Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số 1+2

Kính gửi Quý bạn đọc, Doanh nghiệp và Người nuôi tôm

Năm 2020, là một năm đặc biệt, đánh dấu nhiều sự biến động lớn cho ngành tôm Việt Nam. Đối mặt với hàng loạt những khó khăn, thách thức về dịch bệnh, rớt giá, thời tiết khắc nghiệt, thiên tai đổ dồn và đặc biệt là ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch Covid-19 khiến các hoạt động sản xuất, xuất khẩu bị đứt đoạn. Lấy khó khăn làm cơ hội để bứt phá, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo của các cơ quan chức năng, ngành tôm nước ta đã nhanh chóng ổn định lại, khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, hiệp định EVFTA được ký kết mang lại nhiều ưu thế, như một đòn bẩy, đưa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của 3 tháng sau đó tăng lên hai con số.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thủy sản, năm 2020 sản lượng nuôi tôm đạt 950.000 tấn. Trong đó, tôm sú đạt 267,7 nghìn tấn, tăng 1%; tôm thẻ chân trắng đạt 632,3 nghìn tấn, tăng 8,5% so với cùng kỳ, tôm khác đạt 50.000 tấn. Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,05% so với năm 2019, tổng sản lượng thủy sản đạt 8,4 triệu tấn, tăng 1,8%. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 3,85 triệu tấn, tăng 2,1%; nuôi trồng đạt 4,56 triệu tấn, tăng 1,5%. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,4 tỷ USD. Tăng trưởng không nhiều, nhưng trong bối cảnh hiện tại chúng ta vẫn duy trì và có tăng trưởng dương. Đây là một trong những điểm rất thành công trong việc chỉ đạo, điều hành lĩnh vực thủy sản năm 2020.

Năm 2021, ngành thủy sản đặt mục tiêu tổng sản lượng khoảng 8,5 triệu tấn, bằng 101,1% so với ước thực hiện năm 2020. Trong đó, sản lượng khai thác khoảng 3,61 triệu tấn, bằng 93,6%; sản lượng nuôi trồng 4,9 triệu tấn, bằng 107,4%. Các sản phẩm quốc gia: cá tra 1,5 triệu tấn, tôm nước lợ 980 nghìn tấn (trong đó, tôm sú 280.000 tấn, tôm thẻ chân trắng 650.000 tấn, tôm khác 50.000 tấn). Kim ngạch xuất khẩu khoảng 8,6 tỷ USD, bằng 102,6% so với năm 2020. Dự báo năm 2021 vẫn còn nhiều khó khăn cả trong sản xuất và xuất khẩu, tuy nhiên cũng sẽ có nhiều cơ hội cho thủy sản Việt Nam “cất cánh”.

Bên cạnh đó, số Tạp chí Người Nuôi Tôm mừng Xuân Tân Sửu 2021 sẽ mang đến cho quý độc giả cái nhìn toàn cảnh về thị trường giá tôm năm 2020, cùng những thông tin hữu ích về kỹ thuật nuôi tôm trong chuyên mục Khoa học – Kỹ thuật. Dưới đây là một số nội dung nổi bật trong tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 01 – 02:

Trang Chuyên mục Tên bài viết
10-11 Trong nước Gần 43.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại
12-13 Quốc tế Tiêu thụ thủy sản toàn cầu sẽ đạt mức 21,5 kg/người vào năm 2030
14-15 Thời sự Toàn cảnh biến động giá tôm năm 2020
16-17 Vấn đề – Sự kiện Ngành tôm 2021: Cơ hội và động lực bứt phá
18-19 Nuôi tôm bền vững 10 vấn đề cơ bản làm nên một vụ tôm thành công
20-21 Tôm giống Ngành tôm giống 2020: Nỗ lực nâng cao chất lượng
22-23 Mô hình Những xu hướng nuôi tôm hiện đại
24-25 Thủy sản Việt Nam Phụ phẩm tôm: “Điểm nghẽn” trong chuỗi giá trị thủy sản
26-27 Kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
36 Thông tin doanh nghiệp SIS Việt Nam: Danh sách các công ty nhập tôm bố mẹ trong tháng 12/2020
42-43 Khoa học kỹ thuật Đáng giá nguy cơ lây truyền ở tôm nhiễm WSSV nấu chín
44-45 Kiểm tra màu ruột – phương pháp hỗ trợ quản lý thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
48-49 Kiến thức nuôi tôm Thích nghi của PL bước quan trọng cho vụ nuôi thành công
50-51 EMS và những điều cần biết trong nuôi tôm

 

Nhân dịp Xuân Tân Sửu 2021, Tạp chí Người Nuôi Tôm xin gửi tới các nhà quản lý, nhà khoa học, bà con nông ngư dân, doanh nghiệp và bạn đọc trên mọi miền đất nước lời chúc mừng năm mới, an khang thịnh vượng. Chúc toàn ngành sẽ đạt được những mục tiêu đã đề ra.

 

Ban biên tập Tạp chí Người Nuôi Tôm

Giá bán Tạp chí Người Nuôi Tôm là 40.000 đồng/ cuốn, giá bán file PDF tạp chí Người Nuôi Tôm là 20.000 đồng/ cuốn.

Quý độc giả có thể liên hệ đặt mua tạp chí theo số điện thoại: 0246 659 7733/ 0243 219 1649 vào giờ hành chính và số holine 0978 457 870 (Ms Thêu). Tạp chí sẽ được vận chuyển qua đường bưu điện đến tận tay quý độc giả.

Ban biên tập rất mong nhận được những ý kiến phản hồi của quý độc giả về nội dung, hình thức để Tạp chí ngày càng hoàn thiện, phục vụ đắc lực cho ngành tôm nước nhà phát triển bền vững, hiệu quả.

Mọi thư từ góp ý, cộng tác nội dung, bài vở xin gửi về địa chỉ email nguoinuoitomvn@gmail.com

 

Trân trọng!