Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 4/2025

Kính mời Quý độc giả đón đọc nội dung Người Nuôi Tôm số tháng 4/2025, với những nội dung chính sau:

 

Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 4.2025

 

Thuế quan từ Hoa Kỳ: Cảnh tỉnh ngành tôm Việt -> Trang 12 – 13

Sau nhiều căng thẳng, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã hạ nhiệt cơn sốt thuế bằng quyết định hoãn thuế đối ứng 90 ngày (trừ Trung Quốc) để đàm phán. Đây là khoảng thời gian vàng để các doanh nghiệp chuẩn bị các kịch bản cho những bước đi tiếp theo, với kỳ vọng về mức thuế hợp lý hơn.

Công nghệ DNA: Định hình ngành tôm giống ->Trang 14 – 15

Đổi mới trong công nghệ sản xuất góp phần định hình lại toàn bộ ngành sản xuất tôm giống, tạo nền tảng cho một ngành tôm hiện đại, xanh và thông minh hơn.

Năng lượng mới: Mở lối nuôi tôm bền vững -> Trang 16 – 17

Đối mặt với áp lực chi phí và yêu cầu bền vững, ngành tôm Việt Nam đang có xu hướng “xanh hóa” bằng việc ứng dụng các nguồn năng lượng mới. Đây không chỉ là giải pháp kinh tế mà còn là chiến lược để tôm Việt giữ vững vị thế, tăng khả năng cạnh tranh ở các thị trường khắt khe.

Ngành tôm bố mẹ năm 2025: Tái cấu trúc thị trường -> Trang 18 – 19

Năm 2024, thị trường tôm bố mẹ toàn cầu chứng kiến nhiều thương vụ mua bán sáp nhập (M&A), sự phá sản của một số doanh nghiệp lớn và sự trỗi dậy của các nhà cung cấp mới, làm thay đổi đáng kể cục diện thị trường và thứ hạng các nhà cung cấp hàng đầu.

Tôm xanh, biển sạch: Hướng tới mục tiêu Netzero -> Trang 22 – 23

Giữa áp lực toàn cầu về biến đổi khí hậu, nuôi tôm không còn là câu chuyện về năng suất hay sản lượng đơn thuần mà phải gắn liền với yêu cầu giảm phát thải carbon, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero). Đây là một hành trình không dễ dàng, nhưng nếu đi đúng hướng sẽ đem lại “cơ hội vàng” để tái cấu trúc ngành theo hướng bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thế giới.

Cảnh báo đỏ cho tôm Việt: Đại học Cần Thơ lần đầu tiên xác định chủng PDD cực độc, gây chết tôm giai đoạn nhỏ đến 90% -> Trang 46 – 47

Nhóm nghiên cứu trường Đại học Cần Thơ đã bước đầu phân lập được loài vi khuẩn Photobacterium damselae subsp. Damselae (PDD) gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng trong thời gian gần đây.

Kháng EPH và WFS ở tôm thẻ chân trắng: Cơ sở di truyền học -> Trang 50 – 51

Phát triển các dòng tôm có khả năng kháng EHP, WFS thông qua chọn giống được xem là hướng đi bền vững và kinh tế.

Tằm: Nguồn protein tiềm năng trong dinh dưỡng thủy sản -> Trang 55

Tằm (Bombyx mori), vốn quen thuộc với ngành tơ lụa đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trong lĩnh vực phụ gia thức ăn thủy sản. Không chỉ là nguồn đạm phong phú, sản phẩm từ tằm còn chứa nhiều peptide sinh học, enzyme và hoạt chất có lợi, giúp cải thiện tăng trưởng, miễn dịch và sức khỏe đường ruột cho động vật thủy sản.

Ban Biên tập rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý độc giả về nội dung, hình thức để Tạp chí ngày càng hoàn thiện, phục vụ đắc lực cho ngành tôm nước nhà phát triển bền vững, hiệu quả.

Mọi thư từ góp ý, cộng tác nội dung, bài vở xin gửi về địa chỉ email: nguoinuoitomvn@gmail.com hoặc phuongnhung190698@gmail.com

Trân trọng!

Giá bán

Tạp chí Người Nuôi Tôm: 50.000 đồng/cuốn

File PDF Tạp chí Người Nuôi Tôm: 20.000 đồng/cuốn.

Đặt mua

Quý độc giả có thể liên hệ đặt mua tạp chí theo số điện thoại sau:

Điện thoại: 0246 659 7733/ 0243 219 1649 (giờ hành chính)

Hotline: 0978 457 870 (Ms Thêu).

Tạp chí sẽ được vận chuyển qua đường bưu điện đến tận tay quý độc giả.

Tin mới nhất

T5,24/04/2025