Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đối với lĩnh vực thủy sản tại hội nghị giao ban công tác quý I, triển khai nhiệm vụ tháng 4 và quý II/2025.
Có tình trạng thu hoạch thủy sản ồ ạt
Theo báo cáo của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, tổng sản lượng thủy sản 3 tháng đầu năm đạt gần 2 triệu tấn, tăng 2,8 so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó sản lượng thủy sản khai thác ước đạt gần 880.000 tấn, tăng 0,1% so với cùng kỳ 2024; sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt hơn 1,1 triệu tấn, tăng 5,1%; kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2,29 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024. Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư Trần Đình Luân nhận định, mục tiêu tăng trưởng 4,35% của ngành thủy sản năm 2025 là con số đầy thách thức.
Tuy nhiên, tín hiệu tích cực từ hai sản phẩm chủ lực là tôm và cá tra trong quý I đã mang lại kỳ vọng lớn, đặc biệt tôm đạt mức tăng trưởng ấn tượng trên 37,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là điểm sáng giúp củng cố niềm tin vào khả năng hoàn thành kế hoạch năm của toàn ngành.
Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư Trần Đình Luân phát biểu tại hội nghị giao ban công tác quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 4 và quý II/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Ảnh: Quỳnh Chi.
Thời gian qua, Cục Thủy sản và Kiểm ngư đã chủ động tham mưu kịp thời, đúng thời điểm cho lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, góp phần hỗ trợ hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành ngành. Cũng theo Cục trưởng Trần Đình Luân, sau khi Mỹ thông báo mức thuế đối ứng với Việt Nam, thủy sản với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chiếm khoảng 18 – 20% chắc chắn sẽ chịu tác động đáng kể.
Ngay sau khi xuất hiện thông tin này, tại một số địa phương đã ghi nhận tình trạng thu hoạch thủy sản ồ ạt. Trước diễn biến đó, Cục Thủy sản và Kiểm ngư đã kịp thời ban hành văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố ven biển và nội đồng khu vực ĐBSCL khuyến cáo người dân và doanh nghiệp cần bình tĩnh, tránh tâm lý hoang mang dẫn đến thu hoạch sớm, ngừng sản xuất hoặc hạn chế xuống giống. Việc này có thể ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, gây xáo trộn chuỗi cung ứng và cản trở mục tiêu tăng trưởng chung của ngành trong khi Chính phủ hai nước vẫn đang tích cực đàm phán để sớm đạt được thỏa thuận phù hợp.
Ông Luân nhấn mạnh, việc duy trì ổn định nguồn nguyên liệu là yếu tố hết sức quan trọng bởi sản xuất thủy sản không thể cho ra sản lượng trong thời gian ngắn. “Phải mất 7 – 8 tháng, thậm chí tôm có thời gian nuôi ngắn nhất cũng cần ít nhất 3 tháng mới có thể thu hoạch phục vụ xuất khẩu. Do đó, công tác chỉ đạo, điều hành nhằm bảo đảm nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu là thách thức lớn, đòi hỏi sự theo sát và những tham mưu kịp thời để lãnh đạo Bộ có thể đưa ra chỉ đạo phù hợp”, ông Luân nói.
Tạo động lực mới cho ngành tôm và cá tra
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng của ngành thủy sản, ông Luân cho hay, trong quý II và thời gian tới, ngành thủy sản sẽ tiếp tục đa dạng hóa các đối tượng nuôi mới có thể cạnh tranh được trên thị trường, ví dụ như cá rô phi, tránh việc chỉ tập trung vào một vài đối tượng. Bên cạnh đó, sẽ cùng với Vụ Pháp chế (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật; chủ động giao các đơn vị rà soát các thông tư, nghị định, quy chuẩn, tiêu chuẩn…
Đồng thời, theo Quy hoạch Bảo vệ và Khai thác nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050, hiện có nhiều khu vực bãi đẻ và bãi con non đã bước vào thời điểm cần cấm khai thác. Dự kiến trong tuần tới, Cục Thủy sản và Kiểm ngư sẽ có văn bản báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm túc. Về phía Cục, sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các địa phương nhằm từng bước chuyển đổi từ khai thác bừa bãi sang bảo vệ bãi đẻ, bãi con non, tiến tới hoạt động khai thác có trật tự, nề nếp. “Chỉ khi làm được như vậy, việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản mới thực sự hiệu quả và bền vững”, ông Luân nhấn mạnh.
Đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến, xuất khẩu thủy sản là yếu tố then chốt giúp ngành duy trì đà tăng trưởng. Ảnh: Hồng Thắm.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến chỉ đạo, để đạt được mục mục tiêu tăng trưởng 4,35% trong năm nay, ngành thủy sản cần phải quyết liệt hơn nữa. Về chống khai thác IUU, theo Thứ trưởng Tiến phải nỗ lực cao nhất để cố gắng gỡ thẻ vàng trong năm nay, theo đó cần phải cập nhật thông tin báo cáo hàng tháng theo tinh thần chỉ đạo của Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững.
Hồng Thắm – Quỳnh Chi – Khương Trung – Khánh Ly
Nguồn: nongnghiepmoitruong.vn
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, tôm Việt Nam có sản lượng 1,3 triệu tấn mỗi năm, xuất khẩu mang về 4,3 tỷ USD, trong khi cá tra có sản lượng 1,65 triệu tấn, giá trị trên 2 tỷ USD, gần như năng suất đã kịch trần, vì vậy cần bàn kỹ để tạo động lực mới cho hai ngành hàng này. Đồng thời, cần đa dạng hóa các đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển. Ngoài ra, cần chú trọng đến công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Thủy sản Việt Nam rộng cửa tại Brazil
- Trà Vinh: Hơn 450 ha tôm nuôi bị thiệt hại do thời tiết bất lợi
- Thái Lan: Giá tôm lao dốc sau cú sốc thuế quan từ Hoa Kỳ
- Trung Quốc: Chấm dứt miễn thuế bột cá và tôm giống từ Hoa Kỳ
- Triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho nông, lâm, thủy sản
- Ecuador: Đẩy mạnh xuất khẩu tôm giá trị gia tăng sang châu Âu, Mỹ
- Ấn Độ: Ngành tôm lao đao vì thuế quan mới của Hoa Kỳ
- Bạc Liêu: Xây dựng hạ tầng nguồn nước thúc đẩy ngành tôm phát triển
- Xây khát vọng về ngành tôm Việt Nam
- Quý I/2025: Tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản cao nhất trong 4 năm qua
Tin mới nhất
T6,18/04/2025
- Thủy sản Việt Nam rộng cửa tại Brazil
- Trà Vinh: Hơn 450 ha tôm nuôi bị thiệt hại do thời tiết bất lợi
- Thái Lan: Giá tôm lao dốc sau cú sốc thuế quan từ Hoa Kỳ
- NAPHA: Tuyển dụng nhân viên kinh doanh thuốc thủy sản
- Trung Quốc: Chấm dứt miễn thuế bột cá và tôm giống từ Hoa Kỳ
- Triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho nông, lâm, thủy sản
- Ecuador: Đẩy mạnh xuất khẩu tôm giá trị gia tăng sang châu Âu, Mỹ
- Ấn Độ: Ngành tôm lao đao vì thuế quan mới của Hoa Kỳ
- Bạc Liêu: Xây dựng hạ tầng nguồn nước thúc đẩy ngành tôm phát triển
- Tôm, cá tra năng suất kịch trần, thủy sản cần đa dạng hóa đối tượng nuôi
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Giá tôm giảm sâu, người nuôi điêu đứng
- “Phòng các bệnh trên tôm nuôi và các giải pháp giảm chi phí sản xuất tôm”
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
- Tăng cường các biện pháp chống nóng trong nuôi trồng thủy sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân