Tôm nuôi đã chết hàng loạt trên địa bàn tỉnh, vì vậy cần gỡ khó cho vụ 1 nuôi tôm nước lợ Quảng Nam.
Ông Nguyễn Văn Tiến bên một ao nuôi tôm đã được nông hộ tái đầu tư để bắt đầu lại vụ 1 nuôi tôm nước lợ năm 2025. Ảnh: QUANG VIỆT
Tôm chết hàng loạt
Là một trong những địa bàn trọng điểm của TP.Tam Kỳ, nghề nuôi tôm nước lợ xã Tam Thăng trúng lớn trước đây nhưng rơi vào cảnh ảm đạm ở thời điểm này.
Ông Nguyễn Xuân Hòa (thôn Kim Đới) cho biết, theo lịch mùa vụ được Sở Nông nghiệp và Môi trường ban hành, ông thả giống tôm thẻ chân trắng từ tháng 2 để bắt đầu vụ 1 nuôi tôm nước lợ năm 2025. Đến nay, tôm chết hàng loạt ở 3 ao nuôi có diện tích 3.500m2.
“Tôm chết nhanh vì sức đề kháng rất yếu. Do thời tiết đang diễn biến phức tạp nên tôi chưa biết khi nào sẽ bắt đầu lại vụ 1 nuôi tôm” – ông Hòa nói.
Ông Nguyễn Văn Tiến – Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Kim Đới (xã Tam Thăng) cho biết, trên địa bàn có 70ha diện tích nuôi tôm nước lợ.
Ở vụ 1 nuôi tôm, nông hộ không “vượt rào” nuôi tôm trước vụ như mọi năm nhưng đến nay tôm thẻ chân trắng đã chết hàng loạt. Chi hội Nông dân thôn Kim Đới đã thông báo tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi đến UBND xã Tam Thăng để báo cáo, đề xuất với UBND TP.Tam Kỳ nhưng đến nay, chưa có cơ quan chức năng về lấy mẫu phân tích nguyên nhân.
Nhiều ao nuôi bỏ hoang sau khi tôm chết hàng loạt trong vụ 1 nuôi tôm nước lợ năm 2025. Ảnh: QUANG VIỆT
“Nuôi tôm nước lợ vốn đã bấp bênh thời gian gần đây, đến nay rủi ro cao hơn. Dịch bệnh lây lan nhanh có thể do nguồn nước nuôi tôm thẩm lậu từ ao này đến ao khác, khu vực nuôi này đến khu vực nuôi khác. Tôi nghĩ các cơ quan chức năng của Tam Kỳ, tỉnh cần hỗ trợ người nông dân xây dựng vùng nuôi tôm tập trung an toàn dịch bệnh để giúp người nông dân nuôi tôm đạt có thu nhập ổn định” – ông Tiến nói.
Theo quan sát, khắp các khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng ở các vùng triều ven sông trên địa bàn tỉnh như Duy Vinh (Duy Xuyên), Cẩm Thanh (Hội An), Bình Nam (Thăng Bình), Tam Phú (Tam Kỳ), Tam Hòa (Núi Thành có rất nhiều ao nuôi tôm bị bỏ hoang, nước đục ngầu, rong phủ kín mặt ao.
Bên cạnh các ao nuôi tôm bỏ hoang, nhiều ao nuôi có tôm chết đã được nông hộ cải tạo để bắt đầu lại vụ 1 nuôi tôm nước lợ năm 2025. Quảng Nam có đến 8.000ha diện tích nuôi tôm nước lợ mỗi năm. Trái với cảnh nhộn nhịp, tất bật nuôi tôm nhiều năm trước, nghề nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh đang rơi vào cảnh hiu hắt.
Gỡ khó cho vụ nuôi
Ông Huỳnh Văn Trung – cán bộ phụ trách nông nghiệp của UBND xã Duy Vinh cho rằng, để gỡ khó cho nuôi tôm vụ 1 năm 2025 cần phát huy vai trò giám sát, hỗ trợ lẫn nhau của cộng đồng cư dân nuôi tôm ở thôn, xóm.
Rất cần hỗ trợ người nông dân xây dựng vùng nuôi tôm tập trung an toàn dịch bệnh để ổn định nghề nuôi tôm. Ảnh: QUANG VIỆT
Thực tế cho thấy, ở địa phương nào duy trì ổn định hoạt động của tổ cộng đồng nuôi tôm nước lợ thì ở địa phương đó ít xảy ra bệnh và nếu bệnh xảy ra trên tôm nuôi cũng khó lây lan thành dịch.
“Nếu không may tôm bị bệnh, hộ nuôi sẽ xử lý, không cho thoát nước từ ao tôm bị bệnh ra bên ngoài. Các thành viên trong tổ cộng đồng nuôi tôm sẽ giám sát việc này và hỗ trợ nhau bằng kỹ thuật, thuốc men. Một khi người nông dân nâng cao ý thức nuôi tôm vì mình, vì cộng đồng thì nghề nuôi tôm có trách nhiệm sẽ giảm thiểu dịch bệnh, hướng đến phát triển bền vững” – ông Trung nói.
Hiện nay đã bước vào mùa nắng nóng, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng xen kẽ với mưa dông nên nhiệt độ môi trường nước nuôi tôm thay đổi liên tục ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của tôm nuôi, nhất là các yếu tố gây bệnh dễ hoạt động, tấn công tôm nuôi.
Ông Trần Quảng Nam – Trưởng phòng Nghiệp vụ thủy sản (Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Môi trường) cho rằng, người nuôi tôm cần theo dõi chặt diễn biến thời tiết, chuẩn bị tốt vật tư, thuốc men dùng cho nuôi tôm.
Khi thả lại tôm giống cho vụ 1, nông dân chỉ nên thả giống khi nhiệt độ không cao, thả nuôi với mật độ thích hợp. Đối với những khu vực có nguồn nước không đảm bảo chất lượng, nông hộ không nên bắt đầu lại vụ 1 nuôi tôm mà có thể chuyển sang nuôi cá dìa, cua, rong biển…
Biến đổi khí hậu ngày càng biểu hiện rõ rệt, hạn hán, xâm nhập mặn tác động mạnh đến dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh. Giá vật tư tăng cao trong khi nhu cầu nhập khẩu tôm giảm là những ảnh hưởng xấu đến nghề nuôi tôm Quảng Nam trong vụ 1 này.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn người nuôi tôm chuyển hướng sang nuôi tôm an toàn dịch bệnh, sản xuất xanh, truy xuất nguồn gốc tôm nuôi, nhất là liên kết tạo chuỗi tôm thương phẩm sạch để giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm tôm nuôi, tăng hiệu quả kinh tế thu được trên một đơn vị diện tích nuôi tôm.
Theo thống kê của Chi cục Thủy sản, trong những tháng đầu năm 2025, bệnh trên tôm nuôi xảy ra gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi, nhất là bệnh do vi rút gây ra khiến cho tôm nuôi chết rất nhanh. Diện tích tôm nuôi bị bệnh trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay khoảng 156,62ha. Trong đó, bệnh đốm trắng là 39,62ha; bệnh hoại tử gan tụy cấp là 85ha, bệnh do thay đổi các yếu tố môi trường gây ra là 32ha.
- bệnh đốm trắng li>
- nuôi tôm an toàn li>
- nuôi tôm bền vững li>
- nuôi tôm nữa lợ li>
- nuôi tôm nước lợ li>
- nuôi tôm tập trung li>
- tôm nuôi li>
- tôm thẻ chân trắng li> ul>
- Ngư dân Quảng Nam nói “không” với đánh bắt tôm hùm mùa sinh sản
- Thời tiết “đỏng đảnh” người nuôi tôm lo lắng dịch bệnh phát sinh
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Giá tôm tăng trở lại
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Nông dân Nghệ An nuôi tôm rải vụ, tối ưu hóa lợi nhuận
- Toàn cảnh thị trường tôm giống tại Ấn Độ năm 2022
- AEC – Copeflock 63: Mô hình tiết kiệm chi phí, giảm mầm bệnh, hạn chế phân trắng
Tin mới nhất
T6,16/05/2025
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Ngư dân Quảng Nam nói “không” với đánh bắt tôm hùm mùa sinh sản
- Cơ hội lớn cho cá tra, tôm Việt Nam tại thị trường Trung Quốc
- Giải pháp tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất và phòng bệnh trên tôm
- Nhập lậu tôm hùm giống – nguy cơ lớn cho ngành thủy sản
- Thời tiết “đỏng đảnh” người nuôi tôm lo lắng dịch bệnh phát sinh
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc: Tái định hình để thích ứng với kỷ nguyên nuôi trồng mới
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân