Các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang cho thấy sự hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp xanh. Những ao tôm giờ đây không chỉ mang lại nguồn thu nhập bền vững cho người dân, mà còn mở ra hướng đi mới cho một nền nông nghiệp hiện đại, thân thiện với môi trường.
Từ Nuôi Tôm Công Nghệ Cao
Năm 2011, ông Ngô Minh Tuấn (hiện là Giám đốc Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Tuấn Hiền ở xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông) bắt đầu hành trình nuôi tôm chỉ với phương pháp truyền thống và nguồn vốn khiêm tốn. Thế nhưng, bằng tầm nhìn dài hạn và quyết tâm đổi mới, ông đã mạnh dạn chuyển hướng sang nuôi tôm công nghệ cao – một lựa chọn được xem là táo bạo nhưng đầy tiềm năng.
Thu hoạch tôm tại Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Tuấn Hiền ở huyện Tân Phú Đông.
Hiện tại, Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Tuấn Hiền đang vận hành 5 trang trại nuôi tôm trên diện tích 32 ha, trải rộng tại các xã Phú Thạnh, Phú Đông và Phú Tân. Điểm đặc biệt trong mô hình là hệ thống ao tròn phủ bạt đáy, có mái che bên trên và chia tách rõ ràng 20% diện tích để nuôi, 80% diện tích còn lại dùng để xử lý nước. Tổng chi phí đầu tư mỗi ha lên tới 1,5 tỷ đồng – một con số không nhỏ, nhưng hiệu quả vượt mong đợi.
Kết quả, trung bình mỗi ha thu hoạch được 45 – 50 tấn tôm/năm, gấp đôi so với mô hình truyền thống. Tỷ lệ tôm sống đạt 90%, một thành tựu đáng kể trong bối cảnh dịch bệnh và biến đổi khí hậu ảnh hưởng ngày càng nhiều đến thủy sản. Với 4 vụ mỗi năm, ông Tuấn có thể xoay vòng liên tục, tối ưu hóa chi phí và thu lợi nhuận nhanh chóng.
Đặc biệt, sản phẩm tôm thẻ tại đây từng được Công ty CP Việt Nam công nhận kỷ lục đạt kích cỡ lớn nhất – 14,2 con/kg. Lợi nhuận sau khi trừ chi phí đạt trên 40% – một con số mơ ước với bất kỳ mô hình sản xuất nông nghiệp nào hiện nay.
Bật mí về thành công trong việc nuôi tôm công nghệ cao, ông Tuấn cho biết: “Để thành công, yếu tố quan trọng là quy trình nuôi. Con giống phải tốt, phải nuôi bằng nước sạch và đủ điều kiện về ôxy. Người nuôi phải kiểm tra môi trường hằng ngày và quan trọng nhất là phải có kỹ thuật nuôi”.
Không chỉ phát triển sản xuất, ông Tuấn còn đóng vai trò “bà đỡ kỹ thuật” cho cộng đồng khi hỗ trợ người dân mở rộng khoảng 200 ao nuôi trải bạt, cung cấp giống, thức ăn, thuốc và cả đội ngũ kỹ sư tận tình hướng dẫn kỹ thuật. Mô hình của ông là minh chứng sống động cho khả năng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương nhờ khoa học công nghệ và tinh thần liên kết sản xuất.
Đến Nuôi Tôm Tiết Kiệm Năng Lượng
Thời gian qua, ngành Thủy sản tỉnh đã mạnh dạn áp dụng các Dự án “Trình diễn hệ thống nuôi tôm tiết kiệm năng lượng sử dụng sinh khối” do Chi cục Thủy sản chủ trì. Dự án được triển khai từ năm 2022 tại trại tôm của Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Tuấn Hiền, nhằm kết hợp giữa nuôi trồng và xử lý môi trường, tạo ra nguồn năng lượng tái tạo từ chính chất thải của ao nuôi.
Dự án được triển khai với các mục tiêu giảm phát thải và tiết kiệm năng lượng. Qua đó, dự án trình diễn mô hình nuôi mật độ cao (500 con/m³), ứng dụng IOT để giám sát chất lượng nước và môi trường ao nuôi theo thời gian thực. Nhờ đó, tỷ lệ sống đạt 85%, năng suất và chất lượng tôm đều tăng rõ rệt.
Dự án xây dựng hệ thống biogas sử dụng bùn thải ao tôm và phụ phẩm nông nghiệp (như lá sả) để tạo ra điện phục vụ sản xuất. 2 túi ủ khí metan dung tích 60 m³ kết nối với hệ thống phát điện hoạt động liên tục. Công nghệ cảm biến hiện đại cho phép đo nhiệt độ, áp suất, nồng độ khí, điều khiển tự động hóa toàn bộ quá trình, từ lên men đến phát điện.
Qua đó, dự án góp phần giảm phát thải khí nhà kính – khoảng 15,5 lít t-CO₂/năm trên mỗi đơn vị ao 1.000 m² (so với mô hình bán thâm canh) và lên đến 26,9 lít t-CO₂/năm so với mô hình thâm canh hiện đại.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang (Sở Nông nghiệp và Môi trường), hiện dự án đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1, giai đoạn thử nghiệm và trình diễn. Dự án sẽ bước vào hợp tác chuyển giao khoa học – kỹ thuật mới cho tỉnh. Dự án này đã phát huy tối đa quy trình nuôi tôm mật độ cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến và sử dụng sinh khối để tạo ra nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Đây là dự án mang ý nghĩa đối với sự phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực nuôi tôm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trong định hướng phát triển nông nghiệp bền vững hiện đại.
M. THÀNH – C. THẮNG
Nguồn: https://baoapbac.vn/
- Nhập lậu tôm hùm giống – nguy cơ lớn cho ngành thủy sản
- Thời tiết “đỏng đảnh” người nuôi tôm lo lắng dịch bệnh phát sinh
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc: Tái định hình để thích ứng với kỷ nguyên nuôi trồng mới
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
Tin mới nhất
T5,15/05/2025
- Nhập lậu tôm hùm giống – nguy cơ lớn cho ngành thủy sản
- Thời tiết “đỏng đảnh” người nuôi tôm lo lắng dịch bệnh phát sinh
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc: Tái định hình để thích ứng với kỷ nguyên nuôi trồng mới
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân