Chiết xuất thực vật: Ngăn chặn và hạn chế AHPND trên tôm

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Olpheel Protect bổ sung vào thức ăn có tác dụng kích thích miễn dịch, tăng tỷ lệ sống và bảo vệ gan tụy trong việc phòng bệnh AHPND trên tôm thẻ chân trắng. Chiết xuất thực vật như một công cụ hoàn chỉnh để ngăn chặn và hạn chế tác động của AHPND đối với các trang trại nuôi tôm.

AHPND: Vấn đề toàn cầu trong nuôi tôm

Nuôi tôm đã trở thành một ngành công nghiệp trên toàn cầu với các trang trại tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ Latinh. Việc ngày càng mở rộng quy mô nuôi luôn đi kèm với các yếu tố dịch bệnh. Trong đó, Hội chứng tôm chết sớm (EMS), hiện được xác định là bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) gây ra bởi vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (Trần Hữu Lộc & cs, 2013) được xem là bệnh phổ biến ở các trang trại nuôi tôm trên toàn thế giới. Dịch AHPND bùng phát tự nhiên trong 30 ngày đầu tiên sau khi thả tôm vào ao, tỷ lệ tôm chết có thể lên tới 100%.

Đối phó với AHPND đòi hỏi một chiến lược đa lớp, thường liên quan đến kiểm soát môi trường, kháng sinh, di truyền hoặc chế phẩm sinh học. Tôm chỉ có miễn dịch bẩm sinh, phản ứng với tác nhân bên ngoài thông qua phản ứng không đặc hiệu. Do đó, bên cạnh các chiến lược đã đề cập trước đó, ngành nuôi tôm đang tìm kiếm các giải pháp để kích thích khả năng phòng vệ tự nhiên của tôm và hạn chế tác động của mầm bệnh AHPND trên ao nuôi.

Chiết xuất thực vật: Một loạt các lợi ích

Trong số các giải pháp bền vững, chiết xuất thực vật đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn trong việc hạn chế nhiễm vi khuẩn Vibrio trong nuôi trồng thủy sản. Hầu hết các hợp chất hoạt động từ thực vật được sử dụng ngày nay là các chất chuyển hóa thứ cấp, các phân tử được thực vật tổng hợp tự nhiên để tăng cường sức đề kháng. Từ đó, người ta tìm thấy một số hợp chất kháng khuẩn và chống ký sinh trùng trong tinh dầu thực vật có tác dụng làm thay đổi màng vi sinh vật gây ra hiện tượng thay đổi áp suất (Madhuri & cs, 2021). Một số chiết xuất thực vật khác, đặc biệt là các loại gia vị cay nồng, cũng cho thấy hoạt động sinh học tích cực với cơ chế tăng cường hàng rào ruột hoặc kích thích phản ứng miễn dịch (Qi & cs, 2021).

Hiện nay, việc trộn chiết xuất thực vật để phát huy tác dụng có thể góp phần cải thiện quan trọng khả năng phòng vệ tự nhiên của tôm. Tại phòng thí nghiệm của Phodé, với các chuyên gia nghiên cứu về chiết xuất thực vật và tinh dầu đã thiết kế sản phẩm Olpheel Protect, một hỗn hợp tổng hợp chiết xuất thực vật nhằm hạn chế tác động của mầm bệnh trong ao nuôi tôm và hỗ trợ khả năng phòng vệ tự nhiên của tôm. Để chứng minh tác dụng của Olpheel Protect đối với AHPND, một số thí nghiệm, bao gồm xét nghiệm in vitro và thử nghiệm công cường độc đã được tiến hành tại Việt Nam.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của Vibrio

Một thử nghiệm in vitro lần đầu tiên được tiến hành với các loài và chủng Vibrio khác nhau được phân lập từ các địa điểm khác nhau để đánh giá tác dụng của Olpheel Protect (OP) trong việc ức chế sự phát triển của Vibrio.

Olpheel Protect đã thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên mọi chủng được thử nghiệm, ở các mức độ khác nhau (Bảng 1). Ví dụ, trong số ba chủng Vibrio parahaemolyticus được thử nghiệm, chủng phân lập từ Thái Lan cho thấy nồng độ ức chế thấp hơn so với chủng của Ecuador và Việt Nam. Sự khác biệt giữa các loài đã được chứng minh rõ ràng, tuy nhiên các chủng Vibrio alginolyitucsVibrio rotiferianus liên quan đến các bệnh tôm khác (Phân trắng) có sức đề kháng cao hơn và cần có MIC cao hơn để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

Bảng 1. Xét nghiệm in vitro ở các loài Vibrio khác nhau

Hiệu quả trên tôm nhiễm AHPND

Thiết lập thí nghiệm

Để đánh giá hiệu quả của Olpheel Protect đối với tôm bị nhiễm AHPND, thí nghiệm được thực hiện trên 500 tôm thẻ chân trắng sạch bệnh (SPF) (Litopenaeus vannamei), với trọng lượng cơ thể trung bình là 1,41 ± 0,14g và được chia đều vào 20 bể chứa 75L nước lợ (20ppt) trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS). Mỗi bể chứa 25 con tôm, lặp lại 5 lần cho mỗi lần điều trị.

Các nghiệm thức được thiết kế khác nhau gồm nhóm đối chứng âm (tôm SPF không bị nhiễm bệnh, được cho ăn thức ăn không bổ sung), nhóm đối chứng dương (tôm SPF bị nhiễm Vibrio parahaemolyticus, được cho ăn thức ăn không bổ sung) và hai nhóm điều trị thử nghiệm với tôm SPF khỏe mạnh được nuôi bằng thức ăn bổ sung chứa tương ứng 0,1% và 0,2% Olpheel Protect. Sau khi được làm quen với môi trường trong 2 ngày và cho ăn khẩu phần thông thường trong hai tuần, sau đó tôm bắt đầu cảm nhiễm với Vibrio parahaemolyticus, trong đó liều lượng gây nhiễm đã được thiết lập trước đó thông qua một thử nghiệm hiệu chuẩn riêng biệt.

Chủng vi khuẩn sử dụng để gây bệnh được phân lập từ tôm thẻ chân trắng bị nhiễm AHPND tại một trang trại nuôi tôm ở Lộc An, tỉnh Vũng Tàu, Việt Nam. Các thông số khác nhau như tỷ lệ sống, hoạt động của hệ thống miễn dịch và trạng thái mô học đã được đánh giá.

Kết quả thí nghiệm

Tỷ lệ sống cuối cùng sau 10 ngày công cường độc được thể hiện trong Hình 1. Tôm bị nhiễm bệnh mà không được điều trị có tỷ lệ chết 50% so với tôm không bị nhiễm bệnh. Cả hai phương pháp điều trị đều cho thấy sự cải thiện rõ ràng về tỷ lệ sống sau gây nhiễm. Ở mức 0,2% Olpheel Protect cho thấy sự cải thiện đáng kể với tỷ lệ sống là 83% so với 50% ở nhóm đối chứng dương.

Hình 1. Tỷ lệ sống sau 10 ngày công cường độc (a,b p<0,05)

Về các thông số miễn dịch, phenoloxidase thường được sử dụng làm chất đánh dấu hệ thống miễn dịch của tôm vì nó chủ yếu liên quan đến phản ứng với mầm bệnh bên ngoài (Luqing Pan & cs, 2019). Hoạt tính phenoloxidase không khác nhau giữa cả hai nghiệm thức đối chứng tại ba thời điểm lấy mẫu. Đối với nhóm điều trị 1, hoạt động phenoloxidase tăng lên đáng kể và đã được chứng minh sau 72 giờ công cường độc, điều này cho thấy hoạt động kích thích miễn dịch của Olpheel Protect so với thức ăn không bổ sung. Cuối cùng, để quan sát tác dụng của Olpheel Protect trên các mô, nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra các vết cắt mô học để đánh giá tác động của AHPND đối với gan tụy, với sự khác biệt lớn được thể hiện giữa lô đối chứng âm và đối chứng dương trong Hình 2. Việc sử dụng Olpheel Protect góp phần cải thiện tình trạng ở các mô, trong đó nhóm điều trị 2 cho thấy mô có cấu trúc tương tự ở các mô trên tôm không bị nhiễm bệnh và nhóm điều trị 1 cho thấy sự cải thiện so với đối chứng dương.><0,05)

Về các thông số miễn dịch, phenoloxidase thường được sử dụng làm chất đánh dấu hệ thống miễn dịch của tôm vì nó chủ yếu liên quan đến phản ứng với mầm bệnh bên ngoài (Luqing Pan & cs, 2019). Hoạt tính phenoloxidase không khác nhau giữa cả hai nghiệm thức đối chứng tại ba thời điểm lấy mẫu. Đối với nhóm điều trị 1, hoạt động phenoloxidase tăng lên đáng kể và đã được chứng minh sau 72 giờ công cường độc, điều này cho thấy hoạt động kích thích miễn dịch của Olpheel Protect so với thức ăn không bổ sung.

Cuối cùng, để quan sát tác dụng của Olpheel Protect trên các mô, nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra các vết cắt mô học để đánh giá tác động của AHPND đối với gan tụy, với sự khác biệt lớn được thể hiện giữa lô đối chứng âm và đối chứng dương trong Hình 2. Việc sử dụng Olpheel Protect góp phần cải thiện tình trạng ở các mô, trong đó nhóm điều trị 2 cho thấy mô có cấu trúc tương tự ở các mô trên tôm không bị nhiễm bệnh và nhóm điều trị 1 cho thấy sự cải thiện so với đối chứng dương.

Hình 2. Các vết cắt mô học của gan tụy tôm 72 giờ sau khi nhiễm bệnh

Đối chứng âm (NC), đối chứng dương (PC), điều trị 1 (T1, Olpheel Protect ở mức 0,1%) và điều trị 2 (T2, Olpheel Protect ở mức 0,2%) được hiển thị tương ứng.

Giải pháp bền vững và đa chức năng Từ các kết quả trong thí nghiệm trên đã chứng minh tác động tích cực trong việc phòng bệnh AHPND trên tôm thẻ chân trắng của sản phẩm Olpheel Protect. Hoạt tính kháng khuẩn đã được chứng minh trong quá trình thử nghiệm in vitro, cùng với các kết quả thực nghiệm khi công cường độc với các tác nhân gây bệnh Vibrio khác nhau. Tác động kích thích miễn dịch cũng được nhấn mạnh và cả hai tác dụng đều góp phần cải thiện tỷ lệ sống và bảo vệ tình trạng gan tụy. Đây là cơ sở cho thấy sản phẩm Olpheel Protect như một công cụ hoàn chỉnh để ngăn chặn và hạn chế tác động của AHPND đối với các trang trại nuôi tôm ở cấp độ toàn cầu.

Thương Nguyễn (Theo Aquafeed)