[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – “Bông hồng thép” là biệt danh mà anh em ngành thủy sản đặt cho chị Bùi Thị Huỳnh Hoa, CEO Công ty TNHH Khoa học Việt Đức. Bởi câu chuyện khởi nghiệp, kiên trì theo đuổi đam mê, hoài bão của chị Huỳnh Hoa là nguồn động lực truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các bạn trẻ nữ giới.
Kiên định theo đuổi ngành thủy sản…
Nếu chọn lựa lại ngành nghề, chị có chọn ngành thủy sản? Và câu trả lời không thay đổi là “tôi kiên định đến sau này”. Đó là câu trả lời dứt khoát, không chút đắn đo được chị Bùi Thị Huỳnh Hoa, CEO Công ty TNHH Khoa học Việt Đức khẳng định.
Chị Hoa bộc bạch: “Làm giàu cho mình thì dễ, nhưng làm giàu cho nông dân mới khó. Bởi tôi sinh ra ở nông thôn, bố mẹ tôi là nông dân. Họ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mần cực lắm nhưng số tiền kiếm được chẳng được là bao. Đó là trăn trở của tôi và tôi luôn đặt câu hỏi tại sao ở những nơi khác không có tài nguyên thiên nhiên ưu đãi như mình mà họ lại trở nên giàu có? Câu hỏi ấy cứ nung nấu trong tôi ý chí, quyết tâm phải tự thân khởi nghiệp, phải làm một cái gì tốt cho quê hương và giúp cho bà con nông dân của mình”.
Năm 2012, cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp ngành thủy sản, cô kỹ sư trẻ rời xa quê nhà lên đường đến với vùng đất Sóc Trăng, “thủ phủ” nuôi tôm để xin vào làm nhân viên kinh doanh của một công ty thuốc thủy sản. Những bước chân đầu tiên vào nghề, mang theo tâm thế háo hức, nhiệt huyết của tuổi trẻ muốn khẳng định bản thân, cô kỹ sư trẻ đã bị tạt một gáo nước lạnh khi không được tới gần ao tôm bởi một số cá nhân nuôi tôm vẫn có hủ tục kiêng phụ nữ ra ao. Điều đó đồng nghĩa với việc chị không thể bước chân xuống ao nuôi tôm để làm việc. Phải mất rất nhiều thời gian và công sức, chị Hoa mới tìm được một chủ trang trại nuôi tôm không có định kiến này và sự nghiệp của chị bắt đầu từ đó. May mắn thay, những nỗ lực và tâm huyết của chị bỏ ra đã được chủ trại ghi nhận. Tiếng lành đồn xa, mọi người xung quanh bắt đầu tin tưởng và nhờ đến sự hỗ trợ của chị Hoa.
Hiện tại, chị được coi là một kỹ sư “mát tay”, tuy nhiên để nuôi một ao tôm thành công là cả một quá trình và trong quá trình đó chị cũng đã gặp không ít thất bại. Cuối năm 2013, chị Hoa đã thất bại bởi EHP. Để mất một vài ao tôm vì EHP, chị Hoa không cam tâm và đã đi tham khảo rất nhiều nơi để tìm ra giải pháp. Chính lần thất bại này đã mang đến thành công sau này của chị.
Chị Hoa cho rằng, một ao tôm thành công là đích đến, nhưng nuôi được một ao tôm là cả một quá trình. Mà đa phần chúng ta chỉ nghĩ về đích đến, ít ai quan tâm đến quá trình. Và cũng ít ai quan tâm đến bảo vệ môi trường nước. Ý nghĩ đó ngày càng mạnh mẽ đã thôi thúc chị mở ra công ty Việt Đức, với sứ mệnh và mục tiêu bảo vệ môi trường là nuôi tôm sạch bằng vi sinh và thảo dược.
Tiếp tục con đường nuôi tôm sạch bằng thảo dược và vi sinh
Kiên định với mục tiêu và sứ mệnh, chị Hoa sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ và hoài bão của mình bằng con đường nuôi tôm sạch bằng thảo dược và vi sinh, bảo vệ môi trường nước, góp chút công sức nhỏ bé vào việc xây dựng thương hiệu tôm sạch Việt Nam.
“Thảo dược ở Việt Nam rất phong phú và hữu ích cho cả con người và động vật. Vì vậy, tôi mong rằng cơ quan quản lý, các doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn về vấn đề ứng dụng thảo dược trong nuôi tôm”, chị Hoa tâm sự.
Theo chị Hoa đánh giá, ngành tôm Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ, giá tôm có thể tăng hoặc giảm, nhưng sản lượng vẫn tăng và chất lượng tôm thịt ngày càng đảm bảo hơn. Nhận thức của người nuôi tôm đã được nâng cao và chuyên nghiệp hơn, trong đó báo chí truyền thông cũng đã góp một phần giúp bà con nông dân nhận ra vấn đề một cách khách quan.
Chia sẻ về vấn đề nữ giới theo đuổi con đường gian nan này, chị Hoa cho hay: “Phụ nữ điều hành việc nuôi tôm là điều rất tuyệt vời… Trong nuôi tôm luôn cần một bàn tay tỉ mỉ cẩn trọng và sự tinh tế nên không thể thiếu bàn tay của người phụ nữ. Hiện nay, rất nhiều chị em phụ nữ đã và đang nắm chặt dây cương, giữ vững cương vị thủ lĩnh trên đỉnh thành công của mình. Tôi tin rằng, con số sẽ không dừng lại mà ngày càng tăng hơn nữa…”
Ngành Thủy sản – sân chơi ưu ái cho cánh “mày râu” và có phần khắc nghiệt với những “bóng hồng”, vậy mà vẫn có những người phụ nữ dám xông pha để làm công việc mà họ yêu thích, thỏa mãn giấc mơ cuộc đời và gặt hái nhiều thành công, thật đáng khâm phục!
Phạm Huệ
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Aquaculture Vietnam sẽ trở lại vào tháng 3 năm 2026
- Giá tôm tăng tại Trung Quốc khi nguồn cung giảm từ Ecuador, Ấn Độ
- Thanh Hóa: Sản lượng nuôi trồng thủy sản 9 tháng đầu năm đạt trên 80%
Tin mới nhất
T5,21/11/2024
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Hội nghị Khách hàng Long Thăng năm 2024: Đột phá tư duy – Phát huy nội lực
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Giá tôm giảm sâu, người nuôi điêu đứng
- “Phòng các bệnh trên tôm nuôi và các giải pháp giảm chi phí sản xuất tôm”
- Sản xuất tôm giống Cà Mau chỉ đáp ứng 50% nhu cầu
- Giá tôm lao dốc, nông dân gặp khó
- Inforgraphic: Ngành tôm 6 tháng đầu năm 2024
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
- Tăng cường các biện pháp chống nóng trong nuôi trồng thủy sản
- CEO Chuang Jie Cheng: Vị thuyền trưởng – chắc chèo vững lái vượt sóng thành công
- Loay hoay ‘bài toán’ thiếu hụt nguyên liệu ở ngành thủy sản
- Ra mắt bộ 3 cuốn sách Toàn cảnh ngành chăn nuôi, thú y, thủy sản Việt Nam
- Nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu bứt phá tăng trưởng cao
- Vướng mắc tại các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt