[Người Nuôi Tôm] – Ngày 23/4/2025, tại thành phố Hồ Chí Minh, De Heus Việt Nam tổ chức Hội nghị Nhà cung cấp 2025 (Supplier Summit 2025) với chủ đề “Nourishing future generations – Nuôi dưỡng thế hệ tương lai”. Hội nghị thu hút sự tham gia của hơn 100 nhà cung cấp chiến lược và các đối tác, nhằm trao đổi về định hướng phát triển chuỗi giá trị bền vững và trách nhiệm trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
Sự kiện có sự tham dự của Ông Daniël Stork, Tổng Lãnh Sự, Lãnh sự quán Vương Quốc Hà Lan tại Việt Nam và Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi & Thú y, Bộ Nông nghiệp và Môi Trường.
Toàn cảnh hội nghị
Không ngừng cải tiến công nghệ
Phát biểu khai mạc hội nghị, Ông Johan van den Ban, CEO De Heus Châu Á & Việt Nam cho biết, De Heus Việt Nam trực thuộc Tập đoàn Hoàng gia De Heus (Hà Lan), có hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng động vật. Gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2008, De Heus nhanh chóng phát triển trở thành đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu Việt Nam. Với cam kết phát triển bền vững, De Heus không ngừng cải tiến công nghệ, tối ưu giải pháp chăn nuôi, và cùng khách hàng hướng đến sản xuất thực phẩm an toàn, chất lượng và thân thiện với môi trường.
“Chúng tôi luôn tin rằng mối quan hệ bền chặt với các nhà cung cấp là nền tảng để De Heus tiếp tục cam kết phát triển bền vững. Thông qua sự kiện này, chúng tôi cảm ơn các đối tác đã đồng hành xây dựng chuỗi cung ứng chất lượng, minh bạch và có trách nhiệm. Tôi hy vọng chúng ta sẽ luôn đồng hành cùng nhau, khám phá những giải pháp mới để phát triển kinh doanh, tạo ra tác động tích cực và cùng hợp tác nâng tầm ngành chăn nuôi Việt một cách bền vững”, Ông Johan van den Ban chia sẻ.
Ông Johan van den Ban, CEO De Heus Châu Á và Việt Nam phát biểu tại Hội nghị Nhà cung cấp 2025 (Supplier Summit 2025) vào chiều ngày 23 tháng 4 năm 2025.
Là một doanh nghiệp gia đình trong lĩnh vực dinh dưỡng động vật, De Heus mong muốn không ngừng nỗ lực đóng góp vào công cuộc sản xuất thực phẩm an toàn và lành mạnh theo hướng bền vững. Mục tiêu Xanh toàn cầu của De Heus phản ánh tham vọng trong việc sản xuất thức ăn chăn nuôi và thực phẩm bền vững hơn vào năm 2030. Cụ thể, De Heus hướng đến: Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm; Chuyển giao kiến thức và đồng hành cùng người chăn nuôi địa phương phát triển; Xây dựng nguồn cung ứng nguyên liệu bền vững, trong đó tối ưu hóa nguyên liệu từ địa phương, từ phụ phẩm và từ khu vực không phá rừng; Giảm phát thải khí nhà kính trong phạm vi 1, 2 và 3; Thúc đẩy môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động trong toàn chuỗi giá trị.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung vào chủ đề phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng nông nghiệp và thực phẩm, đặc biệt từ những mắt xích thượng nguồn nơi tạo nên giá trị đầu tiên cho chuỗi. De Heus và các đối tác đã chia sẻ về các mục tiêu, dự án và những nỗ lực thực tế tại Việt Nam nhằm giảm phát thải trong sản xuất, thúc đẩy nuôi trồng có trách nhiệm và cải thiện phúc lợi của người lao động trong chuỗi và cộng đồng.
Bên cạnh việc xây dựng một chuỗi cung ứng bền vững cùng với các đối tác, De Heus còn thực hiện nhiều dự án chiến lược khác với những hoạt động đa dạng, được định hướng bởi chương trình phát triển bền vững toàn cầu mang tên Responsible Feeding.
Chuyển mình để phát triển bền vững
Bà Emily Thủy Nguyễn, Giám đốc Phát triển bền vững De Heus Việt Nam và Châu Á
Tại phiên thảo luận về nuôi dưỡng thế hệ tương lai qua chuỗi cung ứng bền vững trong khuôn khổ hội nghị, các đại diện của De Heus là bà Emily Thủy Nguyễn, Giám đốc Phát triển bền vững De Heus Việt Nam và Châu Á; Ông Rick Van Der Linden, Giám đốc điều hành (COO) Tập đoàn De Heus đã giới thiệu 7 dự án chủ chốt tại Việt Nam nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có hệ thống năng lượng mặt trời áp mái tại toàn bộ các cơ sở sản xuất với 20 MwP, nâng cao năng lực trồng bắp tại khu vực Tây Nguyên, đẩy mạnh giải pháp hỗ trợ trang trại dùng kháng sinh có trách nhiệm, không tồn dư để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, giảm thiểu bao bì nhựa thông qua hệ thống vận chuyển hàng xá… Đây cũng là những bước đi có tầm nhìn để De Heus chuyển mình trở nên bền vững hơn.
Ông Rick van der Linden, Giám đốc Vận hành De Heus phát biểu tại Hội nghị.
Bà Nguyễn Thu Thủy và Ông Rick van der Linden đã mang đến nhiều góc nhìn sâu sắc và thiết thực, giúp các đại biểu hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của phát triển bền vững trong toàn bộ chuỗi giá trị, những nỗ lực tích cực từ De Heus – và đặc biệt là vai trò không thể thiếu của mỗi mắt xích, từ nhà cung cấp đến đối tác đồng hành cùng De Heus.
Cũng tại hội nghị, Ông Quách thế phong, Giám đốc tư vấn xu hướng ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2025-2027 đã chia sẻ về những xu hướng trong chăn nuôi giai đoạn 2025-2027, trong đó nhấn mạnh đến việc tăng cường năng suất; linh động trong thời kỳ biến động; mối quan tâm về sức khỏe, công nghệ và ESG là các cơ hội.
Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi & Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
Phát biểu tại hội nghị, Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi & Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) nhấn mạnh, ngành chăn nuôi đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cơ bản đáp ứng được nhu cầu thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân và gần 20 triệu khách du lịch đến Việt Nam.
“Chúng ta có một thể chế đầy đủ, một ngành có 2 bộ luật là Luật Chăn nuôi và Luật Thú y, 53 Thông tư, 9 Nghị định về chiến lược phát triển ngành chăn nuôi. Về mặt thể chế, nghị định, thông tư của Việt Nam tương đồng với quốc tế và khu vực. Với vai trò quản lý nhà nước, chúng tôi trân trọng những nỗ lực, đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp FDI đã mang đến cho ngành chăn nuôi Việt Nam một hình thái mới, tiến bộ, vượt bậc”, ông Dương Tất Thắng nhấn mạnh.
Ông Dương Tất Thắng cũng gửi đến hội nghị thông điệp: Cùng chung tay hướng đến một ngành chăn nuôi bền vững, an toàn thực phẩm, xanh thân thiện với môi trường. Đặc biệt, với chủ đề của diễn đàn De Heus tổ chức: “Nuôi dưỡng thế hệ tương lai” Ông Dương Tất Thắng cũng kêu gọi các cộng đồng, doanh nghiệp Việt Nam, FPI hãy cùng chung tay để xây dựng ngành chăn nuôi phát triển bền vững. “Phát triển bền vững mang đậm màu sắc Việt Nam, an sinh xã hội gắn với việc phát triển ngành bền vững. Mong rằng cộng đồng các doanh nghiệp tiếp tục phát triển khoa học công nghệ về giống, thức ăn, thiết bị cùng nhau đưa ngành chăn nuôi phát triển bền vững” ông Dương Tất Thắng nhấn mạnh.
Ông Quách Thế Phong, Giám đốc Công ty Ipsos Việt Nam với bài trình bày về xu hướng ngành Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2025-2027
Tại phiên tọa đàm, đại diện De Heus và các khách mời là các đối tác, nhà cung cấp, doanh nghiệp tiêu biểu đã chia sẻ về phát triển bền vững và thu mua có trách nhiệm
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Minh Anh
- Ông Daniël Stork, Tổng Lãnh sự Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam
Tại hội nghị, Ông Daniël Stork, Tổng Lãnh sự, Lãnh sự quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam, đánh giá: “Hà Lan luôn nỗ lực phát triển một hệ thống thực phẩm bền vững vì con người, vì thiên nhiên và khí hậu. Đảm bảo làm sao cho thực phẩm an toàn, bổ dưỡng dễ tiếp cận và hợp túi tiền với tất cả mọi người. Hà Lan luôn chú trọng đến phúc lợi động vật, sức khỏe con người, bảo vệ con người, sức khỏe môi trường và tạo điều kiện lao động công bằng. Các doanh nghiệp Hà Lan không chỉ đáp ứng yêu cầu mà còn vượt xa tiêu chuẩn liên minh châu Âu. Trong đó De Heus Việt Nam là doanh nghiệp tiên phong trong phát triển bền vững với các giải pháp về giảm phát thải khí nhà kính, giảm rác thải nhựa, đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn”.
- De Heus li>
- hội nghị nhà cung cấp li> ul>
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 4/2025
- Thuế quan từ Hoa Kỳ: Cảnh tỉnh ngành tôm Việt
- Số phận dự án tại khu sản xuất và kiểm định giống thủy sản gần 40 tỷ bỏ hoang
- Giảm thiệt hại tôm nuôi do thời tiết nắng nóng
- Nâng cao năng lực hội nhập và cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam sang thị trường EU
- Quảng Trị: Mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn cho hiệu quả kinh tế cao
- Gian nan ‘xoay trục’ nông nghiệp ở ĐBSCL
- Cà Mau: Trao 50 bộ giải pháp TOMOTA S3+ cho người nuôi tôm
- Thêm một nhà máy chế biến tôm công suất 15.000 tấn/năm tại Đồng Tháp
- Thủy sản Việt Nam rộng cửa tại Brazil
Tin mới nhất
T5,24/04/2025
- Hoạt tính kháng khuẩn in vitro của Silvafeed chống lại các tác nhân gây bệnh trên cá
- De Heus và hơn 100 nhà cung cấp chung tay “Nuôi dưỡng thế hệ tương lai”
- Thuế quan từ Hoa Kỳ: Cảnh tỉnh ngành tôm Việt
- Số phận dự án tại khu sản xuất và kiểm định giống thủy sản gần 40 tỷ bỏ hoang
- Giảm thiệt hại tôm nuôi do thời tiết nắng nóng
- Nâng cao năng lực hội nhập và cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam sang thị trường EU
- Quảng Trị: Mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn cho hiệu quả kinh tế cao
- Gian nan ‘xoay trục’ nông nghiệp ở ĐBSCL
- Cà Mau: Trao 50 bộ giải pháp TOMOTA S3+ cho người nuôi tôm
- Thêm một nhà máy chế biến tôm công suất 15.000 tấn/năm tại Đồng Tháp
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Giá tôm giảm sâu, người nuôi điêu đứng
- “Phòng các bệnh trên tôm nuôi và các giải pháp giảm chi phí sản xuất tôm”
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
- Tăng cường các biện pháp chống nóng trong nuôi trồng thủy sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân