Các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã phát hiện tác nhân gây bệnh đen mang trong tơ mang tôm hùm bông ở các mẫu thu tại xã Vạn Thạnh.
Tôm hùm bông bị chết ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: KS.
Xác định tác nhân gây tôm hùm chết
Ngày 16/4, Sở NN-PTNT Khánh Hòa phối hợp Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (gọi tắt Viện III) và UBND huyện Vạn Ninh tổ chức đoàn khảo sát để đánh giá cụ thể tác nhân gây tôm hùm chết trên địa bàn 2 xã Vạn Thạnh và Vạn Hưng, thuộc vịnh Vân Phong.
Tại các điểm đến, đoàn đã tiến hành đo các thông số cơ bản (nhiệt độ, pH, độ mặn, oxy hoà tan) tại hiện trường. Cùng với đó, thu 4 mẫu nước, 1 mẫu trầm tích ở vùng khảo sát, bảo quản trong dụng cụ chuyên dùng, mang về phòng thí nghiệm của Viện III để phân tích.
Ngoài ra, còn thu 4 tôm hùm nuôi (150 – 210g/con), tôm có dấu hiệu đen mang (ở Mũi Nai, xã Vạn Thạnh), đỏ thân ở cả hai điểm khảo sát, mang về phòng thí nghiệm của Viện III để phân tích.
Đến ngày 22/4, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã có báo cáo kết quả khảo sát tình hình nuôi tôm hùm lồng chết ở các địa phương.
Theo đó, đối với mẫu môi trường nước cho thấy: Hàm lượng oxy hòa tan tầng đáy thấp hơn giới hạn cho phép (<5,0 mg/l) ở hai điểm thu mẫu (Mũi Nai: 4,32 mg/l; Xuân Vinh, xã Vạn Hưng: 4,47 mg/l). Mật độ Vibrio spp.: 4/4 mẫu nước (chiếm 100%) vượt giới hạn từ 1,8-3,3 lần.
Nhiệt độ môi trường nước tại lồng nuôi thôn Xuân Vinh cao (31,1°C); hàm lượng H2S khá cao trong các mẫu nước đã thu.
Đối với mẫu trầm tích tại vùng nuôi thôn Xuân Vinh cho thấy, các thông số trong trầm tích là khá cao, ngoại trừ giá trị pH.
Cơ quan chuyên môn đã phát hiện tác nhân gây bệnh đen mang trong tơ mang tôm hùm bông ở các mẫu thu tại xã Vạn Thạnh. Ảnh: Kim Sơ.
Còn đối với mẫu tôm thu ở cả hai vùng khảo sát đều không có biểu hiện nhiễm kí sinh trùng, âm tính với tác nhân gây bệnh sữa (Rickettsia like bacteria). Tuy nhiên, phát hiện 100% số tôm thu ở Mũi Nai, xã Vạn Thạnh nhiễm nấm Fusarium sp. nhưng không phát hiện thấy loài nấm này ở các mẫu tôm thu tại Xuân Vinh, xã Vạn Hưng. Ngoài ra, phát hiện loài vi khuẩn Vibrio alginolyticus với mật số cao ở cả các mẫu tôm ở 2 vùng khảo sát.
Từ những kết quả trên, Viện III nhận thấy: Nhiệt độ nước các vùng khảo sát thời gian qua cao hơn so với cùng kỳ năm 2023, nguy cơ gia tăng khả năng phát triển của các tác nhân gây bệnh cho tôm hùm.
Đã phát hiện thấy tác nhân gây bệnh đen mang trong tơ mang tôm hùm bông (nấm Fusarium sp.) ở các mẫu thu tại Mũi Nai, xã Vạn Thạnh. Đây rất có thể là tác nhân nguyên phát gây khó khăn cho việc hô hấp tôm hùm bông, làm tôm thiếu oxy và chết rải rác ở vùng nuôi Mũi Nai.
Bên cạnh đó, mật số vi khuẩn Vibrio tổng số cao trong các mẫu tôm, mẫu nước và mẫu trầm tích vùng khảo sát, đặc biệt V. alginolyticus tìm thấy với mật số cao trong các mẫu tôm rất có thể là tác nhân thứ phát góp phần gây hiện tượng tôm chết rải rác.
Ngoài ra, hàm lượng oxy hòa tan trong nước ở tầng đáy thấp, nhiệt độ nước tăng cao so với cùng kỳ, cùng với việc thả tôm với mật độ dày, giai đoạn thời tiết đang chuyển mùa đã góp phần làm sức đề kháng của tôm giảm, tôm yếu và dễ mắc bệnh.
Khuyến cáo
Trước tình hình trên, Viện III khuyến cáo người nuôi tăng cường che mát lồng/bè nuôi khi có nắng nóng. Thu gom vỏ nhuyễn thể lúc sơ chế và sau khi tôm ăn xong nhằm hạn chế quá trình kỵ khí ở đáy và bồi lắng đáy thủy vực nuôi.
Trước đó, đoàn công tác của Sở NN-PTNT Khánh Hòa khảo sát vùng nuôi tôm hùm chết. Ảnh: KS.
Bên cạnh đó, san thưa mật độ tôm nuôi nhằm giảm thiểu thiệt hại. Tăng cường lặn theo dõi tôm nuôi, khi phát hiện tôm có dấu hiệu ăn yếu đen mang thì sử dụng formalin nồng độ 300 ppm tắm cho tôm trong 20 phút, tắm 3 lần trong 7 ngày liên tục để điều trị.
Ngoài ra, người nuôi có thể sử dụng giải pháp kỹ thuật điều trị bệnh đỏ thân theo khuyến cáo của cơ quan thẩm quyền (TBKT 03-02:2017/BNNPTNT) để điều trị tôm hùm có dấu hiệu đỏ thân trong khu vực.
Đưa các lồng/bè đã xuất bán lên khỏi mặt nước, giãn cách các lồng bè nuôi (nếu được) nhằm đảm bảo sự thông thoáng nước. Không nên đặt lồng nuôi tôm hùm ở vùng nước nông (<8m nước), đặc biệt là vùng nuôi thôn Xuân Vinh, xã Vạn Thạnh. Người nuôi chưa nên thả giống mới trong thời điểm này.
Kim Sơ
Báo Nông nghiệp
- tôm hùm bông li>
- tôm hùm chết li> ul>
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Giá tôm tăng trở lại
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
Tin mới nhất
T3,13/05/2025
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Giá tôm tăng trở lại
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân