Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547

[Người Nuôi Tôm] – Nghề nuôi tôm ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây với nhiều mô hình nuôi mới. Tuy nhiên nghề nuôi tôm thâm canh trên hệ thống ao đất hiện vẫn còn chiếm tỉ lệ rất cao, đa phần mô hình nuôi này đang tập trung tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng…. Với mật độ nuôi thâm canh như hiện nay, thì lượng chất thải hữu cơ: thức ăn dư thừa, phân tôm, bùn đáy ao, xác tảo,.. tạo ra rất nhiều trong một ngày, nhất là càng về cuối vụ nuôi. Nếu ước tính FCR = 1,0 thì mỗi 100 kg thức ăn đầu vào sẽ có khoảng 70 kg chất thải ra ngoài môi trường nước (AQUA Culture Asia Pacific Magazine, 2011). Do vậy, 70% lượng chất thải này dưới sự phân hủy của vi khuẩn dị dưỡng theo con đường nitrate hoá sẽ hình thành nên khí độc NO2 – sản phẩm trung gian từ sự chuyển hoá ammonia đến sản phẩm cuối cùng là nitrate.

 

Cơ chế gây độc của NO2 là xâm nhập qua mang và tích tụ ở các mô bên trong, gây biến đổi sinh lý dẫn đến tôm có nguy cơ tử vong rất cao. Về mặt bản chất, độc tính của khí độc NO2, còn tùỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó độ mặn là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Do NO2 và Cl thẩm thấu vào máu cùng một cơ chế như nhau, với môi trường độ mặn càng thấp thì lượng Cl càng ít, dẫn đến NO2 dễ dàng xâm nhập vào bên trong và gây ra một số hệ luỵ nghiêm trọng. Khi NO2 trong ao nuôi quá cao sẽ dẫn đến tôm suy giảm chức năng miễn dịch, tổn thương các cơ quan nội tạng, gây stress cho tôm, dễ bị tấn công bởi các vi sinh vật gây hại, giảm khả năng hấp thụ khoáng làm cho tôm bị mềm vỏ, tôm lột dễ bị chết hàng loạt, đốm đen… Chính vì vậy, khi nuôi ở độ mặn thấp thì vấn đề khí độc NO2 là một trong những rào cản rất lớn khiến cho ao tôm của chúng ta rất khó nuôi về được size tôm lớn.

 

Các giải pháp cần thực hiện

Thiết kế và quy hoạch trang trại nuôi

Đây là khâu cực kỳ quan trọng, quyết định rất lớn đến việc vận hành ao nuôi dễ hay khó. So với các mô hình nuôi truyền thống chỉ có ao nuôi, hoặc thể tích ao nuôi quá lớn so với ao lắng/xử lý, thì mô hình nuôi tôm TLSS-547 của Công ty TNHH Quốc Tế Long Thăng với phương châm nâng cao chất lượng nước, nên tỷ lệ thiết kế ao nuôi so với ao lắng/xử lý là 1:1 (thể tích nước). Mục đích của việc cải tiến này nhằm đảm bảo lượng nước thay/ tuần hoàn khi cần thiết, đặc biệt giai đoạn tôm lớn khí độc NO2 tăng, tổng chất rắn lơ lửng TSS cao (total suspended solids). Đồng thời, thiết kế ao nuôi bắt buộc phải có hố siphon để loại bỏ chất thải, nâng cao chất lượng nước, cải thiện môi trường ao nuôi hạn chế ô nhiễm, tránh trường hợp ao nuôi không có hố siphon làm cho sự tích tụ hợp chất hữu cơ nhiều trong ao nuôi sinh ra khí độc.

 

Cải tạo và vệ sinh ao

Sau mỗi một vụ nuôi lượng chất hữu cơ tích tụ dưới đáy rất nhiều, trong điều kiện yếm khí chúng sinh ra rất nhiều khí độc nên việc xịt rửa, loại bỏ chúng ra khỏi ao nuôi là rất quan trọng. Đồng thời, sau khi xịt rửa xong tiến hành rải vôi nóng La Hotlime khắp toàn bộ ao với liều lượng từ 150 – 200 kg/1.000 m3, phơi khoảng 07 ngày (chỉ vừa nứt chân chim, không để đáy nứt quá rộng sẽ dễ bị xì phèn) nhằm mục đích tăng sự thoáng khí của lớp bùn đáy, tiêu diệt mầm bệnh tích tụ ở đáy ao và đẩy nhanh quá trình phân giải mùn bã hữu cơ còn lại dưới đáy ao.

 

Lựa chọn mật độ nuôi phù hợp

Tuỳ theo sức tải môi trường ao nuôi (khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước) mà chúng ta lựa chọn mật độ nuôi phù hợp. Mật độ quá cao sẽ khó kiểm soát được môi trường nước, nhanh bùng phát khí độc NO2 nhưng lại cực kỳ khó xử lý, đặc biệt vào giai đoạn mùa mưa. Do đó, chúng tôi khuyến cáo nên lựa chọn mật độ nuôi thương phẩm từ 80 – 100 con/m3.

 

Quản lý cho ăn

Căn cứ vào mô hình nuôi, mật độ nuôi, giai đoạn nuôi mà bà con nên lựa chọn thức ăn cho phù hợp. Công ty TNHH Quốc Tế Long Thăng hiện có nhiều dòng sản phẩm thức ăn tôm khác nhau, được thiết kế đặc biệt cho từng giai đoạn phát triển của tôm, từ giai đoạn ương gièo, tôm con, đền tôm thương phẩm. Điều này giúp người nuôi có thể lựa chọn loại thức ăn phù hợp nhất, đảm bảo tôm nuôi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn. Thức ăn là nguồn chứa nitơ nhiều nhất trong chuỗi chuyển hoá nitơ trong ao nuôi, đồng thời cũng là thành phần chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu giá thành sản xuất tôm (thường chiếm 45 – 60%). Cho nên việc sử dụng hợp lý và kiểm soát tránh dư thừa thức ăn vừa giúp kiểm soát tốt môi trường vừa giúp giảm chi phí sản xuất. Việc kiểm soát khẩu phần ăn tôm nên căn cứ vào điều kiện thời tiết, kích cỡ tôm, tình trạng sức khoẻ… với phương châm “thà tôm ăn ít chứ không cho ăn dư”.

Để nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn, hạn chế tối đa lượng chất thải của thức ăn ra ngoài môi trường, nên bổ sung các loại chế phẩm sinh học hoặc enzyme bổ sung với thức ăn giúp tôm tiêu hoa tốt hơn. La Yaku 5 – 10 ml/kg thức ăn, La Enzy 5 – 10 gam/kg thức ăn.

Siphon loại bỏ chất thải

Loại bỏ chất thải trong ao nuôi là việc cực kỳ quan trọng, để tránh sự tích tụ các hợp chất hữu cơ dưới đáy ao quá nhiều, dẫn đến khí độc NO2 bùng phát nhanh chóng. Do vậy, khuyến cáo các trang trại nuôi tốt nhất siphon với tần suất nhiều nhất có thể trong ngày, tối thiểu là 2 lần/ngày (sáng và chiều). Ngoài ra, có thể áp dụng lắp đặt hệ thống siphon hơi nếu có điều kiện, việc làm này sẽ giúp chất thải được loại bỏ liên tục trong ngày mang lại hiệu quả tích cực hơn.

Kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước thường xuyên là công việc cần thiết để kịp thời phát hiện và điều chỉnh các thông số môi trường sao cho phù hợp. Với việc kiểm tra khí độc NO2 tối thiểu định kỳ kiểm tra 3 lần/tuần.

 

Định kỳ sử dụng men vi sinh

Bổ sung định kỳ những lợi khuẩn Bacillus spp., Rhodopseudomonas spp….. ngoài việc cạnh tranh dinh dưỡng với các khuẩn gây hại còn giúp phân huỷ mùn bã hữu cơ, làm giảm nhanh khí độc NO2, tạo môi trường ao tôm luôn sạch. Để giúp phòng ngừa khí độc được hiệu quả, chúng tôi khuyến cáo bà con nên định kỳ xử lý như sau:

Sử dụng kết hợp 10L La Nutri + 10kg La Zeo, hoà đều với nhau rồi tạt vào buổi sáng lúc 7h, định kỳ 3 – 7 ngày/lần (liều lượng tính cho 1.000 m*).

Sử dụng kết hợp 500 g La Bio (hoặc La Bioplus) + 3 kg mật đường + 50 L nước sạch, sục khí liên tục từ 12 – 24 giờ và sử dụng vào buổi tối lúc 20h, định kỳ 3 – 7 ngày/lần (liều lượng tính cho 1.000m’).

 

Thay/tuần hoàn nước

Tôm nuôi ở giai đoạn sau khoảng 20 -30 ngày tuổi thường bắt đầu vào pha sinh trưởng mạnh, rút size nhanh, sử dụng thức ăn nhiều, nên lượng chất thải nhiều cũng như chất lượng nước giai đoạn này đã bắt đầu xấu đi, khí độc NO2 xuất hiện nên thay/tuần hoàn nước giữa ao nuôi và ao lắng/xử lý là rất cần thiết. Việc thay/tuần hoàn nước như thế này giúp giảm được những cặn lơ lửng, đồng thời làm loãng/giảm khí độc NO2 giúp môi trường ao nuôi sạch sẽ hơn, tôm sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Tuỳ theo từng giai đoạn và điều kiện cụ thể mà có thể thay 10 – 20% nước cho một lần áp dụng.

Nuôi tôm trên hệ thống ao đất góp phần không nhỏ vào tổng sản lượng tôm nguyên liệu của Việt Nam mỗi năm. Xong để nuôi hiệu quả trong mô hình này cũng đang gặp nhiều thách thức trong vấn đề quản lý môi trường ao nuôi. Chúng tôi hiểu rõ về tầm quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước nói chung và quản lý khí độc nói riêng, nên đội ngũ kỹ sư của Công ty TNHH Quốc Tế Long Thăng không ngừng cải tiến thiết bị cũng như áp dụng các biện pháp xử lý hiệu quả giúp người nuôi tôm đạt được những hiệu quả tích cực với mô hình nuôi tôm nhiều giai đoạn trên ao bạt bờ TLL-547. Để Quý khách hàng, quý bà con nuôi tôm hiểu rõ hơn về toàn bộ quy trình nuôi cũng như phương pháp quản lý khí độc nitrite trong ao nuôi tôm Quý khách hàng, Quý bà con có thể liên hệ với nhân viên của công ty tại khu vực hoặc qua điện thoại 0272.3761358 (nhánh 122) trong giờ hành chính.

Kỹ sư Võ Văn Nhật

Tập đoàn Thăng Long