Trong 6 tháng qua, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng hơn 80%, trong khi đó xuất khẩu sang Mỹ sụt giảm trong bối cảnh thuế siết chặt.
Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 6 tháng qua, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2024.
Trong đó, tôm chân trắng chiếm tỷ trọng cao nhất với 62,1%, tiếp theo là tôm loại khác (27,4%) và tôm sú (10,5%). Đáng chú ý, hiệp hội cho biết nhóm “tôm loại khác” ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng tới 124%.
Trung Quốc đã vươn lên vị trí dẫn đầu nhập khẩu tôm Việt Nam với kim ngạch đạt gần 595 triệu USD, tăng 81% so với cùng kỳ. VASEP nhận định sự phục hồi tiêu dùng, nhu cầu cao dịp hè và nhu cầu cao đối với tôm hùm từ Việt Nam tiếp tục giúp Trung Quốc trở thành thị trường bứt phá nhất.
Thời điểm cuối quý I, tôm chiếm 24% tổng khối lượng và 41% giá trị nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc. Tôm là mặt hàng thủy sản phổ biến nhất trên các nền tảng mua sắm trực tuyến tại quốc gia này. Người dân các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải có xu hướng tiêu thụ tôm nhiều hơn các khu vực khác.
Trong khi đó, các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU vẫn tăng trưởng khả quan. Nhật Bản tiếp tục là thị trường lớn thứ 3 của tôm Việt Nam, nhờ nhu cầu ổn định…
Ngược lại, thị trường Mỹ – từng là đầu tàu xuất khẩu của tôm Việt – lại có dấu hiệu suy giảm. Dù kim ngạch 6 tháng vẫn tăng 13% lên 341 triệu USD, nhưng phần lớn tăng trưởng đến từ tháng 5 khi doanh nghiệp Việt đẩy mạnh giao hàng trước khi thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump có hiệu lực. Sang tháng 6, xuất khẩu sang Mỹ giảm tới 37%.
Tôm hùm là một trong số mặt hàng được người dân Trung Quốc ưa chuộng (Ảnh: Toàn Vũ).
Theo hiệp hội, từ tháng 4, chính quyền Tổng thống Donald Trump bắt đầu áp thuế đối ứng 10% với nhiều mặt hàng nhập khẩu. Đến tháng 7, mức thuế với tôm Việt Nam được nâng lên 20% (chính thức áp dụng từ 1/8). Cùng với đó, doanh nghiệp còn đối mặt với các nguy cơ từ thuế chống bán phá giá sơ bộ hơn 35% và thuế chống trợ cấp dự kiến áp dụng cuối năm nay.
“Các yếu tố thuế quan đã khiến thị trường Mỹ trở nên bất ổn, khó dự đoán. Nhập khẩu tôm của Mỹ tuy vẫn tăng trong 5 tháng đầu năm, nhưng rõ ràng đây là kết quả của việc các doanh nghiệp “chạy đơn” trước ngày thuế có hiệu lực, không phải là tăng trưởng bền vững”, hiệp hội đánh giá.
Trong tháng 7, hiệp hội này dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ chững lại so với tháng 5, tháng 6 do các đơn hàng “tránh thuế” đã được đẩy đi sớm. Việc Mỹ tạm hoãn áp thuế đến 1/8 giúp một số doanh nghiệp tranh thủ xuất thêm hàng trong nửa đầu tháng, nhưng tâm lý dè dặt vẫn bao trùm thị trường.
Nửa cuối năm, triển vọng xuất khẩu phụ thuộc lớn vào chính sách thuế quan từ Mỹ; khả năng tái cơ cấu nhanh của doanh nghiệp để chuyển dịch sang các thị trường ít rủi ro hơn; tình hình dịch bệnh và chi phí đầu vào trong nước…
Trước biến động từ thị trường và chính sách quốc tế, doanh nghiệp tôm Việt cần chủ động tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu. Giải pháp gồm đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc Mỹ, tận dụng ưu đãi EVFTA, CPTPP; đẩy mạnh sản phẩm chế biến sâu, phù hợp xu hướng tiện lợi, đảm bảo truy xuất nguồn gốc rõ ràng, tránh rủi ro gian lận thương mại.
Cùng với đó, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số toàn chuỗi và kiểm soát vùng nuôi đạt chuẩn sẽ nâng cao khả năng thích ứng, tối ưu chi phí. Doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị tốt về tài chính, pháp lý để đối phó với thay đổi thuế từ các thị trường lớn.
Minh Huyền
Nguồn: Báo Dân Trí
- thị trường li>
- tôm hùm li>
- Trung Quốc li> ul>
- Ứng dụng công nghệ cao, người nuôi tôm Quảng Trị lãi hơn 4 tỷ mỗi năm
- Chủ động phòng trị bệnh trên tôm: Từ tác nhân đến quản lý tổng thể
- pH ruột tôm: Hiểu đúng để nuôi hiệu quả
- Ấn Độ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung tôm sú giống
- Ứng dụng công nghệ nano trong nuôi tôm trên cát
- Người nuôi tôm Nghệ An tháo dỡ hàng ngàn mét vuông nhà lưới phòng bão số 3
- Mỹ mua tôm Việt Nam với giá cao nhất thế giới
- Thiết bị tự hành quan trắc nước ao nuôi thủy sản
- Phú Yên: Nuôi kết hợp sá sùng với tôm thẻ chân trắng
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 7/2025
Tin mới nhất
T4,23/07/2025
- Ứng dụng công nghệ cao, người nuôi tôm Quảng Trị lãi hơn 4 tỷ mỗi năm
- Trung Quốc gom mua mạnh tôm Việt
- Chủ động phòng trị bệnh trên tôm: Từ tác nhân đến quản lý tổng thể
- pH ruột tôm: Hiểu đúng để nuôi hiệu quả
- Ấn Độ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung tôm sú giống
- Ứng dụng công nghệ nano trong nuôi tôm trên cát
- Tôm bị sưng gan: Phát hiện nhanh – Ra tay đúng cách
- Người nuôi tôm Nghệ An tháo dỡ hàng ngàn mét vuông nhà lưới phòng bão số 3
- Mỹ mua tôm Việt Nam với giá cao nhất thế giới
- Thiết bị tự hành quan trắc nước ao nuôi thủy sản
- “Đôi bạn cùng tiến” có lợi cho nuôi tôm?
- Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Bình Định tăng cường quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Thủy sản Việt Nam tìm cách thoát ‘bẫy phụ thuộc’
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân