Bangladesh: Xuất khẩu tôm gặp khó do thiếu hụt nguồn cung

[Người Nuôi Tôm] – Theo chuyên gia từ ShrimpInsights, xuất khẩu tôm Bangladesh đã giảm mạnh, từ khoảng 55.000 tấn vào năm 2016 xuống chỉ còn 25.000 tấn vào năm 2023.

Ngành tôm xuất khẩu của Bangladesh hiện đang gặp khó khăn do thiếu hụt nguồn cung và khó khăn trong việc tiếp cận thị trường (Ảnh: Rezaur Rahman)

 

Trong số đó, khoảng 17.500 tấn là tôm sú, phần còn lại bao gồm tôm nước ngọt nuôi và tôm đánh bắt tự nhiên.

Liên minh châu Âu (EU) chiếm 70% tổng khối lượng xuất khẩu tôm của Bangladesh, trong khi Vương quốc Anh chiếm 12% và Hoa Kỳ chiếm 6%. Bangladesh chủ yếu cung cấp tôm cho các cơ sở chế biến thực phẩm, nơi giá cả cạnh tranh là yếu tố quyết định. Vì thế, tôm Bangladesh thường bị gắn mác “giá rẻ” hơn là “chất lượng cao”. Điều này làm ảnh hưởng đến hình ảnh của tôm Bangladesh trên thị trường quốc tế, khiến người tiêu dùng nghi ngờ về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung tôm là sự phát triển của thị trường trong nước. Theo các số liệu sản xuất chính thức, sản lượng tôm ở Bangladesh hiện tương đối ổn định, khoảng 135.000 tấn. Trong đó, có 70.000 tấn là tôm sú đen, 55.000 tấn là tôm nước ngọt và khoảng 10.000 tấn là tôm đánh bắt tự nhiên. Mặc dù những con số này có thể bị phóng đại, nhưng chúng vẫn cho thấy sự tồn tại của một thị trường tôm trong nước đáng kể.

Thị trường trong nước hiện có khả năng tiêu thụ khoảng 50% sản lượng tôm sú đen, tương đương khoảng 35.000 tấn, con số này trước đây chủ yếu được xuất khẩu. Với 35.000 tấn tôm thu hoạch, sẽ tạo ra khoảng 20.000 – 25.000 tấn sản phẩm hoàn thiện. Nếu lượng tôm xuất khẩu chỉ đạt 17.500 tấn, thì mức tiêu thụ tôm sú trong nước thực tế có thể vượt quá 50% và thậm chí có thể lên tới 60 – 70%.

Tố Uyên

Tin mới nhất

T2,25/11/2024