Đón đọc Tạp chí Vietnam AquaCulture tập 5 (7+8/2018)

[Người nuôi tôm] – Ngành nuôi tôm Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển do có nhiều thuận lợi về điều kiện nuôi trồng, chế biến và nhu cầu tiêu thụ tôm thế giới tiếp tục tăng. Giá trị xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm 2018 ước đạt 5,5 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2017. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng được các cơ hội nâng tầm cho ngành tôm vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục cũng như cần những giải pháp tổng thể để phát triển. Tạp chí Vietnam AquaCulture kỳ này xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc những nội dung đặc sắc, những cái nhìn đa chiều, đáng chú ý về ngành thủy sản.

ĐÓN ĐỌC TẠP CHÍ VIETNAM AQUACULTURE TẬP 5 (7+8/2018)

Tạp chí Vietnam AquaCulture Tập 5/2018

Gần đây, đang nóng lên những vấn đề không mấy khả quan về ngành thủy sản: Ủy ban Châu Âu (EC) đã đưa ra cảnh báo đối với thủy sản Việt Nam về việc khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU. Thực tế, tình trạng nuôi tôm ở Việt Nam cũng đang trong tình trạng manh mún, chưa tập trung, trình độ KHCN thấp dẫn đến năng suất nuôi tôm thấp, tỷ lệ thành công thấp. Chúng ta đang thiếu và yếu những giải pháp. Tạp chí Vietnam AquaCulture xin giới thiệu cùng Quý độc giả loạt bài viết liên quan: Đánh bắt thủy sản cần giải pháp để lập lại trật tự; Phát triển ngành tôm: Cần giải pháp tổng thể; Nâng cao chất lượng nuôi tôm sinh thái đạt chuẩn quốc tếĐó còn là những khó khăn về thị trường, trong khi người nuôi cá tra vẫn có thể kỳ vọng vào lợi nhuận, thì người nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn chưa thể có lãi: Nghịch cảnh của cá tra và tôm.

Thời gian vừa qua, việc xuất khẩu tôm của nước ta gặp muôn vàn khó khăn, nguyên nhân là do các mô hình nuôi tôm của nước ta đa phần còn nhỏ lẻ khiến cho việc truy xuất nguồn gốc cũng như xin giấy phép sản xuất nuôi trồng rơi vào “thế bí”, khiến con tôm Việt bị “mắc kẹt”. Mời quý độc giả đón đọc qua loạt bài: Chạy đua với thời gian để gỡ chốt chặn cho tôm Việt Nam; Xuất khẩu thủy sản vào Mỹ, doanh nghiệp cần lưu ý gì? Thủy sản Việt Nam: Cần nâng cao năng lực chế biến gắn với phát triển thị trường

Bên cạnh đó, diễn biến tình hình xuất khẩu thủy hải sản cũng có những tín hiệu đáng mừng xoay quanh: Cá tra ĐB SCL xuất khẩu vượt hơn 2 tỷ USD; Xuất khẩu thủy sản có thể đạt gần 9 tỷ đô; Cá tra, tôm Việt Nam có cơ hội xuất khẩu sang Brazil; Doanh nghiệp thủy sản tìm thị trường xuất khẩu mới;…

Mục Kiến thức kỹ thuật sẽ cùng đồng hành, hỗ trợ cho bà con chăn nuôi với những kiến thức hữu ích, thiết thực: Các phương pháp đánh dấu trong chọn lọc giống thủy sản; Một số quy trình công nghệ sản xuất tôm sú điển hình; Thức ăn nuôi cá quy mo nhỏ; Các bước đơn giản để nuôi thủy sản sạch; Phòng, chữa bệnh hiệu quả cho cá nuôi với 7 loại thảo mộc; Công nghệ nuôi cá trên sa mạc khiến cả thế giới khâm phục của Isarel…

Chuyên mục Mô hình giới thiệu bài viết: Khởi nghiệp thành công nhờ nuôi cá theo công nghệ Isarel; Nuôi loài tôm hung dữ trong lồng nhựa bán 1,2 triệu/kg; Người cựu chiến binh làm giàu từ mô hình nuôi tôm; Nuôi cá trong ao nổi ứng dụng công nghệ sinh học;

Tình hình thời sự, diễn biến giá cả, thị trường, dự báo cũng như xu hướng nuôi trồng thủy sản nuôi trồng thủy hải sản trong nước và quốc tế cũng được Tạp chí cập nhật trong các mục Tin tức tổng hợp, Giá cả, Bản tin thị trường, Bản tin xuất khẩu, Xu hướng

Và nhiều chuyên mục hấp dẫn khác…

TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU CÙNG BẠN ĐỌC!

Liên hệ đặt mua:

TẠP CHÍ VIETNAM AQUACULTURE

Địa chỉ: Số 71, ngõ 73, đường Hoàng Cầu, Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 024 66 59 7733/ 024 3219 1649

Giá bán Tạp chí Vietnam AquaCulture là 40.000 đồng/cuốn (đối với báo giấy); 20.000 đồng/cuốn (đối với bản điện tử)

Tạp chí sẽ được vận chuyển theo đường bưu điện đến tận tay bạn đọc.

Tạp chí Vietnam AquaCulture kính chúc Quý Đơn vị, Quý Doanh nghiệp, Quý Độc giả sức khỏe, thành công và hạnh phúc!

BAN BIÊN TẬP