tôm giảm sâu, người nuôi điêu đứng
- “Phòng các bệnh trên tôm nuôi và các giải pháp giảm chi phí sản xuất tôm”
- Sản xuất tôm giống Cà Mau chỉ đáp ứng 50% nhu cầu
- Giá tôm lao dốc, nông dân gặp khó
- Inforgraphic: Ngành tôm 6 tháng đầu năm 2024
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
- Tăng cường các biện pháp chống nóng trong nuôi trồng thủy sản
- CEO Chuang Jie Cheng: Vị thuyền trưởng – chắc chèo vững lái vượt sóng thành công
- Loay hoay ‘bài toán’ thiếu hụt nguyên liệu ở ngành thủy sản
- Ra mắt bộ 3 cuốn sách Toàn cảnh ngành chăn nuôi, thú y, thủy sản Việt Nam
- Nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu bứt phá tăng trưởng cao
- Vướng mắc tại các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt